Gia Lai: Làng Hreng làm nông thôn mới kiểu gì mà bây giờ ai đến cũng tấm tắc khen là sạch hẳn lên?
Nguồn lực thông qua Hội Nông dân (ND) tỉnh Gia Lai đã giúp các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh có ý thức hơn trong việc xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, thu gom, tái chế sử dụng các loại rác.
Đường làng, ngõ xóm đã vắng bóng rác thải thay vào đó là những con đường hoa rực rỡ, dần hoàn thành các tiêu chí của làng nông thôn mới.
Bảo vệ môi trường từ 2 mô hình thiết thực
Cụ thể, vào tháng 8/2020, Hội ND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Hội ND huyện Chư Păh bàn giao mô hình “Xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm hợp vệ sinh” và “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt” cho người dân làng Hreng, xã Hòa Phú.
Hội Nông dân tỉnh Gia Lai thăm quan mô hình xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh của người dân làng Hreng. Ảnh: Trần Hiền
“Từ khi được nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, người dân trong làng rất phấn khởi và tích cực tham gia các phong trào. Cụ thể là dọn dẹp rác thải trên các đường làng, ngõ xóm; trồng cây xanh và hoa; xây dựng nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh…”.
Ông Rơ Châm Jeo (làng Hreng)
Video đang HOT
Theo đó, 2 mô hình trên được triển khai từ tháng 3/2020 với sự tham gia của 57 hộ dân làng Hreng. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 91 triệu đồng do Hội ND tỉnh Gia Lai cấp. Cụ thể, mô hình “Xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm hợp vệ sinh” có 27 hộ tham gia; các hộ được hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng bò khoảng 3 triệu đồng/chuồng, mỗi chuồng 12m2. Ngoài ra, người dân làng Hreng được tập huấn cách chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Mô hình thứ 2 cũng thiết thực không kém, “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt”. Mô hình có 30 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 1 thùng đựng rác 2 ngăn và được hướng dẫn cách phân loại rác thải. Các hộ tham gia mô hình ngoài việc được Hội ND tỉnh tổ chức tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hướng dẫn thu gom, phân loại, xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ tại hộ gia đình đã thành lập 1 tổ thu gom rác thải; hàng tuần gom rác thải không tái chế đưa đến bãi tập kết tại thôn 2, xã Hòa Phú và tự xử lý rác thải tái chế để làm phân bón hữu cơ. Việc triển khai 2 mô hình trên đã góp phần vào kết quả xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Rơ Châm Boy (làng Hreng) phấn khởi nói: “Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi trâu bò ngay dưới sàn nhà nên khi nào cũng bốc mùi hôi thối. Một thời gian sau, chúng tôi cũng có di dời chuồng bò ra ngoài theo tuyên truyền của chính quyền để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, vì đồng vốn còn hạn chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không xây dựng được chuồng trại kiên cố, cũng vì thế bò xuất hiện nhiều bệnh khi phơi nắng phơi mưa quá nhiều. Tuy nhiên, cũng nhờ chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ xây chuồng bò giúp chúng tôi có thể vừa tạo thêm nguồn thu nhập hiệu quả từ chăn nuôi bò, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, chính quyền còn tặng gia đình tôi thêm một thùng đựng rác 2 ngăn. Nhờ vậy mà các con cháu trong gia đình rất có ý thức trong việc thu gom rác thải, bảo vệ môi trường…”.
Làng nông thôn mới của xã
Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai mô hình “Xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm hợp vệ sinh” và “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt”, người dân làng Hreng đã có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.
Đánh giá về hiệu quả từ 2 mô hình trên, bà Nguyễn Thị Hồng – Chủ tịch Hội ND xã Hòa Phú nhận xét: “Chỉ sau 2 tháng triển khai, toàn bộ hội viên dân làng rất phấn khởi, giảm đáng kể việc người dân chăn nuôi thả rông mất vệ sinh. Thêm vào đó, người dân đã biết cách đào hố ủ phân để tái sử dụng, bón cho các loại cây chủ lực như cà phê. Không giống như ngày trước người dân chăn nuôi dưới sàn nhà gây mất vệ sinh, xuất hiện nhiều bệnh…
Bên cạnh mô hình xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm hợp vệ sinh còn có mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải cũng khá hiệu quả. Cụ thể, người dân đã biết cách thu gom rác thải bảo vệ môi trường, phân loại rác có thể tái chế sử dụng…”.
Qua quá trình tuyên truyền, vận động những năm qua, dân làng Hreng luôn tích cực tham gia phong trào xây dựng NTM thông qua việc góp ngày công và hiến đất làm đường. Đặc biệt, từ khi được chọn xây dựng làng NTM theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, hầu hết người dân trong làng thường xuyên thu gom rác thải sinh hoạt, trồng cây, hoa dọc các tuyến đường làng.
