Giá lúa khởi sắc, vụ thu đông có ngon ăn?
Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa trong thời gian tới có thể được cải thiện. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương khu vực Nam Bộ tập trung đầu tư cho vụ lúa thu đông, coi đây là vụ sản xuất chính.
Diện tích và giá lúa hè thu giảm mạnh
Sáng 11/7, tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ hè thu và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, vụ mùa 2019 khu vực Nam Bộ, ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, tổng diện tích lúa hè thu vùng Nam Bộ ước đạt 1,647 triệu ha, giảm 46.000ha, trong đó ĐBSCL giảm 42.000ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 4.000ha. Sản lượng lúa ước đạt 9,235 triệu tấn, giảm 23.000 tấn so với vụ hè thu 2018.
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa vụ hè thu 2019. Ảnh: Huỳnh Xây
“Do lúa thương phẩm vụ đông xuân trước đó có giá bán thấp, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, một số vùng do mưa trễ nên vụ hè thu này xuống giống muộn sẽ ảnh hưởng đến gieo trồng vụ thu đông, do đó một số địa phương chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác hoặc nuôi thủy sản, làm giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước” – ông Tùng giải thích.
Về giá lúa, theo Cục Trồng trọt, vụ hè thu đang bước vào vụ thu hoạch chính nhưng giá bán thấp hơn cùng kỳ năm 2018, tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Lữ Cẩm Khường – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang, đến nay, tỉnh này có 28% diện tích lúa hè thu đã được thu hoạch, dự kiến đạt khoảng 13.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại nhất là giá lúa đang rớt sâu, có nơi người dân chỉ bán với giá 3.850 đồng/kg.
“Trước tình hình trên, tôi kiến nghị Bộ NNPTNT trình Chính phủ có chính sách thu mua lúa dự trữ, để doanh nghiệp vào cuộc mua lúa, nông dân mới có lời. Giá lúa hiện tại sẽ tác động lớn đến diện tích lúa thu đông tới” – ông Khường nói.
Video đang HOT
Ông Đỗ Minh Nhựt – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cũng cho biết, địa phương này đã thu hoạch được hơn 80.000ha lúa hè thu (năng suất đạt 5,6 tấn/ha) nhưng người dân rất khó khăn do giá lúa rất thấp, hiện chỉ còn khoảng 4.000 đồng/kg.
Tăng diện tích gieo sạ vụ thu đông
Đại diện Tổng cục Thuỷ lợi cho biết, trong tháng 7 này, tổng dòng chảy trên các trạm ở thượng nguồn Mekong ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 10-20%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn TBNN từ 0,1-0,2m. Mùa lũ năm 2019, ít khả năng xuất hiện lũ sớm ở đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ có thể xuất hiện vào nửa đầu tháng 10, chỉ ở mức từ báo động 1 đến báo động 2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN và thấp hơn năm 2018.
Theo Tổng cục Thuỷ lợi, với dự báo lũ trên, ở Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang cơ bản an toàn do có hệ thống đê bao bảo vệ. Ở Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vẫn có khả năng bị đe dọa ở các khu vực ngoài đê.
Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ cũng dự báo, ít có khả năng xuất hiện lũ ở ĐBSCL vào đầu mùa. Mực nước cao nhất trong năm 2019 tại Tân Châu, Châu Đốc thấp hơn so với TBNN, dao động từ báo động 1 đến báo động 2 xảy ra vào từ nửa tháng 9 đến đầu tháng 10.
Với hai dự báo trên, Bộ NNPTNT cho rằng nên tập trung phát triển cây lúa trong vụ thu đông tới với 750.000ha, tức tăng diện tích gieo sạ so với vụ thu đông cùng kỳ năm trước.
“Năm 2018 chúng ta khuyến cáo giảm diện tích là do dự báo lũ cao, còn năm nay thì dự báo lũ đến muộn và nhỏ nên phải tập trung sản xuất. Tuy nhiên, phải sản xuất những giống lúa thơm, lúa chất lượng vừa ít tốn chi phí sản xuất vừa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu vào những tháng cuối năm. Xin nói thêm là theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam thì thời gian tới, giá lúa sẽ có nhiều tín hiệu khả quan hơn” – ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định.
Theo ông Doanh, trong thời gian gần đây, vụ lúa thu đông được đánh giá là có hiệu quả kinh tế tương đối cao. Vì vậy, các địa phương nên xem vụ thu đông là vụ sản xuất chính.
“Những địa phương có vùng đất thấp, không có đê bao thì không sản xuất lúa thu đông. Sau hội nghị này, Bộ NNPTNT sẽ cử các đơn vị trực thuộc đến ngành nông nghiệp từng địa phương để khảo sát, xem điều kiện các đê bao để có hướng dẫn sản xuất cụ thể sao cho an toàn, người dân yên tâm sản xuất” – ông Doanh nói.
Theo Danviet
"Chạy hụt hơi" ở nước láng giềng, gạo Việt tìm thị trường mới
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm của ngành nông nghiệp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm nay trong bức tranh chung nông sản toàn cầu kết quả thống kê cho thấy giá tất cả các nhóm nông sản đều giảm từ 5-15% tùy nhóm.
Trong đó, mặt hàng lúa gạo giảm sâu, giảm nhiều trên tất cả các phân khúc.
