Giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại
Sau khi rơi xuống đáy, giá lợn hơi hai ngày gần đây có xu hướng tăng trở lại và tăng từ 2.000-5.000 đồng/kg.
Người chăn nuôi đã có động thái hạn chế bán ra để chờ giá tăng thêm, giảm bớt thua lỗ. Tuy nhiên, giá lợn hơi hiện vẫn còn khoảng cách rất xa so với giá thành sản xuất để giúp người chăn nuôi có động lực tái đàn.
Theo khảo sát của Công ty cổ phần Anova Feed hôm nay, giá lợn tại miền Bắc đã ghi nhận mức giá trên 40.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi hiện 42.000 đồng/kg, tăng hơn 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua (21/10). Thành phố Hà Nội cũng ghi nhận giá lợn hơi hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Một số địa phương có giá lợn hơi ở mức 36.000 đồng/kg như: Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định.
Mức giao dịch thu mua lợn hơi tại miền Bắc trung bình đã lên đến 37.000 đồng/kg. Tại miền Trung, giá lợn hơi hôm nay ghi nhận ở mức 37.900 đồng/kg. Tỉnh Quảng Trị giá lợn hơi tăng lên 39.000 đồng/kg. Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi giá lợn hơi đồng loạt ở mức 38.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, hôm nay giá lợn hơi cũng ghi nhận tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg đưa giá lợn hơi miền Đông Nam Bộ lên 38.000 đồng/kg và miền Tây Nam Bộ là 38.100 đồng/kg.
Ngày 22/10, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã thông báo tăng giá lợn hơi lên mức 39.000 đồng/kg. Nhờ đó, giá lợn hơi trên thị trường đã tiếp thêm đà tăng. Thương lái cũng đã nâng giá thu mua lợn hơi thêm từ 2.000-5.000 đồng/kg tùy khu vực và người bán cũng đã ngừng động thái bán ra ồ ạt.
Chủ trang trại chăn nuôi với khoảng 2.000 con lợn thương phẩm và hàng trăm lợn nái tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Nguyễn Hanh cho biết, thương lái đã trả giá lợn của ông là 40.000 đồng/kg nhưng ông chưa bán vì cho rằng giá lợn còn tiếp tục lên.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi miền Bắc – miền Trung đang khuyến cáo, các thành viên tạm ngừng bán ra, đợi các “ông lớn” bán hết hàng tồn. Vì hiện nay các doanh nghiệp lớn và các tỉnh phía Nam đang có lượng lợn tồn khá lớn.
Theo các trang trại, giá lợn hơi dù có tăng nhưng vẫn không thể bù đắp được chi phí chăn nuôi. Thậm chí, giá lợn hơi đạt mức 50.000 đồng, người chăn nuôi vẫn lỗ. Bởi, hiện nay giá thức ăn chăn nuôi đang rất cao; chăn nuôi lợn lại tốn nhiều chi phí đảm bảo an an toàn sinh học để tránh nguy cơ bị dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi.
Theo Cục Chăn nuôi, giá thành sản xuất nếu chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng từ 45.000-50.000 đồng/kg. Còn chăn nuôi phải mua con giống giá thành khoảng từ 53.000-60.000 đồng/kg. Như vậy, với mức giá lợn hơi trên thị trường hiện nay, người chăn nuôi vẫn thua lỗ và khoảng cách tiếp cận được giá thành sản xuất còn khá xa.
Không chỉ giá bán tác động đến khả năng tái đàn của nông dân mà theo ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đến đầu năm 2022 giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái đàn của bà con.
Không chỉ với lợn mà ngay cả với gia cầm, ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, nếu từ nay các tỉnh, thành mở cửa hoàn toàn thì tổng cầu thực phẩm sẽ tăng. Tổng cầu sản phẩm chăn nuôi có thể chưa bằng trước đại dịch COVID-19 nhưng giá sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng. Đây là mệnh lệnh hành chính tác động lớn đến thị trường. Còn nếu các tỉnh, thành đóng cửa, hoặc mở cửa không toàn toàn thì tổng cầu không tăng nhiều, giá không tăng mặc dù có khả năng tăng giá đột biết từ 10-15% vào những ngày Tết Nguyên đán.
Hiện, phần lớn người sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất kinh doanh vì vừa qua đều bán dưới giá thành sản xuất, thua lỗ nặng. Trong khi đó, chi phí sản xuất phát sinh quá lớn; nhiều cơ sở sản xuất khó khăn trong việc duy trì sản xuất, thậm chí một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực để chi trả các khoản vay đến hạn, tái sản xuất.
Việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng lại gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời, gia hạn thời hạn nộp thuế; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Amazon bán rơm giá từ 80 - 100 USD/tấn, Việt Nam đốt bỏ?
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam đã lãng phí cả tỉ USD khi hàng năm có 43 triệu tấn rơm nhưng chỉ một phần rất nhỏ được tái sử dụng.
Trong khi đó, mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon giá từ 80 - 100 USD/tấn.
