Gia Lai: Tư thương Trung Quốc mua hàng tấn vỏ thông, 76 cây đã chết
Một đối tượng đứng ra thu mua vỏ thông với ý định bán cho các thương lái Trung Quốc vừa bị các lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện, ngăn chặn. Hàng nghìn cây thông tại Gia Lai nghi bị kẻ gian bức tử.
Thông tin từ Chi Cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai ngày 10/5 cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) bắt quả tang một đối tượng mua bán, vận chuyển vỏ thông trái phép với số lượng lớn.
Công an TP. Pleiku (Gia Lai) đã phối hợp với kiểm lâm, quản lý thị trường tiến hành lập biên bản vụ việc đối tượng Phạm Minh Ngọc (SN 1981, ngụ xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa, Gia Lai).
Gần 3,5 tấn vỏ thông bị tịch thu
Qua theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện Phạm Minh Ngọc có hành vi mua bán, vận chuyển vỏ thông trái phép.
Kiểm tra điểm tập kết của Ngọc tại số nhà 36, đường Ung Văn Khiêm (TP. Pleiku), lực lượng chức năng thu giữ được 103 bao chứa vỏ thông, tổng trọng lượng gần 3,5 tấn.
Trước đó, ngày 8/5, Ngọc đang vận chuyển vỏ thông mua được về điểm tập kết thì bị Công an TP. Pleiku phát hiện.
Qua làm việc, Ngọc khai nhận thu mua số vỏ thông trên tại một số xã của huyện Đắk Đoa để vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc bán cho thương lái người Trung Quốc với giá khoảng 8.000 đồng/kg.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ số tang vật vỏ thông để phục vụ điều tra.
Video đang HOT
Rừng thông sát nách TP.Pleiku bị đẽo vỏ khiến cây chết đứng
Tại khu rừng thông cổ thụ có tuổi thọ hơn 40 năm của TP. Pleiku, theo thống kê, có tổng số 589 cây thông ba lá được trồng năm 1978 bị bóc, đẽo cạo vỏ từ gốc lên thân khoảng 2 đến 3m. 76 cây thông đã bị chết.
Mới đây, lực lượng chức năng khi kiểm tra cũng phát hiện tại tiểu khu 309 (Lâm phần Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, thuộc xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) có gần 1.000 gốc thông chết khô. Các đối tượng dùng thủ đoạn ken gốc, đẽo vỏ cho cây thông chết dần sau đó bóc lấy vỏ.
Tại huyện Đắk Đoa cũng ghi nhận nhiều diện tích rừng thông bị bức tử bằng thủ đoạn tương tự.
Theo lãnh đạo Chi Cục kiểm lâm, rừng thông bị bức tử gây thiệt hại rất lớn, trong đó nhiều cây tuổi thọ khoảng 30-40 năm tuổi.
Trước sự việc bất thường, Chi Cục kiểm lâm đã đề nghị phía cơ quan công an vào cuộc điều tra.
Theo Trùng Dương (Vietnamnet)
Khủng hoảng giá, khiến cả chuỗi cung ứng hồ tiêu bất ổn
Giá hồ tiêu tụt dốc; các nhà cung ứng, chế biến và xuất khẩu không dám giao dịch. Nông dân thấy giá thấp thì giảm bán ra khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc giá có giá thấp và chất lượng ổn định hơn.
Tại hội nghị tổng kết niên vụ 2018 tổ chức ngày 10.5 tại TP.HCM, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định giá cả biến động khó lường khiến cả chuỗi cung ứng hồ tiêu Việt Nam năm 2018 gặp nhiều bất ổn.
Khủng hoảng giá khiến cả chuỗi cung ứng hồ tiêu gặp nhiều bất ổn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bức tranh rõ rệt nhất của thị trường hồ tiêu Việt Nam năm 2018 là sự duy trì giá thấp kỷ lục suốt 5 năm trở lại đây, mặc dù thị trường thế giới vẫn sôi động.
Cụ thể, đầu vụ tháng 3.2018, giá tiêu đen ở nhiều địa phương giảm xuống mức 55.000 - 60.000 đồng/kg. Đến giữa năm, giá giảm xuống quanh mức 50.000 đồng/kg. Đến cuối năm, giá hồ tiêu ở các vùng nguyên liệu dao động còn 43.000 - 44.000 đồng/kg.
