Giá lợn hơi có vùng chỉ còn 10.000 đồng/kg vẫn không ai mua
Đối mặt với tình trạng giá lợn hơi xuống thấp nhất thế giới, Công ty chăn nuôi CP công bố hôm nay giảm giá bán trên toàn hệ thống, Dabaco khẳng định giảm giá cám, kiến nghị ngừng nhập thịt ngoại.
Ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho biết, nhiều địa phương như xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam- một trong những “thủ phủ” về chăn nuôi lợn, hiện lợn toàn trọng lượng trên 1,2 tạ. Loại nặng 1,4 – 1,5 tạ bán chỉ 1,5 triệu đồng/con nhưng không ai mua.
“Giá lợn Việt Nam hiện đang rẻ nhất thế giới”, ông Dũng nói.
Giá lợn hơi có vùng chỉ còn 10.000 đồng/kg vẫn không ai mua
Mặc dù công ty mua lợn hơi cao hơn giá thị trường vài giá để hỗ trợ bà con chăn nuôi, nhưng vẫn chỉ ở mức 23.000 đồng/kg.
Ông cho biết, hàng ngày đi xuống trại, bà con cứ hi vọng xuất khẩu được nên không chịu giảm đàn nái. Do vậy, phải chấp nhận “đau thương” để giảm đàn nái, dù bà con không muốn.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi tính toán, giá lợn hơi chỉ 25.000 đồng/kg, thậm chí 23.000 đồng/kg, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi khoảng hơn 9.000 đồng/kg, 4 kg thức ăn mới được 1 kg thịt hơi, với giá bán như hiện nay thì người chăn nuôi lỗ nặng. Do đó, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chia sẻ những khó khăn hiện tại với người chăn nuôi.
Video đang HOT
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, giá lợn những năm qua rất tốt chính vì vậy người dân tăng đàn rất nhiều.
Bên cạnh đó các hộ nuôi cũng đẩy mạnh nuôi lợn có trọng lượng lớn 120kg/con, nên sản lượng thịt tăng nhiều, nguồn cung tăng cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thị trường nên dẫn đến tình trạng dư thừa rất lớn, người dân không bán được, giá thịt lợn hơi tụt dốc không phanh, trong lúc bà con vẫn phải nuôi, chí phí cứ thế tăng lên.
Còn ông Phạm Văn Học, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã hình dung giá giảm trong 2017 vì tốc độ tăng đàn nhanh nhưng không nghĩ giảm sâu như thế này. Mặc dù Bộ, Cục đã có cảnh báo nhưng về đến địa phương, bà con vẫn mơ hồ, chỉ biết giá đang tốt thì tăng đàn.
Theo ông, tình hình giá lợn hơi còn xuống tiếp vì lượng tồn vẫn nhiều. Ông kiến nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ ngừng nhập khẩu thịt lợn để giải quyết nguồn cung thịt heo đang thừa trong nước; tìm tìm kiếm thị trường xuất khẩu lợn; sớm thành lập Hiệp hội Chăn nuôi lợn; đưa ra yêu cầu đối với việc mở trang trại.
Với tình hình chăn nuôi khó khăn như hiện nay, Dabaco cho biết, ngay từ tuần trước giảm giá thành thức ăn 5-7% cho người chăn nuôi, giá bán lợn giống cũng bắt đầu giảm. Cùng với đó, Dabaco tăng cường các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ người chăn nuôi để họ hiểu rõ vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Thời gian tới Dabaco tiếp tục nghiên cứu giảm giá đầu vào thức ăn, giống nếu tình hình sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục khó khăn.
Ông Học cũng cho biết trong năm nay Dabaco sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn. Khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ khá lớn thịt lợn trong dân để chế biến đa dạng các sản phẩm từ thịt lợn.
Về giải pháp ổn định chăn nuôi, hỗ trợ bà con, ông Vũ Anh Dũng cho biết công ty đã giảm giá bán thịt từ đầu tháng 4 cho trường học, bếp ăn công nghiệp. Ngày mai công bố giảm giá bán thịt trên toàn hệ thống.
