Gia Lai: Tiểu thương hành xử như “xã hội đen”
Đã hơn 2 tháng nay, người dân lao động ở Gia Lai hoang mang bởi sự khống chế của một tiểu thương ép giá bắt buộc phải tuân theo sự áp đặt giá cả, nếu không sẽ bị “xử theo luật rừng”. Bất luận ai, chúng cũng không sợ hãi, buông tha.
Anh Toả ôm cánh tay bị tay chân của tên Hiếu chém ngày 6/3/2011
Từ câu chuyện xôn xao của người dân một vùng quê thuộc xã Đăk Sơ Mei, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) trong sự hoang mang tột độ khi bị một Tiểu thương khống chế, ép giá và và sẵn sàng “xử” nếu có sản phẩm làm ra mà không bán cho chúng với giá “bèo”.
Chúng tôi tìm về vùng quê yên tĩnh, dạo một vòng quanh khu vực, tiếp xúc với người dân nơi đây mới thấy được nỗi sợ hãi, hoang mang, lo lắng ẩn sâu trong lòng người dân mà họ phải âm thầm chịu đựng không dám kêu lên vì sợ chúng hãm hại.
Ôm cánh tay còn băng bó, trong sự hoảng sợ sau trận đòn man rợ anh Phạm Văn Toả, trú ở Thôn 18, xã Đăk Sơ Mei chưa hết bàng hoàng kể lại: Vợ chồng anh làm được 3 héc ta mỳ (sắn) ở xã Hà Đông (Đăk Đoa) giá cả thị trường năm nay cũng được, chưa kịp vui, chuẩn bị thu hoạch bị Tiểu thương là tên Hiếu (biệt danh Hiếu tóc dài) trú ở thị trấn Đăk Đoa vào đây lập cơ sở thu mua mỳ khống chế thu mua cả khu vực rẻ hơn so với giá thị trường 15 giá (giá thị trường 4,9 triệu đồng/tấn; giá tên Hiếu khống chế là 3,4 triệu đồng/tấn) anh không đồng ý bán cho tên Hiếu.
Bất bình trước sự không chế của cơ sở thu mua ép giá của tên Hiếu, anh Toả không đồng ý bán cho tên Hiếu, ngày 6/3/2011, sau khi thu hoạch, phơi khô, vợ chồng anh thuê xe chở về trước 7 tấn mỳ để tính bán cho nơi khác, không ngờ trên đường vận chuyển mỳ về nhà bị một nhóm côn đồ là quân làm thuê cho cơ sở thu mua mỳ của tên Hiếu chặn xe ô tô chở mỳ cho vợ chồng anh dùng mã tấu đánh vỡ kính, đèn xe rồi hăm doạ giết người.
Được Công an xã can thiệp, xe chở mỳ tiếp tục chạy thêm được gần 100m, đến cầu Đăk Bơk Tôk, chúng đuổi theo và đánh anh Toả một cách giã man, rồi dùng mã tấu chém anh Toả bị thương nơi bàn tay. Lực lượng Công an xã đã có mặt kịp thời dùng các biện pháp khống chế mới giải thoát được cho anh Toả.
Anh Nguyễn Đăng Trí, người dân nơi đây bức xúc cho biết: tên Hiếu và đồng bọn từ nơi khác đến đây làm ăn, nhưng không biết có thế lực nào bảo kê không chứ bọn chúng ngang ngược lắm, còn hơn “ xã hội đen” nữa. Bọn chúng trang bị rất nhiều loại dụng cụ mà người dân chúng tôi nơi đây có lẽ cũng chưa bao giờ biết đến cứ như “trong phim hành động” cơ, nào mã tấu dài hàng mét, rồi hộp xịt cay, xịt ngất. Người dân chúng tôi nhìn thấy mà đã phát khiếp chưa nói đến là những hành động côn đồ, man rợ và sự hù doạ của chúng, nên chúng tôi đành phải bất lực, nhắm mắt chịu đựng. Cả một vùng quê với hàng trăm héc ta mỳ thu hoạch hàng ngàn tấn mỳ đều phải nhắm mắt bán rẽ cho tên Hiếu tiếc lắm nhưng chẳng biết làm sao.
