Gia Lai: Khám phá vẻ đẹp Núi lửa Chư Đang Ya qua Tuần lễ Hoa dã quỳ năm 2024
Trong Tuần lễ Hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya có trình diễn cồng chiêng, múa xoang, trang phục thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, chế tác nhạc cụ; phục dựng nghi lễ Mừng lúa mới của người Jrai.
Chư Đang Ya đẹp nhất là khi vào mùa hoa dã quỳ. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 là sự kiện có quy mô cấp tỉnh, dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12/11/2024 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri và khu vực núi lửa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Chiều 24/9/2025, tại cuộc họp với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Chư Păh và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết Tuần lễ nhằm giới thiệu, quảng bá danh lam thắng cảnh, điểm đến văn hóa-lịch sử đến du khách, thông qua đó kêu gọi đầu tư, từng bước phát triển các loại hình du lịch.
Trong khuôn khổ Tuần lễ có 11 hoạt động chính gồm các hoạt động văn hóa như trình diễn cồng chiêng, múa xoang, đan lát, tạc tượng, chế tác nhạc cụ; giới thiệu trang phục thổ cẩm, các hiện vật văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống, sản vật đặc trưng của địa phương; phục dựng nghi lễ Mừng lúa mới của người Jrai; biểu diễn giã gạo.
Các nghệ nhân tạc tượng gỗ dân gian. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Bên cạnh đó là hoạt động thi đấu thể thao như đẩy gậy, chạy cà kheo, kéo co, nhảy bao bố…; tổ chức các trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm; trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh về văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.
Chương trình còn có hội thi chinh phục đỉnh Núi lửa Chư Đang Ya; hội thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.
Đặc biệt, tại Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 dự kiến sẽ có nội dung thả khinh khí cầu; tạo cơ hội cho du khách trực tiếp trải nghiệm khinh khí cầu, ngắm nhìn toàn bộ đỉnh núi Chư Nâm, núi lửa Chư Đang Ya và khung cảnh thành phố Pleiku.
Video đang HOT
Dịp này, sẽ diễn ra giải half marathon 2024 “Đánh thức vùng quê Chư Păh – Hành trình kết nối Núi và Hoa” với các nội dung thi đấu 21km, 10km, 5km và 2km trên đường chạy hỗn hợp, kết hợp giữa chạy đường phố (road) và đường mòn, đồi dốc (trail).
Nằm cách trung tâm Thành phố Pleiku khoảng 30km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya thuộc làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) có độ cao khoảng 975m so với mực nước biển.
Theo các nhà khảo cổ, Chư Đăng Ya là miệng núi lửa được tạo thành bởi dòng nham thạch phun trào cách đây hàng triệu năm.
Trên đỉnh núi lửa Chư Đang Ya. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là “củ gừng dại.” Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một bà cụ sống dưới chân núi. Ngày nọ, bà bị đau bụng và được thầy lang trong vùng chữa trị mà bệnh không khỏi. Trong cơn đau tuyệt vọng, bà gắng sức leo lên ngọn núi gần nhà mong tìm được thứ gì đó có thể giúp mình.
Lên đỉnh núi, bà thấy đám gừng mọc tự nhiên xanh tốt và nghĩ đó là thứ Giàng (trời) cho nên liền đào lên ăn. Ngay sau đó, bà cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Bà bèn lấy thêm ít củ nữa mang về nhà ăn thì bệnh tình hết hẳn.
Câu chuyện của bà lan rộng quanh vùng và từ đó người Jrai ở đây gọi ngọn núi ấy là Chư Đăng Ya.
Vẻ đẹp của Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng.
Năm 2018, tạp chí Daily Mail (Anh) đưa núi lửa Chư Đăng Ya vào danh sách điểm đến rất đáng ghé thăm, mặc dù đây là núi lửa không còn hoạt động và đã nguội lạnh hàng triệu năm. Theo Daily Mail, đây là địa điểm khiến du khách thích du lịch mạo hiểm phải mê mẩn vì cảnh quan thiên nhiên cùng văn hóa bản địa đặc sắc.