Ông cho rằng tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đang rất thấp, hiện nay người dân đang sợ thịt bẩn nên không dám ăn thịt. Do đó, cần tuyên truyền cho thị trường trong nước, để người dân hiểu, thay đổi thói quen sử dụng thịt cấp đông thay cho thịt nóng.
Đồng thời ông kiến nghị, dứt khoát mở trang trại chăn nuôi phải là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể cứ thích là mở.
(Theo Infonet)
Thương nhân Trung Quốc tranh mua gỗ cao su, giá tăng "chóng mặt"
Trung Quốc đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu nên các thương nhân Trung Quốc tràn sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, tìm mua gỗ cao su nguyên liệu, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nội địa.
Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cho rằng, họ không tìm mua được nguồn nguyên liệu, phần vì bị thương lái Trung Quốc cạnh tranh, phần vì giá gỗ nội địa tăng chóng mặt".
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, từ đầu năm 2017, Trung Quốc chính thức đóng cửa rừng tự nhiên và cấm khai thác, xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu, các thương nhân Trung Quốc đã tràn sang các nước để thu mua nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.
Với tiềm lực kinh tế mạnh và có nhiều "mánh khóe" trong buôn bán, các thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, nâng giá bán, lũng đoạn thị trường ngay tại Việt Nam. Kèm theo đó là tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt hình thành hệ thống nhà máy, cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su cũng như gỗ keo tràm để xuất sang Trung Quốc.
Thu mua gỗ nguyên liệu tại huyện Tân Phú (Đồng Nai)
Ông Điền Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, giá gỗ cao su trong nước tăng đến 40% so với thời điểm cuối năm 2016 và vẫn đang tiếp tục tăng thêm.
Trong khi đó, doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 60-70% nguyên liệu là gỗ cao su để chế biến. Do đó, theo ông Hiệp, dù đã có sự chuẩn bị và tích trữ nguyên liệu trước, tuy nhiên, sự biến động giá quá lớn cũng khiến cho Minh Phát 2 đang thiếu hụt khoảng 50% nguyên liệu gỗ cao su để phục vụ cho các đơn hàng chế biến xuất khẩu.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước những cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết giữa người trồng và người chế biến gỗ cao su. Tuy nhiên, việc liên kết này, nếu muốn, cũng rất khó.
Nhiều nơi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mua được cành, ngọn và gốc cao su
Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt cho biết, đã có đến 90% lượng nguyên liệu gỗ cao su tại Tây Nguyên đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc bao chiếm, họ cắm xưởng xẻ tại địa phương, thuê người dân địa phương đi gom hàng, họ trả trước tiền mặt. Phần còn lại, doanh nghiệp trong nước chỉ mua được phần cành, ngọn và gốc cao su.
Nguyên nhân, theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn phát triển ngành cao su thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), gỗ cao su là tài sản thanh lý, các doanh nghiệp phải thực hiện thu mua theo cơ chế đấu giá của Nhà nước. Do đó, dù có muốn liên kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ thì các đơn vị cũng không thể chủ động được.
Bà Hoa cho biết, VRA đang kiến nghị Bộ Tài chính xem sản phẩm gỗ cao su là sản phẩm chính như cao su thiên nhiên. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động quyền điều hành, kế hoạch rải vụ, thời gian thanh lý... gỗ nguyên liệu cao su khi cần thiết.
"Khi đó, nguồn gỗ cao su cung cấp ra thị trường sẽ ổn định hơn và sự liên kết giữa các doanh nghiệp cao su với doanh nghiệp chế biến gỗ mới chủ động và bền chặt hơn", bà Hoa cho biết.
Theo Danviet
Vụ cháy trại lợn: "Chỉ trong 20 phút, tôi mất trắng hơn tỷ đồng" "Chỉ 20 phút tôi đã mất hơn tỷ đồng"- ông Vinh chua xót và buồn bã nói sau vụ cháy trại lợn. Ông kể rằng, gần 1 năm qua gia đình ông đã dồn hết tiền bạc, công sức và tất cả tâm huyết vào trại lợn. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông đã trở thành người trắng tay. Chiều nay (14.4) lãnh...