Gia Lai: Xuất hiện người Trung Quốc thuê đất trồng dưa hấu giống lạ
Thời gian gần đây, tại tỉnh Gia Lai, xuất hiện các đối tượng người Trung Quốc lén lút, không thông qua chính quyền sở tại, khảo sát, thuê đất để “trồng dưa hấu không hạt”.
Cảnh giác trước việc làm “mập mờ”, có dấu hiệu âm mưu kinh tế, CA tỉnh Gia Lai đã tạm giữ và trục xuất các đối tượng người Trung Quốc ra khỏi địa bàn.
Dưa hấu đang là “đích ngắm” của thương gia TQ.
Chiếc bánh vẽ
Tại các huyện Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê xuất hiện những thương nhân Trung Quốc (TQ) đến khảo sát, thuê đất với mục đích trồng dưa hấu không hạt. Họ đặt cọc tiền thu mua dưa hấu qua các tiểu thương với giá cao gấp 2-3 lần so với giá trong nước, nhằm xuất khẩu sang TQ. Điều lạ, người TQ còn dẫn theo các tiểu thương từ các tỉnh khác đến nhằm thuận tiện cho việc thu mua sau khi thu hoạch.
Video đang HOT
“Chiếc bánh” được các thương nhân người TQ “vẽ” ra khi “hợp đồng” với nông dân tỉnh Gia Lai là, giống dưa hấu được đưa từ TQ sang với rất nhiều “ưu điểm” như không hạt, quả to, rất ngọt. Theo đó, nếu người dân cho thuê đất hoặc trồng, bán sẽ được “hưởng lợi” với giá cao gấp đôi giá trong nước, trồng đến đâu thương lái TQ thu mua đến đó.
Trước dấu hiệu hoạt động thương mại phi pháp trên, UBND tỉnh Gia Lai đã ra văn bản số 23/UBND-NL gửi CA tỉnh, Sở Công Thương, Sở NNPTNT cùng UBND các huyện, thị xã nêu cao cảnh giác, phòng ngừa. Văn bản nêu: Việc thương lái TQ thuê đất và trồng dưa hấu với giá cao dẫn đến tình trạng người dân cho thuê đất, hoặc chuyển đổi các cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng dưa, tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng dẫn đến khủng hoảng thừa. Và, không ngoại trừ làm sản phẩm ứ đọng, rớt giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân.
Trước việc làm khó hiểu, mập mờ của các thương nhân người TQ, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các ban, ngành nhanh chóng vào cuộc làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động việc “thuê đất trồng dưa hấu”. Đồng thời, yêu cầu chính quyền sở tại thắt chặt thị trường, kiểm tra các điểm tập kết thu mua nhằm xử lý việc “trao đổi” nông sản trái pháp luật.
Nêu cao cảnh giác
Việc người TQ “tràn” vào địa bàn, không thông qua chính quyền sở tại, lại chọn thuê đất ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã dấy những nghi ngờ về âm mưu an ninh kinh tế. Đã xuất hiện 7 người TQ vào tỉnh Gia Lai khảo sát, thuê đất, tuy nhiên, các đối tượng chưa kịp “hợp đồng” với nông dân đã bị CA tỉnh phối hợp cùng chính quyền tạm giữ, trục xuất ra khỏi địa bàn.
Ngày 29/3, tại TX.An Khê có 3 người TQ đến cư trú khảo sát thuê đất, thu mua dưa thông qua thương lái địa phương. Ở huyện Chư Prông, đã xuất hiện 4 đối tượng người TQ đăng ký tạm trú để thực hiện ý định tương tự. Đặc biệt, cũng tại huyện Chư Prông, trước đó vào tháng 12/2013, các đối tượng trên đã từng xuất hiện với ý đồ thuê đất, trồng dưa. Cảnh giác, Đồn Biên phòng 727 (đóng tại huyện Chư Prông), đã tạm giữ các đối tượng trên, bàn giao cho CA tỉnh Gia Lai trục xuất ra khỏi địa bàn.
Tại tỉnh Gia Lai, trước đó đã từng xuất hiện thương lái TQ đi cùng phiên dịch thông qua tiểu thương địa phương thu mua gốc và rễ tiêu với ý định phá hoại sản xuất. Sau khi báo Lao Động thông tin, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo CA tỉnh cùng các ban, ngành tiến hành tiêu hủy gần 300kg gốc, rễ tiêu khi đang trên đường giao bán cho người TQ.
Theo Đình Văn
Lao Động
Vụ nông dân đòi nợ nhà máy đường: Công ty trả nợ 1,6 tỉ đồng
Liên quan đến vụ hàng trăm hộ nông dân 2 xã Tây Giang, Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) bao vây Cty CP Đường Bình Định đòi nợ hồi cuối tháng 4, ngày 21/5 các hộ dân đã đến công ty làm thủ tục nhận tiền đợt đầu tiên.
Theo cam kết của lãnh đạo Cty cổ phần Đường Bình Định, ngày 21/5 công ty sẽ trả 5 tỉ đồng. Tuy nhiên trên thực tế công ty mới chỉ trả được 1,6 tỉ đồng cho người dân.
Công ty CP Đường Bình Định
Ông Đỗ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch huyện Tây Sơn, cho biết, trong đợt này, số tiền công ty trả cho nông dân hai xã Tây Giang, Tây Thuận là 1,6 tỉ đồng. Dù chưa đúng với cam kết nhưng chứng tỏ nhà máy có thiện chí trả tiền cho nông dân nên người dân cũng hài lòng. Huyện vẫn phải giám sát thường xuyên, chặt chẽ động thái của cả hai bên.
Được biết, trong ngày 21/5, nhiều chủ nợ từ An Khê (tỉnh Gia Lai) cũng đổ xô về Cty CP Đường Bình Định yêu cầu lãnh đạo công ty trả nợ như đã cam kết.
Như Dân trí đã thông tin, bức xúc trước việc Công ty Cổ phần đường Bình Định, chậm thanh toán tiền thu mua mía, hàng trăm người dân các xã Tây Giang, Tây Thuận (huyện Tây Sơn) đã kéo đến công ty gây áp lực để đòi nợ.
Tại cuộc họp do UBND tỉnh Bình Định triệu tập ngày 29/4, Cty CP Đường Bình Định cam kết sẽ trả hết khoản nợ 45 tỉ đồng cho nông dân hai tỉnh Bình Định, Gia Lai trước ngày 7/6. Cụ thể, ngày 21/5 trả 5 tỉ đồng; các ngày 26, 29, 31/5 và 7/6, mỗi đợt trả 10 tỉ đồng.
Doãn Công
Theo Dantri
Già làng Tây Nguyên và tâm tư hướng về biển Đông "Từ khi nghe Trung Quốc mang giàn khoan ra biển Đông của Việt Nam, mình rất bức xúc, lo lắng, lúc nào cũng chờ xem thời sự. Hành động của Trung Quốc là phi nghĩa và sẽ thất bại", già làng Brô Vẻ chia sẻ. Những ngày này, tinh thần đoàn kết và yêu nước quật cường của người dân Việt Nam đang...