Giá lương thực tăng phi mã ‘càn quét’ nhiều nước đang phát triển
Giá các mặt hàng lương thực tăng mạnh đang “càn quét” ở nhiều nước đang phát triển kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, trong khi một số nước giàu có hơn cũng bị “mắc kẹt” trong vòng xoáy này.
Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Mt. Darwin, Zimbabwe. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo mới nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/8, cuộc xung đột tại Đông Âu ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển với giá lương thực sẽ tăng hơn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm, trong khi những quốc gia khác có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.
WB đánh giá Liban là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ nổ kho ngũ cốc ở cảng Beirut cách đây 2 năm, làm tê liệt khả năng dự giữ và phân phối ngô và lúa mỳ cho 6,8 triệu dân của nước này. Lạm phát lương thực tại đây tăng vọt lên mức 332% trong 6 tháng đầu năm nay, cao hơn mức tăng 255% của Zimbabwe và 155% của Venezuela. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 4 với tỷ lệ lạm phát lương thực là 94%.
Trong khi đó, các quốc gia Nam Á cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn do giá thực phẩm cũng như năng lượng tăng cao và phải đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ. Tuần trước, Bangladesh đã kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính trong bối cảnh chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng cao đe dọa làm suy yếu tài chính của các nước Nam Á. Sri Lanka cũng đã đề nghị một gói cứu trợ từ quỹ sau khi hết tiền mặt để mua các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Trong khi đó, IMF đã khôi phục gói cứu trợ trị giá 6 tỷ USD cho Pakistan vào tháng 6 vừa qua.
Giá lương thực thấp đã tạo nền tảng cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên gần đây, bù đắp chi phí cao cho các nước đang phát triển trong việc trả nợ và nhập khẩu nhiên liệu. Tuy nhiên, WB cho biết giá lương thực tăng mạnh trong những tháng gần đây đang ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, bao gồm cả những nước có thu nhập tương đối cao. Tỷ lệ các nước thu nhập cao hứng chịu lạm phát tăng mạnh cũng gia tăng, với khoảng 78,6% số nước này ghi nhận giá lương thực tăng vọt. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Nam Á, châu Âu và Trung Á.
WB cũng cảnh báo các nhà sản xuất ngũ cốc lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Italy cần có các biện pháp thích hợp để đối phó với các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra nhằm duy trì năng suất cao.
Indonesia thúc đẩy vai trò trung gian trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine
Ngày 29/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bắt đầu chuyến thăm Ukraine nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và tìm biện pháp xuất khẩu ngũ cốc của hai quốc gia này ra thị trường thế giới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại cuộc họp ở Bogor, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, trong chuyến thăm này, Tổng thống Widodo sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước khi đến Nga để hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Widodo hiện là Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và là một trong số 6 nhà lãnh đạo thế giới thuộc Nhóm Ứng phó với khủng hoảng toàn cầu (GCRG) do Liên hợp quốc (LHQ) thành lập để giải quyết tình trạng nghèo đói do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra. Theo nhà lãnh đạo này, ông đang nỗ lực để giải quyết vấn đề tăng giá lương thực và giá nhiên liệu trên thế giới cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine vốn gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực và nhiên liệu tại nhiều quốc gia.
Chuyến thăm nói trên diễn ra sau khi Tổng thống Indonesia dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Đức từ ngày 26-28/6 vừa qua với nhiều cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước khác bên lề sự kiện. Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 22/6, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, Tổng thống Widodo có kế hoạch thăm cả Ukraine lẫn Nga, lần lượt hội đàm với người đồng cấp Ukraine Zelensky và người đồng cấp Nga Putin. Theo bà Marsudi, Tổng thống Widodo quan ngại về cuộc khủng hoảng nhân đạo và đang nỗ lực nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực do xung đột Nga - Ukraine gây ra. Bà nhấn mạnh nhà lãnh đạo Indonesia cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy tinh thần hòa bình trong chuyến thăm kể trên.
Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm nạn đói tại Kenya Ngày 16/6, Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Kenya (AFA) cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung cấp lúa mì, ngô, phân bón và hạt có dầu cho Kenya, khiến giá lương thực tăng mạnh và làm trầm trọng thêm tình trạng đói kém ở nước này. Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo của...