Giá lúa mì tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục
Ngày 12/11, giới chức ngành lương thực của Ấn Độ cho biết giá lúa mì tại nước này đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung ra thị trường hạn chế.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở ngoại ô Faridabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một số đại lý và nhà kinh doanh lúa mì Ấn Độ, nguồn cung trên thị trường có hạn và các nhà đầu cơ không muốn bán lúa mì với mức giá thấp. Nếu Chính phủ Ấn Độ bắt đầu giải phóng các kho dự trữ, nguồn cung sẽ được cải thiện và giá sẽ giảm, giống như năm 2023.
Các thương nhân dự đoán giá lúa mì có thể còn tăng vì lúa mì của vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3/2025. Theo các thương nhân, mức giá cao kỷ lục có đẩy lạm phát bán lẻ tăng vọt, đồng thời tạo áp lực lớn với những doanh nghiệp thu mua số lượng lớn để duy trì hoạt động của mình.
Video đang HOT
Tháng 9 vừa qua, Ấn Độ đã giảm mức hạn chế dự trữ lúa mì đối với các thương nhân và nhà xay xát nhằm tăng lượng lúa mì trên thị trường và điều chỉnh giá. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa thể “kìm giá”. Giá lúa mì hiện nay đã tăng vọt từ mức 24.500 rupee/tấn (290 USD/tấn) lên quanh mức 30.000 rupee/tấn (355,64 USD/tấn), cao hơn nhiều so với mức giá hỗ trợ tối thiểu cố định mà Chính phủ Ấn Độ ấn định cho vụ mùa trước là 22.750 rupee/tấn (269,7 USD/tấn).
Trước đó, Ấn Độ có kế hoạch bán lúa mì với số lượng lớn từ kho dự trữ nhà nước cho người tiêu dùng từ tháng 7, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn và hiện chưa có thông tin thêm.
Theo một số đại lý, kho dự trữ của Chính phủ Ấn Độ đang thấp hơn bình thường, nên nước này đã phải hoãn kế hoạch giải phóng các kho. Đầu tháng này, lượng lúa mì dự trữ trong các kho là 22,3 triệu tấn, cao hơn chút ít so với mức 21,9 triệu tấn của năm ngoái, nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong 5 năm qua là 32,5 triệu tấn.
Trung, Ấn bắt đầu rút quân khỏi biên giới tranh chấp sau 4 năm căng thẳng
Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu rút binh sĩ khỏi 2 vị trí đối mặt cuối cùng ở vùng biên giới trên dãy Himalaya đang tranh chấp, báo hiệu kết thúc cuộc đối đầu quân sự kéo dài 4 năm.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới chung (Ảnh: AFP).
Ấn Độ và Trung Quốc - hai nước láng giềng và đều sở hữu vũ khí hạt nhân - đã đạt được một thỏa thuận về việc tuần tra biên giới, mở đường cho các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên của các nhà lãnh đạo của họ sau 5 năm.
Nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, sau khi đạt được thỏa thuận hôm 25/10, quân đội của cả hai bên đã bắt đầu rút khỏi các khu vực Depsang và Demchok, những điểm còn lại cuối cùng mà họ vẫn đối mặt.
Bộ ngoại giao Ấn Độ đã không trả lời đề nghị bình luận về thông tin này.
Trong khi đó, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết việc rút quân đang diễn ra suôn sẻ.
"Trên cơ sở giải pháp gần đây đã được thỏa thuận giữa Ấn Độ và Trung Quốc... quân đội tiề.n tuyến của họ đang thực hiện các công việc có liên quan, với tiến độ suôn sẻ cho đến nay", ông Lâm Kiếm nêu rõ.
Tuy nhiên, cả hai bên đều chưa công bố nội dung cụ thể của thỏa thuận, vốn được kỳ vọng có thể giúp khôi phục quan hệ chính trị và kinh tế sau những năm lao dốc vì vụ ẩu đả chế.t người năm 2020.
Hai bên đã rút bớt lực lượng khỏi 5 điểm đối đầu tương tự kể từ năm 2020, lần gần đây nhất cách đây 2 năm.
Hơn 70 lời đ.e dọ.a đánh bom nhằm vào ngành hàng không Ấn Độ trong tuần qua Truyền thông Ấn Độ cho biết trong tuần qua đã có hơn 70 vụ đ.e dọ.a đánh bom nhắm vào nhiều hãng hàng không nước này, khiến hành khách hoang mang và hành trình bay bị gián đoạn. Máy bay của Hãng hàng không Air India Express tại sân bay quốc tế Kochi, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN Hiện các cơ quan hàng không...