Gia Lai: Vướng nợ nần, nhiều cán bộ bỏ nhiệm sở
Liên quan đến vay nợ bên ngoài, nhiều cán bộ, công chức ở Gia Lai đang làm việc đã bỏ nhiệm sở, cắt đứt mọi liên lạc với cơ quan.
Ngày 22.2, một lãnh đạo Sở Nội vụ Gia Lai cho biết, Sở có 2 cán bộ nghỉ việc quá thời hạn quy định nhưng không đến nhiệm sở làm việc, mọi liên lạc bị cắt đứt. Hiện Sở đang làm các thủ tục theo quy định để có bước xử lý cuối cùng.
Đối với trường hợp công chức Hồ Quang Thi (39 tuổi), chuyên viên Văn phòng Sở Nội vụ, Sở đã thông báo 5 lần mời đến cơ quan nhưng không nhận được phản hồi nào, nếu sau 6 lần thông báo mà ông Thi không đến thì Hội đồng kỷ luật của Sở sẽ ra quyết định cho thôi việc. Được biết ông Thi nghỉ việc từ tháng 12.2017. Trong nhiều ngày qua, có một số người đến Sở Nội vụ Gia Lai hỏi tìm ông Thi để đòi nợ.
Trường hợp thứ hai là công chức Trần Thị Bích Hà (42 tuổi, Phòng Tổng hợp – Hành chính, thuộc Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, Sở Nội vụ Gia Lai) xin nghỉ đi chữa bệnh từ ngày 29.1, đến nay vẫn không đến cơ quan làm việc, Sở đã liên hệ qua điện thoại vẫn không được.
Sở Nội vụ Gia Lai có 2 công chức nghỉ việc không liên lạc được
Tương tự, tại Chi cục Thi hành án dân sự TP. Pleiku, công chức Nguyễn Thị Việt Hà đã nghỉ việc không đến cơ quan quá 15 ngày, đồng thời có đơn xin nghỉ việc. Ông Đào Trọng Giáp – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai cho biết: “Bà Hà không còn vướng mắc gì về tiền, tài sản (liên quan đến công việc thi hành án – NV) thuộc trách nhiệm của mình tại cơ quan. Tuy nhiên, Cục vẫn muốn gặp mặt công chức Hà để nghe tâm tư, nguyện vọng vì sao xin nghỉ việc. Về thông tin bên ngoài, Cục có nghe chị Hà vay nợ bị người ta tìm để đòi tiền. Hiện mọi liên lạc, kể cả qua điện thoại đối với bà Hà đều không được”.
Theo Danviet
Video đang HOT
Đại gia Hứa Thị Phấn bị cáo buộc chiếm dụng 12.000 tỷ đồng
Bà Sáu Phấn bị cho là lợi dụng việc nắm quyền chi phối Ngân hàng Đại Tín, thực hiện nhiều hành vi sai phạm để chiếm dụng tiền.
Bà Hứa Thị Phấn (Sáu Phấn, 71 tuổi, nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín) và 28 đồng phạm vừa bị Bộ Công an đề nghị truy tố về các tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngân hàng Đại Tín có tiền thân là Ngân hàng Nông thôn cổ phần Rạch Kiến huyện Cần Đước, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và UBND tỉnh Long An cấp phép hoạt động năm 1994.
Năm 2007, bà Phấn đại diện nhóm Phú Mỹ (gồm Công ty đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người trong gia đình) đứng ra mua gần 85% cổ phần của ngân hàng này (tương đương hơn 2.500 tỷ đồng) và giữ chức vụ cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị. Bà Phấn có nhiệm vụ tư vấn cho Thường trực HĐQT về công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Đại Tín.
Đại Tín bị chi phối, chiếm đoạt 12.000 tỷ như thế nào?
Theo cơ quan điều tra, bà Phấn lợi dụng là cổ đông lớn nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của nhà băng, thâu tóm toàn bộ HĐQT, Ban điều hành, cán bộ, nhân viên hai chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, thu chi tiền mặt.
Bà còn bị cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái Luật kế toán, Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ ngân hàng để rút ruột hơn 12.000 tỷ đồng của nhà băng thông qua 5 hành vi.
Trong đó, riêng việc nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Đại Tín, bà Phấn và đồng phạm đã chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỷ đồng. Nữ đại gia còn chỉ đạo cấp dưới hạch toán thu khống để sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ.
Ngoài ra, bà Phấn đã thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ, chiếm đoạt và sử dụng 3.580 tỷ đồng. Chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỷ; nâng khống 25 bất động sản khác bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt hơn 1.024 tỷ.
