Già làng uy tín nơi biên cương
Là người có uy tín, già làng Alăng Nhứch ở x ã Chơ Chun, huyện Nam Giang ( Quảng Nam) đã tích cực vận động người dân thôn, bản phát huy tinh thần đoàn kết, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Ông còn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Già làng Alăng Nhứch (người ở giữa) trao đổi công việc với cán bộ, chiến sĩ ồn Biên phòng La Êê.
Già làng Alăng Nhứch, người dân tộc Giẻ Triêng, năm nay bước vào tuổi 65 và có 33 năm tuổi ảng. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn tích cực tham gia các phong trào do địa phương và ồn Biên phòng La Êê phát động. Ông luôn bám bản, bám làng, tích cực vận động người dân phát huy tinh thần đoàn kết, xóa bỏ tập quán lạc hậu, thi đua sản xuất, vươn lên làm giàu từ những việc làm cụ thể, thiết thực. Hưởng ứng chủ trương của ảng, Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, già làng Alăng Nhứch luôn tiên phong trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, đổi mới phương thức sản xuất; đồng thời vận động bà con trong làng thực hiện tốt chủ trương quy hoạch dân cư, bố trí lại sản xuất do địa phương phát động. Kết quả bước đầu, bà con đã cải tạo hàng chục héc-ta vườn tạp, đất trống, đồi núi trọc để tăng diện tích cây trồng. Gia đình ông còn hiến hơn 100 m2 đất làm đường giao thông liên thôn, tạo thuận lợi cho bà con đi lại và phát triển sản xuất. Bí thư ảng ủy xã Chơ Chun Coor Dương cho biết, già làng Alăng Nhứch luôn gương mẫu, làm tốt công tác vận động người dân chấp hành tốt các phong trào do địa phương đề ra. Nhờ đó, đến nay, người dân thôn A Xò không còn ai đi phá rừng, lấn đất rừng làm rẫy nữa.
Già làng Alăng Nhứch còn tích cực tham gia phong trào bảo vệ đường biên cột mốc, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Những năm qua, già làng Alăng Nhứch cung cấp hàng trăm tin có giá trị về tình hình liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh biên giới. Qua đó, giúp lực lượng biên phòng nơi đây nắm bắt được thông tin và có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hành vi gây rối trật tự xã hội và các tệ nạn, góp phần đem lại bình yên cho vùng biên giới Việt Nam – Lào.
Thượng tá Quách Thiện Dư, Chính trị viên ồn Biên phòng La Êê nhận xét, ở vùng biên giới, già làng luôn có vai trò quan trọng. Họ là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cả một cộng đồng thôn, bản. Bằng cái tâm và uy tín của mình, già làng Alăng Nhứch luôn gắn bó với bản, làng; thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, giữ vững bình yên cho bản làng. Già làng Alăng Nhứch là một trong bốn già làng tiêu biểu được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam chọn đi dự Hội nghị biểu dương người có uy tín, tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, khu vực tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Lào giai đoạn 2009 – 2018.
Video đang HOT
BÀI VÀ ẢNH: VIỆT QUỐC
Theo NDĐT
Quảng Nam: Thứ vải của người Cơ Tu có gì lạ mà ai cũng muốn xem?
Mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã TaBhing, huyện Nam Giang (Quảng Nam) đang được tỉnh Quảng Nam chọn để nâng cấp và phát triển thành mô hình sản phẩm OCOP đặc trưng của khu vực miền núi.
Dệt thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều dân tộc miền núi Quảng Nam. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung tự cấp, người dân không có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống này.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế, nhiều mô hình tổ hợp tác dệt thổ cẩm đã ra đời, vừa giúp bảo tồn, khôi phục lại làng nghề, vừa tăng trưởng kinh tế cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm thổ cẩm xã TaBhing, huyện Nam Giang sẽ được đâu tư và phát triển mạnh.
Vùng đất Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là nơi có đông đảo bà con dân tộc sinh sống, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Từ chính những đôi tay chai sạm sau giờ lên nương rẫy, người phụ nữ Cơ Tu đã biến các nguyên liệu sẵn có ở địa phương thành các sản phẩm du lịch mang màu sắc độc đáo, riêng biệt. Những sản vật của địa phương này đã dần trở thành tặng phẩm du lịch độc đáo, được đông đảo du khách đón nhận.
Hiện nay, những sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề thổ cẩm Za Ra ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã.
Sau khi nhận được sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Quảng Nam cùng các tổ chức quốc tế như ILO, JICA, FIDR..., nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu ở làng Za ra xã Tà Bhing, huyện Nam Giang như có thêm "làn gió" mới, các sản phẩm thổ cẩm cũng từng bước được nâng cao, thu hút hàng trăm lượt khách du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Nghề dệt thổ cẩm ở làng du lịch cộng đồng Za Ra ngày nay đối với người dân Nam Giang không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc trưng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Chị Nguyễn Thị Kim Lan - Giám đốc HTX dệt thổ cẩm Za Ra cho biết, HTX có đến hơn 300 hội viên tham gia, tất cả đều là người Cơ Tu, riêng HTX hiện giải quyết được khoảng 30 lao động trong làng. Hiện nay, những sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề thổ cẩm Za Ra ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã. Các sản phẩm thổ cẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, thu hút du khách trong và ngoài nước đến làng tham quan và mua sắm.
Làng du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm ở xã TaBhing, huyện Nam Giang (Quảng Nam) hàng năm đón hàng trăm lượt khách đến tham quan.
"Nghề dệt thổ cẩm ở làng du lịch cộng đồng Za Ra ngày nay đối với người dân Nam Giang không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc trưng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mà còn là nơi bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa độc đáo vốn có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Cơ Tu nơi đây..." - Chị Lan chia sẻ.
Được biết, trong kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Quảng Nam quyết tâm xây dựng 3 mô hình OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo chị Lan, mặt dù nghề dệt thổ cẩm có những phát triển lớn, song điều khó nhất hiện nay người dân còn nghèo nên việc đầu tư mua sắm máy móc, nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để làng nghề tiếp tục phát triển, tôi rất mong được sự quan tâm của chính quyền các cấp một cách hợp lý để đồng bào có điều kiện đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất..." - Chị Lan kiến nghị.
Được biết, trong kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Quảng Nam quyết tâm xây dựng 3 mô hình OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm thổ cẩm xã TaBhing, huyện Nam Giang sẽ được đâu tư và phát triển mạnh.
Theo Danviet
Quảng Nam: OCOP vùng dân tộc thiểu số sẽ có nhiều đặc sản nức tiếng Năm 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển thêm các sản phẩm tham gia OCOP. Đặc biệt, là xây dựng nhiều mô hình OCOP tại các vùng miền núi, vùng khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều đặc sản để tích cực nâng cao thu nhập cho người dân. UBND...