Gia Lai: Khai khống trồng rừng, trục lợi hàng tỉ đồng
Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai ( Gia Lai) được ngân sách cấp 17 tỉ đồng để trồng và chăm sóc 717 ha rừng. Cơ quan này lập hồ sơ trồng rừng, nhưng không thực hiện, để mất 420ha; không thuê người chăm sóc rừng, nhưng lên danh sách khống và giả chữ ký để chiếm đoạt tiền nhà nước.
Rừng tại khu vực do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai quản lý càng trồng, càng… mất. Ảnh ĐÌNH VĂN
Càng trồng, càng… mất
Tại Gia Lai, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai (viết tắt là BQL, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai, trực thuộc Sở NNPTNT) được giao đầu tư trồng phòng hộ và trồng rừng làm giàu từ năm 2001-2017 là 717 ha, với kinh phí 17 tỉ đồng. Với sự đầu tư như vậy, lẽ ra, diện tích rừng ở đây phải tăng, nhưng tiếc thay, qua kiểm tra, chỉ còn lại 279,2 ha, nghĩa là mất và chết đến hơn 480 ha. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành giao thanh tra vào cuộc kiểm tra. Từ đây, 1 đường dây khai khống trồng rừng, giả mạo danh sách chăm sóc rừng, trục lợi tiền nhà nước đã bị bóc gỡ.
Cụ thể, năm 2003, nhà nước đầu tư 1,7 tỉ đồng để trồng 100ha, qua kiểm tra, có 56,7 ha rừng “bốc hơi”, đồng nghĩa gần 700 triệu đồng đầu tư vô nghĩa. Đau xót hơn là 120 ha rừng trồng của năm 2004, đầu tư 1,8 tỉ đồng, nhưng diện tích bị mất lên đến 86,4 ha, tương ứng số tiền thiệt hại hơn 1,1 tỉ đồng. Năm 2005, tại tiểu khu 344 (xã Ia O, huyện Ia Grai) là khu vực đất rừng tự nhiên và đã có cây rừng tự nhiên, không có rừng trồng. Thế nhưng, BQL đã vẽ ra kế hoạch “trồng rừng” để nhận hơn 1,4 tỉ đồng trồng và chăm sóc 80 ha rừng ảo. Kiểm tra, 80 ha rừng trồng bị “mất sạch”.
Video đang HOT
Thất thoát nhiều nhất là kế hoạch trồng rừng của năm 2010. Với 6,4 tỉ đồng đầu tư cho việc trồng và chăm sóc 123,5 ha tại xã Ia Chiă (huyện Ia Grai). Báo cáo của BQL “vo tròn” rằng, diện tích 123,5 ha rừng vẫn “còn nguyên”. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, thanh tra phát hiện, mật độ cây trồng chính là keo lá tràm chỉ khoảng 45-50 cây/ha, thay vì đúng thiết kế là 1.600 cây/ha. Chỉ với 3,67 ha rừng còn sống, ứng với số tiền hiệu quả chỉ là 191 triệu đồng, còn 6,2 tỉ đồng nhà nước đầu tư coi như mất trắng.
Trong tổng số 17 tỉ đồng đầu tư trồng, chăm sóc rừng, BQL đã để thất thoát 12,4 tỉ đồng.
Trục lợi từ chính sách trồng rừng
Chưa hết, hai năm 2015-2016, BQL hợp đồng giao khoán với 100 người chăm sóc, bảo vệ rừng với số tiền hơn 3,7 tỉ đồng. BQL đã giao khoán với những đối tượng không phải là dân tại chỗ, dù biết làm là trái với Nghị định 23 của Chính phủ. Tất cả những “thủ thuật” trục lợi ngân sách đều bị thanh tra nhà nước bóc tách. Bởi lẽ, những người ký nhận tiền giao khoán thực ra được BQL “nhờ” ký các thủ tục để hợp thức hóa cho việc thanh quyết toán.
Như ông Siu Nghét (trú làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) không “nhận thầu” làm đường ranh cản lửa cho BQL, tuy vậy, người của BQL nhờ ông ký các thủ tục để thanh toán. Ông được trả công 50 ngàn đồng, còn nhân viên của BQL chiếm đoạt 99 triệu đồng. Tương tự, ông không làm trưởng nhóm chăm sóc 30,1ha rừng năm 2010, không nhận số tiền 728 triệu đồng. Các chữ ký trên 4 phiếu chi là do nhân viên BQL nhờ ông ký hộ để chiếm đoạt 728 triệu đồng và chỉ trả công cho ông 50 ngàn đồng.
