Giá lợn hơi nhiều nơi lao dốc, ở đây có loại thịt lợn giữ giá kỷ lục 200.000 đồng/kg
Trong khi nhiều nơi giá lợn hơi đã giảm về dưới 80.000 đồng/kg thì giá thịt lợn đen trên địa bàn miền Tây Nghệ An, như Kỳ Sơn, Tương Dương… ( tỉnh Nghệ An) hiện có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, song vẫn không có nhiều mà mua.
Lợn đen miền Tây Nghệ An hiện có giá từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Hoàng
Mặc dù hiện nay giá thịt lợn trên thị trường đang giảm nhưng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương… giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao kỷ lục.
Ông Cụt Văn Long – Chủ tịch UBND xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) cho biết: Sau dịch tả lợn châu Phi, số lượng lợn trên địa bàn xã rất ít; giá thịt lợn hơi loại trên 30kg có giá 150.000 đồng/kg, loại lợn dưới 30kg có giá gần 200.000 đồng/kg. Hiện nay, người dân trên địa bàn xã muốn ăn thịt lợn đen cũng không có để mua.
“Những gia đình có công buổi, nhất thiết phải có thịt lợn thì phải đặt mua từ các địa phương khác mới có” – ông Cụt Văn Long chia sẻ.
Số lợn nái trên địa bàn vùng cao Nghệ An không còn nhiều, nên lợn giống đắt đỏ. Ảnh: Xuân Hoàng
Video đang HOT
Là địa phương chăn nuôi lợn nhiều nhất huyện Kỳ Sơn, thời điểm này, nhiều bản ở xã Hữu Kiệm vẫn duy trì được đàn lợn khá nhiều. Tuy nhiên, để có lợn giống địa phương nuôi, người dân phải chấp nhận mua với giá đắt. Ông La Văn Hà – Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm cho biết, giống lợn đen địa phương chỉ có 3 – 4 kg mà bán với giá 2 triệu đồng, nhưng không có để mua.
Lợn đen địa phương đang hiếm, vì vậy các thương lái vận chuyển lợn từ xuôi lên giết mổ bán thịt tại các chợ. Theo tìm hiểu được biết, thịt lợn vận chuyển từ xuôi lên bán tại chợ dao động từ 130.000 – 140.000 đồng/kg.
Thương lái vận chuyển lợn từ xuôi lên các huyện miền Tây Nghệ An để giết mổ. Ảnh: Quang An
Tại chợ Mường Xén (Kỳ Sơn) có gần 10 quầy bán thịt lợn nhưng không hề có thịt lợn đen địa phương, mà 100% là lợn chuyển từ xuôi lên. Theo những người bán thịt lợn ở đây cho hay, do dân bản không có lợn đen bán nên phải mổ lợn từ xuôi lên.
“Nếu có lợn đen địa phương mổ thịt thì giá thịt 200.000 đồng/kg”, một tiểu thương bán thịt lợn cho biết.
Trên địa bàn huyện Tương Dương cũng vậy, một số thương lái giết mổ lợn cho biết, đối với lợn đen địa phương, thỉnh thoảng mới bắt được 1 con, nhưng giá 150.000 đồng/kg.
Do lợn đen địa phương không có bán, nên thương lái chợ Mường Xén, huyện Kỳ Sơn chủ yếu mổ lợn xuôi lên để cung cấp thực phẩm cho người dân. Ảnh: Quang An
Ông Nguyễn Xuân Trường – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Đàn lợn của địa phương phát triển chậm, nguyên nhân do dịch tả lợn châu Phi nên lợn giống khan hiếm, trong khi đó, số lợn nái trên địa bàn huyện còn rất ít. Thời điểm tháng 8 này, huyện Kỳ Sơn còn khoảng 23.000 con lợn.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng cho huyện biên giới Ea Súp
Sáng 1-8, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Ngọc Phú, cho biết: Trận mưa lớn kéo dài từ đêm 30 đến sáng 31-7 đã khiến toàn bộ 10 xã, thị trấn của huyện bị ngập lụt, gây thiệt hại nặng nề.