Việt Nam lãng phí cả tỉ USD
Ông Chinh cho biết tại tọa đàm giải pháp phát triển nguyên liệu tận dụng phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm phụ thuộc nhập khẩu do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, do Báo Nông thôn ngày nay tổ chức chiều 21/10 tại Hà Nội: "Tỉ lệ thóc, rơm là 1/1. Mỗi năm Việt Nam có khả năng sản xuất 43 triệu tấn thóc, theo đó sẽ có 43 triệu tấn rơm. Nhưng Việt Nam chỉ sử dụng được khoảng 23% sử dụng lại cho mục đích chăn nuôi, một phần sử dụng trong trồng trọt, còn đa phần là đang để phí hoài, chưa tái sử dụng được, hoặc nông dân đốt bỏ, hoặc để phân hủy trong tự nhiên.
Ông Chinh cho rằng, mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon có giá từ 80-100 USD, nhưng Việt Nam lại bỏ lãng phí cả tỉ USD khi đến gần 50% phụ phẩm rơm bị vứt bỏ. Đây là tiềm năng lớn nhưng Việt Nam chưa tận dụng hết vì thiếu thốn về công nghệ. Muốn khai thác phụ phẩm rơm từ cây lúa, cần có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ, ví dụ có máy móc để đồng thời vừa tuốt lúa, vừa đóng vào bao, phun hóa chất để biến rơm thành phụ phẩm để xuất khẩu.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT. Ảnh: N.Chương
Cũng theo ông Chinh, để tái sử dụng được nguồn phụ phẩm này thì yếu tố quan trọng là công nghệ và sản xuất ở quy mô lớn. Ở Nhật Bản hiện đã có những dây chuyển công nghệ, khi thu hoạch lúa thì đồng thời thu gom và nghiền rơm, sau đó phun chế phẩm sinh học đóng luôn thành từng bao ủ chua làm thức ăn nuôi bò. Khảo sát tại Việt Nam nếu áp dụng công nghệ này vào đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ tận dụng, tái chế thì sẽ tạo ra khối lượng lớn thức ăn phục vụ ngành chăn nuôi.
"Bộ NN&PTNT đang xây dựng riêng một Nghị định tạo cơ chế, chính sách để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, để phế phẩm của ngành này đồng thời là nguyên liệu đầu vào sản xuất của ngành kia, trong đó sẽ đẩy mạnh việc tái chế sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, từng bước thay thế và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu", ông Chinh nói.
Gần 50% phụ phẩm rơm đang bị vứt bỏ.
Tương tự, ngành chăn nuôi với 61,4 triệu tấn phân gia súc gia cầm, chỉ tận dụng được 23% để sản xuất phân bón hữu cơ. Còn ở ngành trồng trọt khoảng 88,9 triệu tấn nhưng chỉ đang tận dụng được 52% phụ phẩm, còn lại 48% thì để phí hoài thối ngoài tự nhiên hoặc bị đốt bỏ.
Ông Chinh cho biết thêm, thực tế nguồn phụ phẩm nông nghiệp có tiềm năng rất lớn như rơm, thân cây chuối, vỏ dưa hấu... nếu có công nghệ thì vẫn có thể chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi.
"Chỉ có ngành thủy sản là tận dụng tốt nhất phụ phẩm sau chế biến, điển hình là tách chiết collagen trong da cá tra để làm mỹ phẩm (colagell), vảy cá được sấy khô, nghiền nhỏ để chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thậm chí xuất khẩu", ông Chinh chia sẻ.
Cần có một chiến lược tổng thế về phát triển thức ăn chăn nuôi
Theo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng 5 đề án trong đó có Đề án công nghiệp hóa thức ăn chăn nuôi, giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bộ NN&PTNT cũng đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, trong đó có giải pháp quan trọng là tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp với khối lượng lên đến hàng trăm triệu tấn.
Theo đó, cần chủ động 1 phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào, mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn, coi đây là đầu vào hay nói đúng hơn là thực hiện nông nghiệp tuần hoàn.
Trong mối quan hệ tương hỗ, ngành trồng trọt đang chú trọng chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; áp dụng quy trình chăn nuôi để tiết kiệm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng, giá thành hạ. Đồng thời, phấn đấu giảm khâu trung gian, đại lý để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi..
8 tháng năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã tăng đột biến, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thế về phát triển thức ăn chăn nuôi. Cần có giải pháp về chính sách, trước hết là về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai... Theo ông Sơn, Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều, tuy nhiên chúng ta đang không những nhập thức ăn tinh mà nhập cả thức ăn thô. Về nhóm nguyên liệu giàu đạm cần thúc đẩy phát triển sản xuất bột cá. Một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là gần như chúng ta phải nhập khẩu 100% các nguyên liệu khoáng và vitamin.
"Có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang một số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm thức ăn chăn nuôi, đưa ngô sinh khối, ngô biến đổi gen vào sản xuất làm nguyên liệu thức ăn. Thứ 2 chúng ta phải tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến thức ăn chăn nuôi. Diện tích trồng đỗ tương hiện nay chỉ đủ làm đậu phụ cho người dân ăn", ông Sơn nói
Giá heo hơi lao xuống 30.000 đồng/kg, thịt ở chợ 'cố thủ', nhúc nhích giảm Giá heo hơi đang rơi xuống mức đáy nhưng giá thịt ở chợ truyền thống vẫn ngoan cố không hạ, chỉ chịu giảm nhẹ trong ít ngày gần đây. Giá heo hơi trên toàn quốc vừa trải qua một tuần giảm sâu từ 3.000 - 10.000 đồng/kg, đặc biệt giá ở thị trường miền Bắc liên tiếp đi xuống. Trong khi đó, giá...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong

Công an vào cuộc vụ phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025