Video đang HOT
Trao đổi với ông Trần Đình Minh, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Đăk Sơ Mei ông cho biết: Về vấn đề trên, chính quyền địa phương đã có văn bản báo cáo lên Uỷ ban nhân dân huyện, công an huyện xin ý kiến chỉ đạo. Tuy rất bức xúc nhưng chúng tôi vẫn phải chờ ý kiến của trên, nhưng với quan điểm, chính quyền địa phương sẽ kiên quyết xử lý nghiêm để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.
Thiết nghĩ, trên một vùng quê yên tĩnh, cuộc sống của người dân chỉ chờ vào những thành quả lao động chính đáng từ những giọt mồ hôi, nước mắt, vậy mà những thành quả lao động chính đáng ấy bị kẻ tiểu thương vô nhân tính ép giá, cướp đi và còn man rợ hơn đó là bọn chúng đã sử dụng thủ đoạn như “xã hội đen” để khống chế, đánh đập, hăm doạ người dân là một vấn đề đáng lên án.
Đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật khẩn trương vào cuộc để sớm bảo vệ quyền lợi chính đáng và tính mạng cho những người dân.
Theo TamNhin.net
Trường gà nhộn nhịp giữa rừng
Cánh rừng giá tỵ ven quốc lộ 20 ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đang trở nên nhộn nhịp bởi một trường gà quy mô hoạt động rầm rộ. Những con bạc khắp nơi từ Lâm Đồng, TP.HCM... đổ về đây đặt cược vào những con gà chọi với số tiền ăn thua lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trường gà của "trùm" G. giữa rừng giá tỵ - Ảnh: NGỌC KHẢI
Sáng 5-2, theo chân P., một tay cá độ có máu mặt, chúng tôi vào trường gà trong khu rừng giá tỵ thuộc thị trấn Tân Phú (Tân Phú, Đồng Nai). Bằng giọng miền Trung đặc sệt, P. căn dặn: "Bọn mi chuẩn bị ít tiền làm độ để tránh đám tai mắt chú ý, ai hỏi cứ nói là em họ tao. Nhớ là đừng đi lại xớ rớ, coi chừng bị chú ý thì không có đường về". Khu rừng giá tỵ bây giờ đã được giới đỏ đen gọi tên là rừng "chiến kê". 8g sáng, từ trung tâm thị trấn Tân Phú, chúng tôi cùng P. bám theo tốp thanh niên ôm túi cói đựng gà phóng xe bạt mạng dọc quốc lộ 20, sau đó rẽ trái men theo lối mòn vào rừng. Con đường mòn nhỏ khúc khuỷu vào rừng bụi mịt mù bởi xe của dân chơi gà rì rì nối đuôi nhau đi vào.
Cả trăm triệu đồng mỗi ngày
Chung độ bằng "tiền tươi" sau khi trận đấu kết thúc - Ảnh: NGỌC KHẢI
Gần một tuần đi thực tế ở Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai) và Đạ Huoai (Lâm Đồng), chúng tôi còn ghi nhận thêm được hoạt động của nhiều trường gà khác ngoài trường gà của "trùm" G. ở rừng giá ty. Các trường gà này của các tay "trùm" được phân chia địa bàn rất rõ ràng, không có chuyện xâm lấn địa bàn hoạt động của nhau. Hoạt động ăn chia được hai bên ngấm ngầm thỏa thuận.
Dân chơi gà độ hiểu rõ khu rừng từ Định Quán tới Phương Lâm là địa bàn của trùm G.. Đổ về từ Mađagui tới Phương Lâm là đất của trùm H.. Ở huyện Tân Phú, nhiều con bạc tỏ ra rất an tâm vì "đến trường gà của anh H., anh G. thì không lo bị úp (bắt)".
Từ xa đã nghe tiếng huyên náo như một buổi họp chợ. Dưới tán hàng trăm cây giá tỵ cao vút trơ trụi lá, đập vào mắt chúng tôi là một trường gà rộng gần 100m2 do "trùm" G. cai quản.
Lối chúng tôi vừa đi là lối độc đạo vào trường gà, trấn giữ lối vào là năm, sáu thanh niên nét mặt dữ tợn liên tục xét hỏi khi thấy người lạ vào. Nếu không rõ lai lịch hoặc không được người quen bảo lãnh thì rất dễ bị cho ăn đòn. Càng đến gần, tiếng la hét, ra kèo (tỉ lệ cá cược) càng rõ dần. Nổi bật nhất là tám "biện" (tám người ra kèo độ cho "trùm" và cả dân cá độ nếu có yêu cầu) mặt mũi bặm trợn, mình xăm vằn vện đi lại ra kèo. Vây quanh là gần 300 con bạc, ai nấy nét mặt đỏ gay, đứng ngồi nhấp nhổm.