Các lực lượng chức năng huyện Ea Súp sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, mưa lũ đã khiến toàn huyện Ea Súp bị thiệt hại 1.723ha cây trồng, 286 nhà bị ngập, hơn 2.000 gia súc, gia cầm bị chết và hàng chục héc-ta nuôi trồng thủy sản bị nước lũ cuốn trôi...
Ngoài ra, mưa lớn còn khiến tỉnh lộ 1 qua huyện Ea Súp bị chia cắt ba điểm tại cầu Đắk Bùng, xã Cư Mlan; cầu Cây sung, xã Ea Rốk và cầu Trắng nối xã Ea Rốk với xã Ia JLơi. Nhiều tuyến đường tại các xã Ea Rốk, thị trấn Ea Súp, xã Cư K'Bang cũng bị ngập và chia cắt. Nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng...
Theo ước tính sơ bộ, thiệt hại do đợt mưa lũ lần này gây ra khoảng bảy tỷ đồng.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu dân cư ở huyện biên giới Ea Súp bị ngập lụt.
Trong ngày 31-7 và sáng 1-8, các cơ quan, ban, ngành của huyện phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai lực lượng ứng phó với lũ lụt, kiên quyết sơ tán các hộ dân ở vùng nguy hiểm, vùng lũ lụt và có nguy cơ bị ngập, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng tiến hành rà soát, kiểm tra các hồ đập, các công trình hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Ngoài ra, UBND huyện và các xã cũng bố trí lực lượng túc trực tại các vị trí xung yếu, đoạn đường bị nước ngập sâu, không cho người qua lại, hỗ trợ người dân sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm, di dời tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn.
Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại tại các địa phương của huyện biên giới Ea Súp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp chính quyền địa phương triển khai lực lượng sơ tán người và tài sản nhân dân đến nơi an toàn.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Yok M'bre đưa người dân vùng lũ đến nơi an toàn.
Theo người dân xã xã Ea Bung, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ ngày 31-7, nước lũ dâng rất nhanh, người dân chỉ kịp sơ tán một số tài sản trong nhà, còn lúa và hoa màu người dân không kịp thu hoạch, bị nước lũ cuốn trôi. Theo thông kê sơ bộ ban đầu, trên địa bàn xã Ea Bung mưa lũ gây ngập 22 ngôi nhà, trong đó ngập sâu sáu nhà dân, thiệt hại 200ha lúa và hoa màu.
Trước tình hình đó, Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê và Đồn Biên phòng Yok M'bre, BĐBP Đắk Lắk phối hợp chính quyền địa phương triển khai lực lượng, phương tiện giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, di dời an toàn người và tài sản của người dân bị ngập lụt đến nơi an toàn. Đồng thời, tham gia chốt chặn, hướng dẫn giao thông tại các vùng nước ngập sâu.
Đến thời điểm hiện nay, tình hình ngập lụt trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp vẫn diễn biến phức tạp, các lực lượng, chính quyền địa phương và BĐBP đang tiếp tục triển khai các phương án phòng, chống. Đồng thời, tuyên truyền người dân theo dõi tình hình và chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết.
Đại tá Đỗ Quang Thấm, Phó Chính ủy BĐBP Đắk Lắk cho biết: Mặc dù đây là thời điểm cán bộ, chiến sĩ đang tập trung lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới nhưng ngay sau khi mưa lũ xảy ra, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trên tuyến biên giới sẵn sàng tham gia ngày đêm giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Người dân Mộc Châu bất an khi hứng chịu 5 trận động đất lớn trong 4 giờ đồng hồ Trong thời gian 4 tiếng đồng hồ đã xảy ra tới 5 trận động đất tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La khiến người dân vô cùng bất an. Ngày 27/7, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra 5 lần động đất, khiến hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng, gây tâm lý bất an cho người dân. Cụ thể, từ...