Mức giá biến động như thế tác động đến cả chuỗi cung ứng. Nhiều thương lái, nhà cung ứng, doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu không dám giao dịch mạnh. Nhiều thời điểm, nông dân thấy giá giảm thấp thì giảm bán ra. "Các DN phải nhập khẩu nhiều hơn từ Campuchia, Brazil, Indonesia khi các nước này có giá bán thấp mà chất lượng lại ổn định hơn hàng trong nước", ông Hải nói.
Nhiều diện tích hồ tiêu chết do sâu bệnh và thời tiết. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trở lại tình hình sản xuất trong nước, đầu năm 2018, tổng diện tích hồ tiêu cả nước là 152.000 ha. Đến tháng 9.2018, diện tích này chỉ còn 149.000 ha. Theo Cục Trồng Trọt, diện tích hồ tiêu chết do sâu bệnh và thời tiết lên đến 10.000 ha. Trong đó, Gia Lai là vùng chịu thiệt hại nặng nề, chiếm khoảng 50% số tiêu chết cả nước. Tiếp đến là các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông.
Khảo sát mới đây của VPA, hiện nay số lượng các vườn tiêu chết ngày một tăng, đặc biệt là các vườn trồng từ trước 2010 hoặc một số nơi mới trồng từ năm 2014 nhưng không phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Một số nơi thuộc khu vực Tây Nguyên, hồ tiêu chết nhiều chủ yếu do nguyên nhân thời tiết không thuận hoặc sâu bệnh bùng phát trên các vườn trước đây lạm dụng phân bón hóa học.
Bức tranh ngành hồ tiêu gặp khủng hoảng giá nghiêm trọng giai đoạn từ 2018 đến nay. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc lạm dụng này nhằm mục đích thúc đẩy năng suất lên thật cao khiến đất thoái hóa. Gặp thời kỳ giá thấp khiến nông dân không muốn hoặc có muốn cũng không còn khả năng tái đầu tư, chăm có.
Năng suất tiêu tại các vùng này chỉ dưới 10 tạ/ha, thậm chí mất trắng không có năng suất. Trong khi các vườn tiêu ở vùng Đông Nam bộ do nông dân có kinh nghiệm canh tác lâu đời nên các vườn trên 10 tuổi vẫn cho thu hoạch ổn định khoảng 25 tạ/ha.
Nhìn chung năm nay, một số vườn trồng mới từ 2012 - 2016 (4 - 7 năm tuổi) vẫn cho năng suất cao hơn năm trước do thời tiết tốt, khoảng 30 - 40 tạ/ha. Năng suất trung bình hồ tiêu cả nước sẽ đạt khoảng 25 tạ/ha. Với 100.000 ha cho thu hoạch trong năm 2019, VPA ước tính sản lượng hồ tiêu cả năm nay sẽ đạt khoảng 240.000 tấn.
Dự báo giá hồ tiêu sẽ không khởi sắc năm 2019 do cung vẫn vượt cầu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đánh giá tình hình chung, VPA nhận định sản lượng hồ tiêu toàn cầu vẫn tăng (khoảng 8,27%) nên giá vẫn trong xu hướng giảm bỡi mức tăng cầu thấp hơn cung.
Dự báo giá sẽ không khởi sắc năm 2019. Các nhà nhập khẩu cũng sẽ không mua trước số lượng lớn mà chỉ mua cầm chừng. "Năm 2019 cũng sẽ dự báo áp lực khan hiếm lao động rất lớn do các ngành có lợi thế hơn sẽ hút nhiều lao động do tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết", ông Hải nhận đinh.
Theo Danviet
Gia Lai : Xảy ra hàng loạt vụ phá rừng thông Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2019, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra hàng loạt vụ việc phá rừng thông. Tình trạng chặt gốc thông để lấn chiếm đất rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Gia Lai). Ảnh: Dư Toán - TTXVN Nếu như trước đây, việc phá rừng thông chủ yếu phục vụ cho mục đích lấn chiếm đất sản xuất,...