Giá loại cây cảnh Tết nhà nào cũng chơi giảm sâu, nông dân Hưng Yên “đỏ mắt” chờ thương lái
Nói với Dân Việt, người trồng quất ở thôn Thiết Trụ, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu ( Hưng Yên) cho biết, giá quất giảm từ 100.000 – 150.000 đồng/cây đối với cây to, đẹp; 20.000 – 30.000 đồng/cây đối với cây xấu, bé.
Nông dân đang “ngóng đỏ mắt” vì thương lái cò quay đòi giảm giá.
Những ngày giáp Tết, từ sáng sớm đến tối muộn, thôn Thiết Trụ luôn nhộn nhịp từng đoàn xe nối đuôi nhau vận chuyển quất đi các tỉnh, thành để tiêu thụ.
Sau 1 năm đầy vất vả, ăn, nằm ngoài đồng chăm sóc quất để mỗi dịp cuối năm tung ra thị trường bán Tết…nhưng năm nay, quất tiêu thụ chậm, giá giảm từ 100.000 – 150.000 đồng/cây so với năm trước, người trồng quất ở Thiết Trụ không khỏi buồn lòng.
12 giờ trưa, vợ chồng bà Đỗ Thị Nam, thôn Thiết Trụ đang tất tả đếm từng chum cho chính xác để tính tiền với thương lái.
Thương lái vận chuyển quất cảnh của gia đình bà Đỗ Thị Nam. Ảnh: Minh Ngọc
Năm nay, gia đình bà Nam có 1,5 mẫu trồng quất, trong đó 8 sào trồng quất cảnh. 8 sào quất cảnh đã được thương lái đặt mua hết sạch từ đầu tháng 11 (âm lịch). “Hôm nay, thương lái đến bê cây đi”, bà Nam nói và cho hay, giá thành so với năm ngoái thấp hơn.
Đối với quất to, đẹp giá từ 350.000 – 450.000 đồng/cây, giảm 100.000 đồng; đối với quất nhỏ, giá 250.000 – 300.000 đồng/cây, giảm 20.000 – 30.000 đồng/cây so với thời điểm này năm trước.
Video đang HOT
Hiện, gia đình bà Nam trồng 1,5 mẫu quất, trong đó có 8 sào quất cảnh. Ảnh: Minh Ngọc
Lý giải về nguyên nhân giá quất cảnh năm nay giảm, bà Nam nói: “Thì thương lái cứ nói là do Covid – 19, tiêu thụ chậm nên chỉ mua được giá như vậy. Trong khi quất cảnh chỉ bán được thời điểm trước Tết, đến đêm 30 mà không bán được thì chỉ có bỏ đi, nên đành phải bán giá đó thôi”.
Theo bà Nam, chi phí chăm sóc 1 sào quất cảnh lên tới 100 triệu đồng/sào, thì với những hộ chăm sóc tốt, quất to, đẹp thì mới có lãi một chút. Còn đối với hộ nào có quất xấu, cây bé thì không có lãi.
Theo bà Nam, giá quất năm nay giảm, trong khi chi phí phải bỏ ra là 100 triệu đồng/sào. Ảnh: Minh Ngọc
Còn hơn chục ngày nữa là đến Tết, nhưng đến hôm nay vợ chồng chị Hoàng Thị Huyền, thôn Thiết Trụ vẫn ngóng đỏ mắt mà chưa thấy bóng dáng thương lái đến vận chuyển quất. Mặc dù họ đã xuống tiền đặt cọc.
Chị Huyền cho biết, thương lái đang “cò quay” để ép giá quất xuống. “Họ đặt cọc có vài triệu nên sẵn sàng bỏ cọc luôn, còn mình thì ôm cả đống quất ngoài đồng, trong khi còn chục ngày nữa là Tết đến nơi rồi…”.
“Tôi gọi điện cho thương lái giục xuống lấy cây luôn nhưng ý của họ bây giờ là muốn giảm giá. Họ nói với tôi, bây giờ ở chỗ họ mua có 200.000 đồng/cây rẻ lắm và đẹp”, chị Huyền nói với Dân Việt.
Chị Hoàng Thị Huyền vẫn ngóng đỏ mắt thương lái đến vận chuyển quất…nhưng vẫn không thấy đâu. Ảnh: Minh Ngọc
Anh Lê Huy Nam, thương lái ở Vân Đồn (Quảng Ninh) cho biết, hôm nay anh mua 150 cây quất ở Thiết Trụ với giá 430.000 đồng/cây (cây to, đẹp) và 200.000 đồng/cây (cây bé).