Bên cạnh đó, bà con còn xây dựng nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, chỉnh trang hàng rào thẳng tắp… từng bước hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận làng NTM trong năm nay.
Đắk Lắk: Nuôi loài tắc kè đặc sản bám dính như keo, chăm nhàn như giải trí mà ông nông dân 7X kiếm bộn tiền
Đầu năm 2019, anh Nguyễn Văn Tài (SN 1972), ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) ra Hà Nội tìm mua 60 con tắc kè giống về nuôi sinh sản. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, sau vài tháng nuôi, nhiều con tắc kè bị chết do mắc bệnh.
Thất bại nhưng không bỏ cuộc, anh Nguyễn Văn Tài, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) tìm tới trang trại nuôi tắc kè ở các huyện lân cận để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời anh tham khảo thêm kiến thức, kỹ thuật nuôi tắc kè trên sách báo, mạng ỉnternet...
Anh xã Quảng Hiệp (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra trọng lượng tắc kè va đan dê nuôi.
Cuối năm 2019, anh Nguyễn Văn Tài dành thời gian học hỏi về kỹ thuật nuôi tắc kè, chăm sóc tắc kè tại một trang trại nuôi tắc kè ở huyện Ea Kar. Sau đó, anh quyết định mua gần 100 con tắc kè giống về gây nuôi sinh sản.
Anh Tài chia sẻ: "Quy mô nuôi tắc kè ban đầu chỉ 10 m2. Đến năm 2020 gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại tăng quy mô lên 50 m2 diện tích nuôi tắc kè. Hiện gia đình tôi đang nuôi hơn 400 con tắc kè, gồm cả con tắc kè giống và tắc kè thương phẩm. Lúc nhiều nhất nhà tôi nuôi tắc kè với số lượng lên đến 500 con".
Anh Tài cho biết, anh đang bán tắc kè thương phẩm với giá tắc kè từ 150.000 - 250.000 đồng/con tuỳ theo trọng lượng. Khách hàng mua tắc kè chủ yếu về gây nuôi sinh sản hoặc làm dược liệu. Thị trường tiêu thụ tắc kè mở rộng sang các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh...
Anh Nguyễn Văn Tài cho biết, nuôi tắc kè đòi hỏi quy trình chăm sóc nghiêm ngặt như thức ăn sạch, chuồng trại thông thoáng, đủ ánh sáng tự nhiên, chuồng mát mẻ. Hằng tuần phải phun thuốc sát trùng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tắc kè không bị bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa.
Mùa sinh sản của tắc kè từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Mỗi lứa một con tắc kè mẹ sinh sản từ 6 - 8 quả trứng, sau 2 - 3 tháng thì trứng tắc kè nở. Tắc kè mẹ đẻ liên tục trong nhiều năm.
Kinh nghiệm khi nuôi tắc kè là ngoài việc cung cấp đủ thức ăn, nước uống, cần phải chú ý ghép đàn theo tỷ lệ 1 đực với 4 cái/chuồng nuôi để tắc kè sinh sản tốt và nhân đàn nhanh.
Ngoài bán con tắc kè giống và tắc kè thương phẩm, thời gian tới, anh Tài dự định xây dựng nhà xưởng chế biến tắc kè thành các sản phẩm như cao tắc kè, bột tắc kè khô, rượu tinh chất tắc kè...
Anh Nguyễn Văn Tài đã nuôi dế mèn để chủ động nguồn thức ăn cũng như phòng dịch bệnh cho tắc kè, vừa tiết kiệm chi phí.
Anh làm chuồng nuôi dế bằng cách đóng các thùng bọc ni lông với diện tích 1,2 x 2,4 m; bên trong dựng các khay xốp làm nơi trú ngụ cho dế.
Từ 2 thùng nuôi thử nghiệm dế mèn, đến nay anh Tài đã mở rộng lên 20 thùng nuôi dế. Thức ăn cho dế chủ yếu là lá sắn, bắp cải, bí ngô...
Ngoài làm thức ăn cho tắc kè, anh Tài còn bán dế thịt thương phẩm. 20 thùng nuôi dế sau 45 ngày sẽ cho thu hoạch khoảng 50 - 60 kg dế thịt thương phẩm được anh bán với giá 150.000 đồng/kg.
Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tọa đàm "75 năm một chặng đường" Sáng 7/10, Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức lễ Tọa đàm với chủ đề "75 năm năm một chặng đường" nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Hội Nông dân tỉnh Gia Lai 25/10/1945-25/10/2020; kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020). Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm 75 năm ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh
Có thể bạn quan tâm

Những xe phân khối lớn ăn xăng quá nhiều sẽ bị ngừng bán?
Xe máy
10:29:50 04/05/2025
Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025