Gia Lai: Nhiều “đại gia” rót tiền vào trồng, chế biến nông sản
Trước thực trạng các dòng cây chủ lực như hồ tiêu, cà phê, cao su, điều… đang lao dốc không phanh vì cây chết, mất mùa, mất giá, nhiều địa phương ở Gia Lai đã tìm hướng đi mới, phát triển cây ăn quả. Rút kinh nghiệm từ những bài học trước, lần này địa phương ưu tiên các loại cây trồng có hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm, nhất là ưu tiên phát triển những sản phẩm có nhà máy chế biến.
Theo ông Phạm Ngọc Cơ – Trưởng phòng NNPTNT huyện Mang Yang, để giúp người dân phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp huyện đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Vụ mùa 2017 huyện đã chuyển đổi hàng trăm ha đất trồng mì, cỏ chăn nuôi kém hiệu quả sang trồng bơ, sầu riêng, thanh long ruột đỏ, chuối Nam Mỹ. Năm 2018, huyện đã chuyển đổi 56ha sắn kém hiệu quả sang trồng dứa.
Mỗi năm, ông Nguyễn Tấn Thach ở huyện Kong Chro thu lai hơn 200 triêu đông nhờ trồng na. Ảnh: T.H
“Trươc khi trồng dưa, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đa hơp đồng bao tiêu toan bô san phẩm cho nông dân, cam kết gia tối thiểu la 3.000 đồng/kg, nếu giá thị trương cao hơn thì sẽ mua theo gia thị trương. Bước đầu nông dân trong huyện đã trồng 56ha” – ông Cơ cho biết.
Quyết tâm chuyển đổi cây trồng ở Gia Lai đã có thêm hy vọng, khi Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao vừa khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên, công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm, 500 tấn nguyên liệu/ngày.
Video đang HOT
Cùng với trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai, Công ty Đồng Giao sẽ xây dựng vùng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị bền vững quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với diện tích liên kết từ 10.000 – 15.000ha tại Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi để Gia Lai ổn định diện tích 10.000ha cây ăn quả giai đoạn đến năm 2020.
Theo ông Hà Ngọc Uyển – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải pháp giúp người trồng hồ tiêu, cà phê vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, cũng là giải pháp xây dựng nông thôn mới. Nhưng việc lựa chọn cây trồng có hai vấn đề cần quan tâm, đó là phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương và có thị trường tiêu thụ ổn định, đặc biệt là phải có doanh nghiệp liên kết đầu tư.
“Diện tích mía, cao su, hồ tiêu… kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ, chanh leo trên cơ sở liên kết với các công ty đã và đang xây dựng các nhà máy chế biến, có thị trường tiêu thụ, cam kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân như Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Tập đoàn quốc tế Trường Sinh, Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế HAGL…” – ông Uyển nói.
Theo Danviet
Khánh thành tổ hợp chế biến rau quả 52.000 tấn, lớn nhất Tây Nguyên
Ngày 9/9/2019, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang). Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.
Dự lễ khánh thành có ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Sau hơn 1 năm xây dựng, Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai đã đi vào hoạt động với tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm. Như vậy tiến độ sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Khách mời tham quan khu sản xuất của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Doveco có 3 dây chuyền sản xuất tự động hóa và có công nghệ hiện đại gồm: Dây chuyền sản xuất nước quả cô đặc và nước quả tự nhiên, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền sản xuất rau quả đông lạnh, công suất 22.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền sản xuất rau quả đồ hộp, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.
Từ tháng 4/2019 đến nay, Doveco đã đưa vào vận hành, chạy thử với những lô hàng đầu tiên sản xuất ra đã được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu, Israel, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết, khi Trung tâm đi vào hoạt động, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100 triệu USD/năm, tổng doanh thu hàng năm có thể đạt 2.000 tỷ, nộp ngân sách nhà nước hàng năm từ 100 đến 150 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Công ty cũng muốn giới thiệu sản phẩm rau quả đặc sản của Tây Nguyên như chanh dây, bơ, chuối, sầu riêng... ra thị trường thế giới.
Lãnh đạo Bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh ấn nút khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Việc đưa nhà máy vào hoạt động cũng góp phần xây dựng và hình thành liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với diện tích liên kết sản xuất từ 10.000-15.000ha tại Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên, góp phần tạo đầu ra ổn định cho rau quả nông sản khu vực Tây Nguyên cũng như nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao đời sống của người dân.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cho rằng, sự ra đời của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai sẽ mở đầu cho thời kỳ bùng nổ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho 1.000 lao động địa phương và hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất và cung ứng các sản phẩm cho nhà máy.
Qua đó, mở rộng chuỗi giá trị như chế biến thức ăn gia súc, phân bón từ bã sản phẩm sau chế biến, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị có hiệu quả từ khâu sản xuất-chế biến tiêu thụ, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phân loại chanh dây tại Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Doveco là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam phát triển chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực của Việt Nam, với công nghệ chế biến, xuất khẩu một cách bền vững.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Doveco tiếp tục đồng hành cùng người dân Tây Nguyên để chế biến và tiêu thụ nhằm năng cao giá trị sản phẩm nông sản, đặc biệt là các loại cây đặc sản như chanh dây, bơ, chuối và sầu riêng; từng bước tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân Giai Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung; xây dựng và hình thành vùng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng rau quả.
Theo Danviet
Nông dân Hà Tĩnh gặt lúa 'chạy đua' với bão số 4 Trước khi bão số 4 (Podul) đổ bộ, hàng nghìn nông dân Hà Tĩnh đổ xô ra đồng thu hoạch lúa Hè thu với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Lúa của nông dân huyện Cẩm Xuyên ngấm nước do mưa đột ngột. Để đối phó với bão số 4, giảm thiệt hại do bão gây ra, những ngày gần đây, nông...