“Năm nay thương lái tiêu thụ quất cũng khó khăn hơn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người chơi quất cũng sẽ giảm do thắt chặt chi tiêu”, anh Nam chia sẻ.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trồng quất cảnh, ông Đỗ Văn Sỹ, thôn Thiết Trụ cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sức mua giảm nhiều. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn, do biết cách chăm sóc nên vẫn bán được giá.
“Mấy năm nay, người chơi chú trọng đến hình dáng độc lạ, tại làng nghề quất thôn Thiết Trụ đa phần cây được uốn tỉa vào những chum, chậu cỡ vừa, tạo dáng bonsai. Các loại quất trồng trong chum bán với giá khoảng 150.000 – 500.000 đồng/cây; quất mini, quất bát dao động từ 50.000 – 90.000 đồng; cây dáng đẹp, loại thế được trồng trong ang 3 năm giá dao động từ 2 – 5 triệu đồng/cây”, ông Sỹ cho hay.
Hiện nay, tổng diện tích quất của thôn Thiết Trụ là 65ha. Ảnh: Minh Ngọc
Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Trưởng phòng Phòng NNPTNT huyện Khoái Châu cho biết, thôn Thiết Trụ có khoảng 170 hộ chuyên tạo quất bon sai các loại. Tổng diện tích trồng quất đạt 65ha.
Tháng 8/2021, thôn Thiết Trụ đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp bằng công nhận “ Làng nghề Quất cảnh Thiết Trụ”.
“Hiện nay, các hộ không sản xuất quất thế và quất dáng hình chóp truyền thống, chỉ uốn tạo các kiểu quất bonsai, trồng trong ang, chậu, lọ, chum, vại, ống, thạp, hồ lô, con giống, nhân sư bằng sành, gốm, sứ có khắc vẽ các họa tiết hoa văn phong phú dựa theo những tích truyện cổ xưa, hoặc phối trí thêm các tiểu cảnh bên dưới mỗi gốc cây nên quất có giá trị hơn trước”, ông Quyết chia sẻ.
Từ ngày 8/12, Hưng Yên tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi
UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản chỉ đạo, từ ngày 8/12, tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi.
Đám hiếu, đám giỗ và các sự kiện gia đình chỉ được tổ chức nội bộ và số lượng không quá 20 người; không đón, tiếp người về vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế.
Đối với cơ quan, đơn vị, tỉnh yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống dịch, yêu cầu hạn chế tối đa việc ra ngoài tỉnh, nếu đi phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến cơ quan, đơn vị làm việc trở lại.
Chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. Ảnh tư liệu: Đinh Tuấn/TTXVN
Tỉnh yêu cầu các chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, thực hiện "một cung đường, 2 điểm đến", hạn chế tối đa ra ngoài tỉnh. Trường hợp ra ngoài tỉnh phải được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp, khi từ vùng dịch về phải cách ly tại nhà 14 ngày, đi làm lại phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ. Người đến liên hệ công tác phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu người đi lại hằng ngày qua Hà Nội ký cam kết hạn chế tiếp xúc với người khác khi về địa phương, đơn vị.
Hưng Yên yêu cầu người từ vùng dịch về địa bàn phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ; người địa phương ra ngoài tỉnh, từ vùng dịch về phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày, tự test nhanh COVID-19 có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.
UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19; các chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là với diễn biến dịch bệnh. Đồng thời, theo dõi, bám sát tình hình dịch để có dự báo chính xác, chủ động các phương án, biện pháp trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Từ ngày 15/10/2021 đến nay, Hưng Yên ghi nhận gần 700 ca mắc COVID-19. Trong đó, xuất hiện nhiều ổ dịch mới ngoài cộng đồng có liên quan đến người về từ vùng dịch không thực hiện khai báo y tế, không xét nghiệm sàng lọc, không cách ly theo quy định; đám cưới, đám hiếu tổ chức vượt quá số người quy định, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K; doanh nghiệp chưa thực hiện hiệu quả việc xét nghiệm sàng lọc các đối tượng nguy cơ dẫn đến dịch lây nhiễm lâu ngày trong nhà máy. Trong 1 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 ca bệnh trên địa bàn tỉnh, nguy cơ dịch lây lan, bùng phát dịch rất cao.
Hưng Yên triển khai dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn Tỉnh Hưng Yên đang chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Người dân nhận tiền từ gói an sinh xã hội của Chính phủ. Ảnh tư liệu: Đinh Tuấn/TTXVN Theo đó, để việc giải quyết các hồ sơ trực tuyến hỗ...