Những hành vi sai phạm của bà Phấn trong thời gian thâu tóm Ngân hàng Đại Tín được tách thành 4 vụ án. Ảnh: Q.T
Những sai phạm này được nhà chức trách cho là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng yếu kém của Đại Tín. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của Ngân hàng Xây dựng (VNBC) sau này, khi ông Phạm Công Danh mua lại và tham gia tái cơ cấu. Đến cuối tháng 1.2015, NHNN phải mua lại với giá 0 đồng để gánh toàn bộ số lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2014 là 27.000 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định hậu quả này chủ yếu do hành vi phạm tội của bà Phấn và đồng phạm.
Sai phạm của bà Phấn được tách thành 4 vụ án
Cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, hạch toán thu khống của bà Phấn và đồng phạm gây thiệt hại tổng cộng hơn 6.360 tỷ đồng của Đại Tín. Những sai phạm khác của bà Phấn và đồng phạm gây thiệt hại hơn 5.600 tỷ đồng được tách ra thành ba vụ án khác.
Trong đó, vụ án Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến hành vi của bà Phấn và nhóm Phú Mỹ đã sử dụng 29 cá nhân đứng tên vay tiền, thế chấp tài sản có giá trị thấp hoặc không thế chấp để lấy tiền ngân hàng sử dụng được TAND TP.HCM khởi tố trong giai đoạn một vụ án Phạm Công Danh.
Theo thỏa thuận chuyển giao nợ sau khi mua lại Ngân hàng Đại Tín, ông Danh đã chuyển tiền tất toán toàn bộ dư nợ gốc 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ cho bà Phấn là hơn 3.580 tỷ đồng. Quá trình bị xét xử, ông Danh tố cáo bà Phấn lừa đảo chiếm đoạt số tiền này do không bàn giao toàn bộ bất động sản theo thỏa thuận.
Thời điểm 2009-2010, bà Phấn chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư sai quy định hơn 1.037 tỷ đồng vào bốn dự án bất động sản ở Long An, Nhà Bè, Bình Dương. Tuy nhiên, những công ty nhận tiền của Đại Tín không đầu tư dự án mà chuyển cho bà Phấn sử dụng cá nhân.
Hành vi này của bà Phấn có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. Những khoản nợ này cũng được ông Danh nhận trả thay khi tiếp quản, song sau đó ông không thực hiện nghĩa vụ vì cho rằng bị bà Phấn lừa. Số tiền này hiện vẫn treo nợ cho nhóm bà Phấn.
Do thời hạn điều tra đã hết, trong khi đại án Phạm Công Danh trong quá trình xét xử, nên Bộ Công an tách hành vi sai phạm của bà Phấn điều tra sau.
Tương tự, sai phạm của bà Phấn trong việc chỉ đạo nhân viên Đại Tín nâng khống giá trị 25 bất động sản khác bán lại cho nhà băng, gây thiệt hại 1.024 tỷ đồng, cũng được tách ra để tiếp tục điều tra.
Bà Phấn bị bắt hồi tháng 3 năm ngoái cùng một số đồng phạm. Liên quan những sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín, nhiều cá nhân nguyên là lãnh đạo và cán bộ nhà băng này cũng bị bắt và khởi tố trước hoặc sau đó.
Trong phiên xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn hai diễn ra trước Tết, bà Phấn được triệu tập với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan và làm chứng tại tòa. Tuy nhiên, HĐXX cho biết bà Phấn đã mất 93% sức khỏe, không thể đến dự nên xin vắng mặt.
Dự kiến trong năm nay bà Phấn và đồng phạm sẽ bị đưa ra xét xử theo tiến độ điều tra của từng vụ án.
Luật sư đề nghị bà Hứa Thị Phấn bồi thường 500 tỷ cho Oceanbank Bào chữa cho Phạm Công Danh, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX truy nguyên đường đi số tiền 500 tỷ và buộc bà Hứa Thị Phấn chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho Oceanbank. Nguồn: Zing
Theo Hải Duyên (VNE)
Lợi dụng giáp Tết, lâm tặc đánh xe độ chế đi "thó" gỗ rừng Lợi dụng ngày giáp Tết, lâm tặc đánh xe độ chế đi phá rừng và bị ngành chức năng vây bắt, bàn giao cơ quan công an điều tra. Chiều 13.2 (28 Tết), ông Võ Văn Phán - Chủ tịch UBND huyện K'Bang (Gia Lai) cho biết, ngành chức năng vừa phát hiện và bắt giữ đối tượng lâm tặc cùng tang vật...