Ông Cường cho rằng, lý do là vì khoảng cuối năm 2015 và nửa đầu năm 2016 các nước bị tác động của El Nino làm cho sản lượng lương thực chung toàn cầu, trong đó Việt Nam lần đầu tiên bị giảm 1 triệu tấn lương thực. Do đó, năm 2017, các nước buộc phải cân đối lại kho lương thực dự trữ, cùng với đó là sự thiếu hụt trên thực tế.
Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh. Ảnh: Bảo Phương
Kết quả, năm 2018 thị trường lúa gạo khởi sắc, sản lượng giao dịch thương mại cực kỳ lớn kéo theo giá cả cũng ổn định ở mức cao. Như giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 bình quân đạt hơn 500 USD/tấn - mức giá kỷ lục chưa bao giờ có.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, bức tranh ngành lúa gạo năm 2019 hoàn toàn trái ngược. Năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình để đảm bảo an ninh lương thực nên đầu 2019 sẽ khó khăn bởi cung nhiều hơn cầu. Ngành gạo Việt xuất khẩu - thế mạnh đem về tỷ USD sẽ chịu áp lực chưa từng có khi các nước trước đây nhập khẩu nhiều, là thị trường lớn của ta - giờ họ tự cân đối được.
"6 tháng đầu năm nay, giá lúa gạo trên thế giới, sản lượng thương mại đều giảm, đặc biệt giảm rất nhanh về giá bình quân. Vừa rồi gạo Việt xuất khẩu giá bình quân chỉ còn hơn 400 USD/tấn" - ông Cường chia sẻ.
Để đối phó với tình hình trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giải pháp trước mắt là mở rộng thị trường mới, tập trung sang thị trường châu Phi, ASEAN nhằm bù đắp về sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cần cơ cấu ngay lại bộ giống lúa hè thu, thay thế các giống lúa sao cho phù hợp những nhóm thị trường trên. Đồng thời, cố gắng giảm giá thành sản xuất bằng cách áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học từ khâu giống, từ quy trình kỹ thuật, vật tư đầu vào đảm bảo sao cho giá không tăng nhưng lợi nhuận của người làm ra hạt lúa phải được thể hiện.
"Về lâu dài, chúng ta cần tổng rà soát lại, chủ trương tới đây giảm 500.000ha đất lúa để chuyển sang đối tượng sản xuất nông nghiệp khác là thủy sản, trái cây hay những cây trồng cạn để phát triển chăn nuôi. Từ đó sẽ giảm áp lực về sản lượng lúa gạo, tạo sinh kế mới. Chứ lúa gạo cứ thừa như thế này thì hiệu quả rất kém" - Bộ trưởng Cường nói.
Ngoài những giải pháp trên, ông Cường cũng yêu cầu tập trung vào công tác chế biến sâu hơn nữa. Bởi, chuỗi giá trị gạo không chỉ là hạt gạo mà còn các sản phẩm phụ như trấu, cám, dầu...
Trước đó, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng cần chuyển đổi một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hay sang nuôi trồng thủy sản.
Theo vị này, thị trường gạo trên thế giới hiện không còn nhiều dư địa như các ngành trái cây, thủy sản. Trong khi, nhiều nước trước kia nhập khẩu với số lượng lớn nay đã tự cung tự cấp, thậm chí lượng gạo xuất khẩu của các nước này còn tăng mạnh trong 1-2 năm trở lại đây.
Theo Danviet
Trung Quốc giúp "thế lực mới nổi" Campuchia xây loạt kho trữ gạo Khoảng 12 cơ sở lưu trữ gạo và 10 máy sấy lúa công suất lớn sẽ được xây dựng trên khắp 11 tỉnh, thành ở Campuchia. Dự án này nhằm đẩy mạnh năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo của Campuchia - "thế lực mới nổi" trên thị trường gạo trong thời gian tới. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục

4 ô tô đâm nhau trên đèo Bảo Lộc, hóa chất tràn mặt đường
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 9/4: Lệ Quyên diện bikini gợi cảm, Mai Phương Thuý tự nhận là 'phú bà'
Sao việt
07:26:20 09/04/2025
Mẹ biển - Tập 17: Ba Sịa khóc thú nhận không còn khả năng làm đàn ông
Phim việt
07:22:15 09/04/2025
Mỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc gia
Thế giới
07:00:35 09/04/2025
Sao nữ Hàn Quốc khốn khổ nhất hiện nay: Hết bị đàn em công khai khinh thường, lại gặp phải biến cố sốc
Sao châu á
06:53:10 09/04/2025
Đây mới là cách làm bông hẹ xào thịt bò mềm ngon, bổ dưỡng
Ẩm thực
06:05:07 09/04/2025
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của bệnh nhân 70 tuổi
Sức khỏe
06:04:40 09/04/2025
Lý do Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực trong show âm nhạc của VTV
Tv show
06:02:30 09/04/2025
Johnny Trí Nguyễn tái xuất với dự án điện ảnh mới
Hậu trường phim
05:58:45 09/04/2025
Phim Hàn hay xuất sắc lập kỷ lục chấn động toàn cầu, nữ chính diễn xuất phong thần khiến ai cũng "lạnh gáy"
Phim châu á
05:56:08 09/04/2025
Hà Nội: Cô gái kể phút nam thanh niên vờ mua 2 lượng vàng rồi bỏ chạy
Pháp luật
23:23:34 08/04/2025