Lúc này, hai "chiến kê" điều vàng và xám cụt chuẩn bị lao vào quyết đấu. Các "biện" luôn miệng hò hét ra độ với các con bạc tham gia cá cược: "Mười ăn tám", "Xám 3 triệu nè", "2 triệu ăn 3 triệu bắt không?"... Khắp trường gà tiếng nhao nhao bàn tán lai lịch hai "chiến kê" và ra kèo bắt độ. Sau khi thấy "biện" chốt hạ tầm 20 triệu đồng, hai "nài" (người ráp cựa thép, chăm sóc gà cho "trùm") cho hai "chiến kê" bắt đầu trận tử chiến.
Cả trường gà bùng nổ bởi tiếng hò hét khi con xám cụt bị dính đòn móc hầu. Các "biện" nhanh như cắt ra kèo "đá năm lai" (cứ 1 triệu đồng được bỏ thêm vào sới gà thì "biện" sẽ được nhận 50.000 đồng) cho con xám cụt. Trường gà lúc này như nổ tung bởi tiếng la ó chửi thề, chỉ chưa đầy một phút con xám cụt đã dính đòn thứ hai. Trong vài giây, cả trường nín lặng khi con xám cụt miệng ộc máu tươi, đập cánh phành phạch trên nền đất bụi. Thắng thua đã rõ, nhiều con bạc lúc này mặt nặng như chì, móc từng xấp tiền chung độ cho "biện".
Cứ thế, trong vòng nửa giờ đã có hai cặp "chiến kê" giao đấu. P. nhẩm tính: "Một ngày có không dưới ba chục cặp đấu sinh tử giữa những chú gà chiến. Chỉ riêng bữa nay thôi (5-2), số tiền độ trong trường gà của "trùm" G. không dưới 500 triệu đồng". Cũng theo lời của P., thỉnh thoảng còn có những trận sát phạt kinh hoàng tiền độ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Dân cá độ chuyên nghiệp truyền tai nhau về lần chung độ hơn 500 triệu đồng của đại gia V. vào đầu năm 2010. Vì mê "thần kê" ô rụt có lý lịch bất bại 15 trận khiến đại gia V. mê mẩn ôm tiền từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) đến trường gà quyết đấu. Ở trận này "thần kê" ô rụt bị đốn hạ chỉ chưa đầy hai phút. Đúng phong cách của đại gia, không cần nhiều lời, đại gia này rút từng xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng chung cho đối thủ trước ánh mắt ngưỡng mộ của nhiều con bạc.
Theo một số người dân địa phương, "trùm" G. mở các trường gà ẩn náu trong rừng giá tỵ đã hơn hai năm nay và hiện đang hoạt động khá rầm rộ. Những điểm này thường xuyên tập trung hàng trăm con bạc trong khoảng thời gian từ gần trưa đến 14g. Ông H., một người dân thị trấn Tân Phú, cho biết: "Ở khu vực này ai mà không biết tiếng của ông G. mở các trường gà đá độ trong các lô rừng giá tỵ. Ngày nào cũng có đến hàng trăm dân chơi từ khắp nơi đổ về".
Đúng như lời ông H. nói, trưa 25-2 chúng tôi tìm đến một trường gà khác của "trùm" G.. Tuy không phải là ngày cuối tuần nhưng trường gà này thu hút hơn trăm con bạc tham gia. Gần 20 phút đã có ba "chiến kê" bại trận đổ máu lênh láng. Gà tử trận được "nài" nhanh chóng rút ra chiếc cựa thép nhọn hoắt, dài tới mười phân. Tiền làm độ trong vài giờ sát phạt ước tính lên đến cả trăm triệu đồng.
