Gia Lai: Mẹ con cùng tử vong sau khi sinh
Thêm một vụ sản phụ tử vong vừa xảy ra tại Gia Lai, nguyên nhân được xác định là “ tắc mạch ối”.
Sản phụ Nguyễn Thị Bình đã tử vong sau khi sinh cháu trai
Nhưng phía gia đình khăng khăng cho rằng, sản phụ có sức khỏe tốt, phải “chết oan” do các bác sĩ tắc trách?
Ngày 23/12, chị Nguyễn Thị Bình (43 tuổi), trú tại thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá, Chư Sê, tỉnh Gia Lai được chồng là anh Phạm Văn Dũng đưa vào Trung tâm Y tế huyện Chư Sê nhập viện chờ sinh.
Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán, sức khỏe của chị Bình không tốt, vượt khả năng chăm sóc của tuyến huyện, anh Dũng đã đưa vợ lên Bệnh viên Đa khoa tỉnh Gia Lai nhập viện ngay trong đêm.
Đến 10h30, ngày 24/12, anh Dũng nhận được thông báo từ các bác sĩ là chị Bình đã sinh một cháu trai cân nặng 3kg.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi sinh cháu bé, chị Bình nói thấy mệt và ngất lim đi, sau đó tử vong.
Theo anh Dũng, trong quá trình mang thai, sức khỏe của chị Bình rất bình thường. Vợ chồng anh cũng đã sinh được 2 đứa con, các cháu đều khỏe mạnh.
“Trước khi vào phòng sinh, sức khỏe của vợ tôi không có triệu chứng gì, do vậy không thể chết đột ngột như vậy được. Phải chăng do bác sĩ tắc trách, chưa làm hết trách nhiệm ?”, anh Dũng bức xúc.
Bé trai con chị Bình vừa sinh ra đã không tự thở được, các bác sĩ can thiệp bằng máy. Đến chiều cùng ngày, cháu bé cũng đã tử vong, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Bình được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai xác định do bị tắc mạch ối với các triệu chứng như trụy mạch, hôn mê…
Để làm rõ nguyên nhân gây tử vong cho sản phụ Nguyễn Thị Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Công an tỉnh đề nghị mời các chuyên gia pháp y từ TP. Đà Nẵng đến phẫu thuật tử thi, lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.
Theo xahoi
Gặp lại cô bé 13 năm làm nô lệ quán phở
Di chứng những trận đòn roi ngày nào vẫn còn nhưng khuôn mặt của Nguyễn Thị Bình, người bị hành hạ dã man suốt 13 năm làm thuê cho quán phở ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội, giờ đây thật rạng rỡ và viên mãn bên chồng con.
Trong căn nhà khang trang bên bờ đầm nuôi tôm và cua bể ở xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, Nam Định, đang có 40 người dự tiệc. Hôm nay, gia đình này tổ chức tiệc đầy tháng cho bé trai Lý Minh Hiển, con trai của Nguyễn Thị Bình, cô gái được cứu thoát năm 2007 sau 13 năm làm thuê không lương, bị hành hạ dã man tại quán phở của gia đình Phương - Đức ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm năm gặp lại, giờ Bình đang là người mẹ trẻ, có chồng, có con trai và những người mà cô đang coi là người thân ở xung quanh.
Vợ chồng Bình bên con trai Minh Hiển và ân nhân - ông Phạm Bình Minh
Từ thương đến yêu
"Tôi biết thông tin cháu Bình từ lâu, luôn dõi theo bước đi của cháu. Sau khi cháu Bình lập gia đình, tôi gọi điện nói vợ chồng xuống đây, nếu đỗ lại được tôi sẽ giúp đỡ. Cháu Bình yếu nên được giao công việc nấu ăn cho gia đình và 10 nhân công làm việc trong công ty, còn cháu Tuyến lo giúp quản lý công việc ngoài đầm".
Ông Phạm Bình Minh
"Chúng tôi đến với nhau ban đầu là thương, thương sau khi đọc báo biết được hoàn cảnh của Bình. Khi đi tìm và gặp Bình tại quán chè ở Mai Động, Hà Nội, tôi đã rất xúc động và mến cô ấy. Sau này chúng tôi quyết định cưới nhau, rồi được ông Minh quý mến giao cho công việc ở đây. Hiện giờ hai vợ chồng tôi đều cảm thấy đã tìm được nơi đất lành để lập nghiệp".
Anh Lý Trung Tuyến (chồng Bình)
Nhìn thật kỹ, dấu vết còn lại của quá khứ là những vết sẹo mờ trên mặt, hai bàn tay rất to, to khác thường so với vóc dáng của người phụ nữ chỉ tròm trèm 40kg. Khi Bình bước đi, dấu vết ấy càng lộ rõ: đốt sống lưng của Bình gần như cứng, khiến cô hơi phải còng mỗi bước đi.
Ấy là dấu vết của những tháng năm gánh nước, rửa bát, bưng bê vất vả mà cô đã trải qua ở gia đình chủ quán phở. Đã năm năm trôi qua, đến giờ thỉnh thoảng Bình vẫn gặp ác mộng.
Thế nhưng cảm giác xót xa ấy tan biến khi một người đàn ông ngoài 30, thấp nhưng chắc chắn, nói giọng hơi trại trại đến giúp Bình trông con, tiếp khách. Anh Lý Trung Tuyến, chồng Bình, vốn là người dân tộc Nùng quê gốc Lạng Sơn. Tuyến đã tốt nghiệp đại học và từng đi làm việc tại Malaysia.
