Gia Lai: Trồng lúa không dùng phân bón, 8 tháng mới thu hoạch
Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai xây dưng canh đông lua Ba Chăm hoan toan không bon bât ky môt loai phân bon nao. Đây la giông lua đươc ba con canh tac theo phương thưc truyên thông (choc tria).
Vưa qua Sở Nông nghiệp – Phat triên Nông thôn tỉnh Gia Lai đã có Công văn về việc “Chấp thuận chủ trương xây dựng dự án cánh đồng lớn của Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai”
Canh đông lua Ba Chăm ơ xa Đăk Trôi, huyên Mang Yang.
Theo đó, Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai được chấp thuận triển khai xây dựng dự án cánh đồng lớn. Cung vơi đo, công ty se hô trơ ky thuât va bao tiêu toan bô san phâm cho ba con trên địa bàn xã Đăk Trôi ( huyện Mang Yang). Giống lúa Ba Chăm chỉ có ở xã Đăk Trôi, cho đến bây giờ, vẫn được bà con dân tộc BahNar canh tác theo phương thức truyền thống (chọc trỉa).
Cây lúa từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch hết thời gian 8 tháng, hoàn toàn không bón bất kỳ một loại phân bón nào. Chính vì vậy nên dù năng suất thấp, nhưng chất lượng gạo Ba Chăm là hoàn toàn sạch, với hàm lượng dinh dưỡng cao.
Video đang HOT
Canh đông lua Ba Chăm ap dung theo phương phap choc tria.
Được biết, Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai sẽ triển khai dự án cánh đồng lớn này trong vòng 5 năm, mỗi năm khoảng 100 ha. Việc triển khai cánh đồng lớn cho cây lúa Ba Chăm, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng của hạt lúa, còn có tác dụng đẩy thương hiệu đến với đông đảo người tiêu dùng; giúp ba con ổn định sản xuất, đảm bảo đầu ra không bị ép giá, góp phần nâng cao thu nhập.
Theo Danviet
18 học sinh bị tai nạn thảm khốc ở Gia Lai và những mơ ước dở dang
Một ngày sau vụ tai nạn thảm khốc tại huyện Mang Yang (Gia Lai), nỗi hoảng sợ và hoang mang vẫn còn in rõ trên khuôn mặt các em học sinh sống sót. Những đôi mắt thất thần của những người cha, mẹ có con tử vong trên chuyến xe định mệnh gợi lên một nỗi đau đớn tột cùng.
Mơ ước dở dang
Chiếc xe chở hơn 30 học sinh bị tai nạn trên đường về.
Ghé thăm gia đình em Trần Thị Thanh Trúc, chúng tôi không thể kìm lòng được trước di ảnh của em, một cô bé dễ thương, ngoan hiền, luôn được bạn bè và thầy cô quý mến. Chị Lê Thị Loan (SN 1973, mẹ cháu Trúc) giọng khản đặc gọi tên con. Nước mắt đã không còn rơi nổi trên khuôn mặt của người đàn bà khắc khổ.
Bờ vai rung lên từng chặp, chị kể rằng con gái mình ước mơ được làm cô giáo, rằng nhà không có điều kiện để mua xe máy cho con đi học, rằng nếu có chiếc xe máy có lẽ con gái chị đã không gặp nạn.
"Cháu ước mơ nhiều lắm, những ước mơ này tôi đã gói gém theo hành trang cho cháu mang theo về thế giới. Chỉ còn vài tháng nữa là cháu thi tốt nghiệp, ước mơ bước chân vào giảng đường đại học, trở thành cô giáo giờ chỉ mãi là giấc mơ... dang dở", chị Loan khóc nức nở.
Nén đau thương, ông Tạ Văn Sáu (cha của học sinh Tạ Thị Thu Vân) nhớ lại: "Trưa 18.3 lúc đó tôi đang đi làm trong rẫy vì không có sóng, mãi tới 12h trưa thì nghe thấy cuộc gọi nhỡ, gọi lại biết con gái gặp nạn. Tôi vội lao nhanh về nhà thì thấy con gái mình đã mất và được làng xóm đưa về nhà để lo hậu sự. Như bình thường khoảng 6h sáng cháu Vân ra đứng ở đường để chờ xe đến chở, rồi trưa xe đó chở về. Nhưng không may trưa nay trên đường về xe cháu bị tai nạn".
Ông Sáu cho biết thêm: "Tối hôm trước cháu mất, cháu ăn cơm cũng có nguyện vọng định hướng theo nghề y để làm bác sĩ. Chị đi học xa nên Vân buổi học buổi phụ mẹ đi bán hàng, tối lại bày cho em út học. Sự ra đi của cháu làm gia đình rất đau xót...".
Tai họa được báo trước
Nhiều học sinh vẫn đang được cấp cứu tại BV Đa Khoa tỉnh Gia Lai.
Anh Trần Văn Bảo (bố của em Trần Thị Thanh Trúc) tâm sự, dù biết xe buýt này mất an toàn từ lâu nhưng không có sự lựa chọn nào khác vì để cháu đi xe máy gia đình không yên tâm. Nếu cháu đón xe khách ngoài đường thì thường trễ giờ học nên anh vẫn bấm bụng để con mình đi xe buyt. Anh Bảo cho biết, mỗi lần con đón xe đi học anh đều dặn dò cháu là phải thận trọng, không được đứng gần cửa lên xuống. Tuy nhiên những lo ngại của anh đến quá sớm, lại rơi đúng vào gia đình anh.
"Mấy hôm trước, cháu có nói với tôi là chú tài xế vừa chạy vừa bấm điện thoại, các bạn nhắc nhở thì bị chú mắng", anh Bảo chia sẻ.
Ông Tạ Văn Sáu (bố em Vân) đau đớn kể lại: "Gần đây cháu đi học về có nói lại với gia đình là ông tài xế xe buýt mới về chạy xe rất ẩu, hay dùng điện thoại khi lái xe. Chúng tôi đã rất lo lắng nhưng để con được đi học thì chúng tôi không còn cách nào khác. Nào có ai ngờ đâu tai họa lại gieo xuống đầu chúng tôi như vậy".
Còn em Nguyễn Thị Kiều My (học sinh lớp 9A, trường THCS Chu Văn An, huyện Mang Yang) người may mắn thoát chết cho biết, tài xế Thanh thường sử dụng điện thoại trong lúc lái xe, ngoài ra ông Thanh cũng chạy xe rất ẩu.
Theo nguồn tin riêng của P.V, một bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, tài xế Thanh nhập viện trong tình trạng ngừng thở, đa chấn thương, có dấu hiệu sử dụng bia rượu. Ngoài ra nạn nhân Thanh còn bị hỏng mắt trái không rõ nguyên nhân trước khi xảy ra tai nạn.
Chiều 19.3, ông Dương Văn Trang - Bí thư tỉnh ủy Gia Lai cùng ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và các ban ngành đoàn thể đã đến thăm viếng, động viên tinh thần gia đình các nạn nhân.
Theo Danviet
Ôtô đưa đón học sinh tông xe tải, 3 người chết Ôtô chở 30 học sinh THPT ở Gia Lai từ trường về nhà bất ngờ tông vào xe tải chạy lùi ra đường khiến tài xế và 2 nữ sinh tử vong, 16 em khác bị thương. Ôtô chở học sinh biến dạng phần đầu. Ảnh: Nhật Hạ. Trưa 18/3, Trần Ngọc Thanh (49 tuổi) chạy ôtô chở khoảng 30 học sinh Trường...