Năm 2020, Núi lửa Chư Đăng Ya lọt top 50 ảnh phong cảnh đẹp nhất thế giới tại cuộc thi ảnh phong cảnh Landscape do Agora tổ chức.
Núi lửa Chư Đăng Ya đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, đến nay dấu tích nham thạch còn sót lại biến vùng đất này trở nên vô cùng màu mỡ. Người dân bản địa đã tận dụng sự màu mỡ của đất để gieo trồng rất nhiều loại nông sản như dong riềng, ngô, bí khoai. Chính hoạt động canh tác này cũng mang đến cho Chư Đăng Ya một vẻ đẹp rất ấn tượng.
Nhìn từ trên cao, núi lửa Chư Đăng Ya có hình phễu lớn. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
Nhìn từ trên cao, núi lửa Chư Đăng Ya có hình phễu lớn, với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Bao quanh núi lửa là những cây cổ thụ, cây bụi và những thửa ruộng hoa màu tươi tốt.
Người ta thường nói Chư Đăng Ya như một thiếu nữ vùng sơn cước thích làm đẹp, vào mỗi mùa ngọn núi này lại mang một vẻ đẹp riêng khiến bất cứ ai khi chừng chân nơi đây cũng đều cảm thấy xao xuyến không muốn rời bước.
Khi sắc đỏ thắm của những bông dong riềng nở rộ cũng là lúc báo hiệu mùa mưa về. Lúc này cây cối có màu xanh mơn mởn, khung cảnh ở Chư Đăng Ya cũng vì thế mà tràn đầy sức sống.
Vào mùa khô, Chư Đăng Ya lại mang một vẻ đẹp hoang sơ, với những cành cây khẳng khiu, tàn lụi mùa thay lá.
Chư Đăng Ya đẹp nhất là khi vào mùa hoa dã quỳ, lúc này không gian của ngọn núi sẽ được bao phủ bởi sắc vàng rực rỡ từ những triền đồi đến tận miệng núi lửa. Cảnh sắc Chư Đăng Ya lúc này trở nên diễm lệ và ấn tượng hơn hẳn những thời điểm khác trong năm.
Từ vòm núi lửa Chư Đăng Ya, du khách thỏa sức dõi mắt nhìn toàn cảnh phố núi Pleiku, danh thắng Biển Hồ; đồng thời ngắm cảnh và chụp hình những dải hoa dã quỳ hữu tình nở rộ quanh miệng núi, dưới chân núi.
Núi lửa Chư Đăng Ya thật sự là một thiên đường cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của đại ngàn Tây Nguyên. Chính bởi vẻ hoang sơ mà Chư Đăng Ya trở thành một điểm du lịch rất nổi tiếng, khiến các tín đồ xê dịch gần xa bị mê hoặc.
Tới đây, du khách sẽ cảm thấy vô cùng khoan khoái, bình yên. Mọi mệt nhọc, lo toan của cuộc sống dường như sẽ bị bỏ quên khi chúng ta được đắm chìm trong không gian mênh mông của đại ngàn. Cảm giác đọng lại sẽ là sự thư thái và yên ả, nơi mà chỉ có cỏ cây, hoa lá dưới mỗi bước chân.
Gia Lai: Sẵn sàng cho lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya
Du khách đến với lễ hội không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vỹ của núi lửa với sắc vàng dã quỳ, mà còn có cơ hội khám phá những di sản về văn hóa của người dân bản địa.
Núi lửa Chư Đăng Ya rực vàng trong mùa hoa dã quỳ.