Về nước, anh làm quản lý ở một cơ sở cung cấp nước đóng chai. Những hình ảnh đáng thương của cô gái Nguyễn Thị Thông, tức Bình, ở quán phở đã khiến Tuyến động lòng.
Tuyến tìm khắp nơi, rồi tìm được Bình đang bán chè thuê ở Mai Động, Hà Nội. Làm quen rồi cảm mến, rồi tình yêu, chàng trai thật thà ấy đã khiến Bình xiêu lòng.
Năm 2011, hai người làm đám cưới. Sau đám cưới ấy là lúc phải kể đến người đàn ông thứ ba trong gia đình này - ông Phạm Bình Minh, 73 tuổi, Việt kiều Mỹ, đã trở lại quê hương Nam Định sinh sống bằng nghề nuôi tôm, cua.
Biết tình cảnh của Bình, ông Minh gọi đến và nói một câu giản dị: hai vợ chồng về chơi, nếu thấy hợp thì ở lại làm ăn, ông sẽ giúp.
Chỉ một lời mời giản dị, vợ chồng Bình - Tuyến về Bạch Long và gắn bó với vùng đất mới này gần một năm nay. Bé trai Minh Hiển, con cô, chào đời ở Bạch Long và cô dự định chọn nơi này làm quê hương thứ hai.
Hôm Bình trở dạ (ngày 30/10/2012) chỉ hai ngày sau cơn bão số 8, cơn bão mà ông Nguyễn Văn Nguyên, trưởng Công an xã Bạch Long, tâm sự là từ lúc ông sinh ra chưa có cơn bão nào lớn thế.
"Bão quật đổ hết nhà cửa, cây cối tan hoang, cả nhà chúng tôi chỉ lo cháu nó trở dạ. May quá bão tan rồi mới thấy cháu đau bụng, tôi kêu taxi để bà xã đưa cháu lên bệnh viện tỉnh, may quá là mẹ tròn con vuông" - ông Minh tâm sự.
Mong đất lành, cây nảy lộc
Bế con đến cạnh ông Minh, Bình giới thiệu: Ông tôi đây. Từ khi về đây, tôi đã có cảm giác như một gia đình, cuộc sống ổn định, có chồng, có con, ông bà quý mến, tôi đã quá mệt mỏi, đây là lúc dừng chân lại rồi. Tết này tôi sẽ ở lại Bạch Long ăn tết với ông".
Hỏi Bình còn điều gì thù hận những người đã hành hạ cô suốt 13 năm, Bình chỉ cười: "Gia đình họ đã mất rất nhiều thứ, tôi nghĩ họ đã phải trả cái giá quá đắt rồi. Giờ tôi chỉ muốn được sống yên bình với chồng con và những người thân ở đây".
Tôi hỏi Bình có còn muốn gặp người mẹ đã bỏ cô đi từ năm 7-8 tuổi, từ đó chưa một lần quay lại tìm con, Bình nói những người làng (quê Bình thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) đi Đài Loan đã gặp mẹ cô, bà vẫn còn sống và khá giả.
Nhưng Bình không giận mẹ, chỉ mong một lần mẹ về đây nhìn con và cháu, thế là cô đã mãn nguyện rồi. Bình nói từ khi được giải thoát, nhờ báo chí lên tiếng cô mới biết mình sinh năm 1983, có ông Minh, rồi có cha mẹ nuôi (là con gái bà Hà Kim Bình, người đã cứu cô) đều rất tốt, nếu có mẹ về cuộc sống sẽ càng tròn đầy, hạnh phúc...
Chia tay, ông Minh kêu vợ chồng Bình cùng đi tiễn. Tất cả chúng tôi lên xe, mở bung cửa kính để đón những cơn gió rào rạt bên bờ đầm. Câu chuyện trên xe thật thân tình và ấm cúng, ít ai biết họ vốn là những người xa lạ, mới gặp nhau chưa đầy một năm nay bắt đầu từ tình thương, rồi sự cảm mến và trân trọng.
Ông Minh cho biết đầm tôm, cua và diện tích ông đang khai thác rộng 30ha. "Tôi có ăn thì các cháu cũng có ăn. Tôi nhìn thằng cháu mới sinh rồi sẽ khá, nó sinh ra đã biết tránh ngày bão lớn" - ông Minh chân thành nói.
* Cuối năm 2007 đầu năm 2008, Bình là "nhân vật" của báo chí, sau khi được giải cứu khỏi quán phở của gia đình Phương - Đức ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội.
* 13 năm làm thuê không lương nhưng Bình nhận được tới... 424 vết sẹo do bị vợ chồng chủ quán đánh đập, thậm chí có lần cô bị bà chủ dùng dao đâm vào ống chân, bị ông chủ dùng kìm điện kẹp vào sườn, hông, lưng...
* Bạn đọc cả nước cảm thương số phận của Bình và gửi tặng Bình tổng cộng 94.500.000 đồng. "Nhưng đến cuối năm 2008 thì số tiền này hết sạch. Tôi đã cho người em và một số người quen biết vay đều không thu lại được. Hết tiền, tôi trở lại Hà Nội làm thuê, rồi được gặp chồng và nhiều người tốt khác, như ông Minh đây" - Bình nói với PV.
Theo 24h
Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm? Rất nhiều độc giả nhất trí với quan điểm của bà Nguyễn Thị Bình về việc tập trung tăng lương cho giáo viên và coi đây là một giải pháp chủ chốt giúp giáo viên gắn bó với nghề, tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng lương giáo viên hiện nay không thấp, và nếu có tăng...