Diện tích rừng 80 ha tại tiểu khu 344 là rừng tự nhiên, không có rừng trồng, tuy vậy, BQL vẫn hợp đồng với bà Nguyễn Thị Thìn (Làng Bi, xã Ia O) chăm sóc với số tiền 144 triệu đồng. Công an viên làng Bi là ông Siu Quan khẳng định: “Làng Bi không có bà Nguyễn Thị Thìn, danh sách 16 người nhận tiền ghi làng Bi, nhưng thực tế làng không có tên 16 người này”. Số tiền mà BQL giả mạo chữ ký người dân để chiếm đoạt là 2,6 tỉ đồng. Thanh tra nhà nước chỉ rõ: “Bằng mắt thường nhận ra các chữ ký trong từng danh sách là của một người”. Gút lại, 717 ha rừng, BQL để mất đến 480 ha rừng và thất thoát 15 tỉ đồng, trong tổng số 17 tỉ đồng đầu tư
Trách nhiệm chính được xác định thuộc về ông Ngô Càng Thanh – nguyên Trưởng BQL, ông Nguyễn Đức Ánh, Đinh Văn Khẩn – nguyên Phó trưởng BQL (từ năm 2001-3.2015); từ tháng 3.2015 đến nay là của ông Lê Tiến Hiệp – Trưởng BQL. Trước sai phạm quá nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ra thông báo kết luận số 1815, chỉ đạo chuyển toàn bộ hồ sơ sai phạm của BQL sang Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Trao đổi với PV, Giám đốc sở NNPTNT Gia Lai Trương Phước Anh cho biết: “Góc độ sở, trước mắt kiện toàn lại bộ máy BQL để đảm bảo công việc, nhiệm vụ. Sau này, khi công an kết luận, ai sai đến đâu xử lý đến đó”.
ĐÌNH VĂN
Theo LĐO
Vụ kế toán trường chiếm đoạt tiền ở Gia Lai: Xử lý sai cũng... sai
Nữ kế toán chiếm đoạt hơn 250 triệu đồng của giáo viên và nhà trường. Nhưng đến khi xử lý sai phạm, hiệu trưởng nhà trường lại ra quyết định buộc thôi việc kế toán, trong khi việc buộc thôi việc thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
Bà Lý trao đổi về sai phạm tại trường. Ảnh : Đăng Nhật
Như Dân Việt đã thông tin, bà Siu Huyn, kế toán Trường tiểu học Lê Văn Tám, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã giả mạo chữ ký hiệu trưởng, tự ý lấy con dấu của nhà trường sử dụng sai mục đích, chiếm đoạt lương giáo viên, quỹ đền ơn đáp nghĩa với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng. Sau khi bị phát hiện, đến ngày 22.4, bà Siu Huyn đã nộp lại toàn bộ số tiền trên để khắc phục hậu quả. Trong vụ việc này, Thanh tra huyện Chư Sê xác định bà Lưu Thị Lý, Hiệu trưởng nhà trường đã buông lỏng quản lý trong công tác quản lý lãnh đạo, nhân viên để cấp dưới sai phạm tài chính nhiều lần nhưng không có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời. Bà Lý còn quản lý con dấu sơ sài, thiếu trách nhiệm, để kế toán lấy con dấu sử dụng sai mục đích...
Tuy nhiên điều đáng nói, sau khi có kết luận thanh tra như trên, bà Hiệu trưởng lại tiếp tục sai phạm trong việc xử lý sai phạm của bà Siu Huyn. Cụ thể, ngày 18.4, Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Sê Trần Văn Lam ký văn bản giao Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến vụ việc trên. Thế nhưng, vào ngày 12.5, bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã tự ý ra quyết định kỷ luật bà Siu Huyn với hình thức... buộc thôi việc. Việc xử lý của bà Hiệu trưởng như vậy là vượt thẩm quyền.
Trao đổi vấn đề này với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Nội vụ huyện Chư Sê cho biết, Phòng không hướng dẫn Ban Giám hiệu nhà trường ra quyết định buộc thôi việc đối với viên chức Siu Huyn. Phòng Nội vụ cũng không có thẩm quyền ra quyết định này. Còn ông Trần Văn Lam, Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Sê nói: "Về luật thì cán bộ, viên chức do người người đứng đầu cơ quan đó thi hành kỷ luật. Nhưng quyết định buộc thôi việc thì lại phải do huyện ban hành, vì huyện ra quyết định bổ nhiệm".
Quyết định buộc thôi việc đối với bà Siu Huyn. Ảnh : Đăng Nhật
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Lưu Thị Lý cho biết: "Sau khi có kết luận thanh tra, nhà trường cũng nhận được sự chỉ đạo của Phòng Nội vụ huyện về việc xử lý sai phạm của bà Siu Huyn. Ban Giám hiệu nhà trường đã động viên cô Huyn xin nghỉ việc nhưng cô này không chịu nghỉ, do vậy Hội đồng kỷ luật nhà trường phải tiến hành họp và bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu thống nhất với hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Trên cơ sở đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã ra quyết định buộc bà Siu Huyn thôi việc". Nhưng bà Lý cũng thừa nhận, việc đưa ra quyết định buộc thôi việc đối với bà Siu Huyn là sai. "Thời gian tới, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ làm một văn bản khác, đề nghị cấp trên xem xét buộc thôi việc đối với nhân viên kế toán này", bà Lý nói.
Theo Danviet
Phát hiện 24 phách gỗ xoan đào giấu trong rừng 7 giờ ngày 5-8, tổ công tác Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra khu vực rừng trồng ở thôn 2 (xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) thì phát hiện 24 phách gỗ rừng tự nhiên được cất giấu tinh vi. Số gỗ xoan đào tự nhiên được công an phát hiện, thu giữ...