"Luật rừng" trong trường gà
Theo điều tra của chúng tôi, các trường gà của "trùm" G. hoạt động chuyên nghiệp và rất kín kẽ. Tay chân của "trùm" G. có đến hàng chục người làm "ăngten" cảnh báo ở phía ngoài rừng. Các "ăngten" này hiện diện khá dày từ đầu lối vào đến khu vực trong trường gà, chủ yếu là những người chạy xe ôm và thanh niên choai choai tập tành chơi gà độ. Rải rác khu rừng giá tỵ có đến sáu trường gà đều được "trùm" dựng kín đáo dưới tán cây rừng. Kết thúc ngày đỏ đen, "trùm" sẽ cho đàn em lấy lá rừng rải kín trường gà để lấp dấu vết.
Vào mỗi buổi sáng, các tay cá độ chọn quán cà phê nằm ngay dốc gần cột mốc 123km trên quốc lộ 20 làm điểm tụ tập ra kèo cáp độ. Một giờ trước khi khai trận, "trùm" và các tay chân sẽ bắn tin cho mối cá độ "ruột" biết chính xác địa điểm và thời gian. Mỗi ngày "trùm" chỉ cho đá tối đa hai điểm. Và ở mỗi trường gà tập trung tới 200-300 người là chuyện bình thường. Để tránh bị lộ, tay "trùm" này thay đổi địa điểm liên tục vào giờ chót. Ngay cả những tháng mùa mưa, trường gà cũng được giăng bạt lớn che mưa và chơi không để sót buổi. Riêng các ngày lễ tết, thời gian hoạt động của các trường gà này kéo dài từ sáng sớm tới chiều tối.
Các con bạc đã chấp nhận tham gia trường gà của "trùm" G. đều tuân thủ các điều luật, nếu không các tay chân của "trùm" G. sẽ "hỏi chuyện". Mỗi chủ gà thắng độ đều phải chung chi cho "trùm" 10% tiền "xâu". Mỗi "biện" cũng phải hùn hạp cho "trùm" 200.000 đồng tiền sân bãi. Ngay cả các xe đẩy cơm, nước uống di động "ăn theo" trường gà cũng phải nộp tiền "hụi chết" 100.000 đồng cho ông ta mỗi ngày.
Ngược lại, "trùm" G. sẽ bảo kê an ninh, chịu trách nhiệm các khoản từ A-Z, kể cả việc "xử đẹp" nếu có tay cá độ nào có ý ăn quỵt tiền "biện". Một luật bất thành văn là chỉ cá độ bằng tiền mặt và chung tiền sau mỗi trận đấu. Đặc biệt, trong trường gà luôn có những tay chơi đẹp sẵn lòng mở hầu bao cho dân cá độ vay lúc cháy túi. Tuy nhiên, tiền "râu" (tiền lời) thường có giá cắt cổ. Tiền "râu" luôn ở mức 5-10%/ngày. "Ai lỡ vay rồi phải cắn răng trả nợ. Cắm xe, cắm vườn để trả tiền "râu" là chuyện xảy ra như cơm bữa ở đây" - một con bạc thua cháy túi nói.
"Công an huyện đã biết hoạt động của trường gà"
Khi PV Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: "Công an huyện Tân Phú có biết việc trường gà hoạt động trong rừng giá tỵ không?", trung tá Trần Dục - đội trưởng đội hình sự Công an huyện Tân Phú (Đồng Nai) - cho hay thời gian qua phía công an huyện đã tổ chức nắm tình hình hoạt động của một số đối tượng tổ chức đá gà ăn tiền, tổ chức trường gà trong khu vực rừng giá tỵ thuộc địa bàn thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú) và xã Phú Tân (huyện Định Quán). Theo ông Dục, các trường gà này hoạt động lưu động khá phức tạp, trong đó đối tượng tổ chức trường gà đã có tiền án tiền sự. Hiện Công an huyện Tân Phú đang tổ chức công tác điều tra và sẽ phối hợp với Công an huyện Định Quán để nhanh chóng triệt phá tệ nạn cờ bạc này trong thời gian tới.
Theo Tuổi Trẻ
'Làm tiền' xe khách dịp Tết Hai "đầu gấu" tại bến xe Quy Nhơn buộc các tài xế xe khách phải chi tiền cho mình nếu không sẽ đập phá. Ngày 13/1, công an Bình Định đã bắt qua tang Võ Thanh Sơn (46 tuổi, ngụ phường Đống Đa - TP Quy Nhơn) và Trần Anh Sơn (39 tuổi) đang thu tiên cua chu xe ôtô khach chay tuyên...