Gia Lai xem người nhập cảnh trái phép như mắc COVID-19
Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai sẽ rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, coi các trường hợp nhập cảnh trái phép như mắc COVID-19.
UBND tỉnh Gia Lai vừa phát đi thông báo số 83 kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này.
Thông báo số 83 cho biết, hiện Gia Lai chưa có trường hợp nào mắc COVID-19 nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là. Vì vậy, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Y tế Gia Lai huy động hệ thống giám sát, dự phòng, các đội, tổ phản ứng nhanh phối hợp với các sở, ngành địa phương kiểm tra, rà soát để thực hiện sớm tất cả những trường hợp có yếu tố dịch tễ và các ca nghi ngờ đi về từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi; khẩn trương kiểm tra, xử lý các biện pháp phòng dịch theo quy định đối với các trường hợp tiếp cận với F1, F2.
Đặc biệt, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Y tế Gia Lai chỉ đạo các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân khi có người đến mua thuốc sốt, thuốc ho bắt buộc người mua khai báo y tế; đồng thời báo cho cơ sở y tế gần nhất để xử lý nếu phát hiện có hiện tượng sốt, ho, kho thở.
Video đang HOT
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo công an cấp huyện, xã phối hợp với chính quyền địa phương, thôn, làng, tổ dân phố quản lý chặt công tác tạm trú, tạm vắng; rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn; coi các trường hợp nhập cảnh trái phép như (các trường hợp nghi ngờ) mắc COVID-19 để áp dụng các biện pháp cách ly y tế và xử lý nghiêm theo quy định.
Cùng với đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công an tỉnh Gia Lai vận động quần chúng nhân dân phát hiện, khai báo và xử lý nghiêm những đối tượng môi giới, đưa người nước ngoài trái phép vào Việt Nam.
UBND tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này phối hợp với các địa phương khu vực biên giới, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên tuyến biên giới với Campuchia, nhất là tại các đường mòn, lối mở, cửa khẩu…
Chờ kết quả 5 trường hợp từ Đà Nẵng về Kon Tum
Ngày 28/7, thông tin từ Sở Y tế Kon Tum cho biết, cơ quan chức năng đã lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm SAR-CoV-2 của 5 trường hợp từ Đà Nẵng về Kon Tum, nghi mắc COVID-19.
Cụ thể, 3 trường hợp được cách ly tại Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng (2 trường hợp về từ phường Hòa Khánh Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng và 1 trường hợp về từ Bệnh viện C Đà Nẵng), hiện sức khỏe ổn định, chưa có triệu chứng mắc COVID-19; 1 trường hợp cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Tô (về từ phường Hòa Khánh Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đang có triệu chứng sốt; 1 trường hợp được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi (về từ phường Hòa Khánh Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), hiện sức khỏe ổn định, không có triệu chứng mắc COVID-19.
Cùng với đó, theo báo cáo của Sở Y tế Kon Tum, hàng trăm người liên quan đến 5 trường hợp nghi mắc COVID-19 vừa nêu đã được cách ly, theo dõi tại nhà, sức khoẻ ổn định, không có triệu chứng mắc COVID-19.
Người nhập cảnh trái phép làm lây nhiễm nCoV sẽ bị xử lý thế nào?
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thị thực.
Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định, người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.
Việc nhập cảnh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp vi phạm, tùy từng tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định: Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu đồng.
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự vềt tội Vi phạm quy định về nhập cảnh trái phép, theo điều 347 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Hành vi môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép
Theo điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù 1-15 năm, nếu có tình tiết định khung tăng nặng sẽ bị phạt tù 5-10 năm.
Người biết mình nhiễm Covid-19 nhưng cố tình nhập cảnh Việt Nam, cư trú trái phép hoặc thực hiện các việc hành vi đi lại, giao tiếp không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lây truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điều 240 Bộ luật Hình sự. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-12 năm, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng.
Luật sư Quách Thành Lực
Đoàn Luật sư Hà Nội
Huy động mọi nguồn lực cứu chữa bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu khẩn trương tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ, truy vết tất cả các khu vực, trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 416; đồng thời xử lý nghiêm người nước ngoài nhập cảnh trái phép Chiều 25-7, Thành ủy Đà Nẵng đã có công văn về việc chủ động phòng chống dịch bệnh...