Trong tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya, các hoạt động trọng điểm sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 10/11 đến 12/11) tập trung ở làng Ia Gri, khu vực núi lửa và một số địa điểm khác tại xã Chư Đăng Ya và xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh). Một hoạt động không thể thiếu đó là màn diễu hành trình diễn cồng chiêng với hàng trăm "nghệ sĩ" của các buôn làng. Từ 16 giờ 10/11, các đoàn diễu hành sẽ trình diễn cồng chiêng, múa xoang, phụ họa hóa trang di chuyển từ nhà rông của làng Ia Gri vòng quanh chân núi lửa Chư Đăng Ya, sau đó tập kết tại địa điểm ban đầu để sẵn sàng cho lễ khai mạc diễn ra lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày.
Trong suốt 3 ngày trọng tâm của tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya, các nghệ nhân huyện Chư Păh sẽ trình diễn đan gùi, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, chế tác nhạc cụ dân tộc, các vật dụng phục vụ sinh hoạt của dân tộc Jrai, Bahnar... để phục vụ du khách. Đến lễ hội, du khách có dịp trải nghiệm trực tiếp đan gùi, dệt thổ cẩm... cùng các nghệ nhân.
Đặc biệt, trong ngày 11/11, sẽ tổ chức phục dựng nguyên bản nghi lễ "Cúng lúa mới" tại sân nhà rông làng Ia Gri. Nghi lễ "Cúng lúa mới" được người Jrai xem là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Đây là nghi lễ mà các gia đình và cộng đồng tổ chức để tạ ơn các thần linh đã phù hộ một mùa bội thu, những hạt lúa óng vàng. Đồng thời cũng là dịp để từng gia đình, cộng đồng cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ cho họ trong mùa vụ tiếp theo được mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt...
Một trong những hoạt động lần đầu tiên được tổ chức ở năm nay là chương trình biểu diễn với chủ đề "Sống động nhịp điệu giã gạo". Các xã, thị trấn của huyện sẽ cử các nghệ nhân chia thành từng đội để giã 5 kg gạo. Từ 16 giờ đến 21 giờ ngày 11/11, tại nhà rông làng Ia Gri sẽ diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Đêm hội nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên" với sự tham gia của các câu lạc bộ, ban nhạc, các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.
Để tạo sự sôi động với du khách, Ban tổ chức sẽ tổ chức cuộc thi về các môn thể thao truyền thống như: đẩy gậy, chạy cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, leo núi cũng như các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đi xe đạp chậm... Đây là cuộc thi không chỉ giữa các xã, thị trấn của huyện, mà còn là dịp để du khách được tham gia tranh tài các môn thể thao, các trò chơi mang đậm sắc màu của người dân Tây Nguyên.
Ban tổ chức cũng có khu vực trưng bày những bức ảnh ghi lại nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội, tín ngưỡng, cảnh quan thiên nhiên, con người, món ngon, đặc sản ẩm thực, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Chư Păh; tượng gỗ dân gian, nhạc cụ dân tộc truyền thống được tạo ra từ bàn tay của các nghệ nhân người Jrai, Bahnar tại Chư Păh; những tác phẩm văn hóa, lịch sử, sách hay về Gia Lai.
Lễ hội năm còn có các quầy trưng bày hàng lưu niệm, đặc sản địa phương. Cụ thể, quầy hàng nông sản đặc trưng của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, chuối rừng, rượu ghè, măng khô, rau sạch, cá thát lát sông Sê San; quầy hàng các sản phẩm của thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp, các sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện như: nấm, mật ong. Các sản phẩm nông nghiệp địa phương, các sản phẩm đặc sản của Chư Đăng Ya: miến dong riềng, bột dong riềng, khoai lang Chư Đăng Ya và các sản phẩm chế biến từ khoai lang như khoai lang chiên, nướng, sấy, luộc; món ăn đặc sản của địa phương: cơm lam, gà nướng, rượu ghè, lá mì, cà đắng, thịt nướng...
Đến Gia Lai chứng kiến Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya Từ ngày 10 - 13/11/2018, tại nhà Rông làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018 với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các danh lam...