Gia Lai: Hi hữu 400 gốc chanh leo bị trộm cắt trong 3 đêm liền
Vườn chanh leo trĩu quả đang vào mùa thu hoạch, bỗng nhiên bị kẻ gian ba đêm liền đột nhập cắt gốc, triệt hạ hơn 400 gốc gây thiệt khoảng 500 triệu đồng. Sự việc khiến chủ vườn trắng tay, nhiều nông hộ khác cũng hoang mang lo lắng.
Ngày 3.10, trung tá Dương Đức Việt – Phó Trưởng Công an huyện Chư Pứh ( Gia Lai) cho biết, đang cho định giá thiệt hại tại vườn chanh leo của gia đình chị Võ Thị Bích Hiệp (thôn Hòa Phú, thị trấn Nhơn Hòa) bị kẻ gian cắt 365 gốc chanh leo. Sau khi xác định mức thiệt hại, sẽ xem xét khởi tố vụ án hủy hoại tài sản, tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Vườn chanh leo chết héo do bị cắt gốc
Theo trung tá Việt, khoảng 9 giờ sáng 27.9, công an huyện nhận được tin báo tại vườn rẫy gia đình chị Hiệp (ở thôn Hòa Thắng) xảy ra vụ hủy hoại tài sản là vườn chanh dây với quy mô lớn, vị trí cách nhà khoảng 2km. Qua kiểm tra, xác định có 365 cây chanh leo bị cắt đứt gốc, bắt đầu chết héo. Hiện trường không để lại vật dụng gì.
“Theo quy định, nếu tài sản bị hủy hoại lớn hơn 2 triệu đồng thì sẽ truy tố trách nhiệm hình sự về hành vị hủy hoại. Hiện, Công an huyện đang cho tiến hành định giá thiệt hại của vườn cây chanh leo để xem xét khởi tố vụ án hình sự về tội hủy hoại tài sản. Do vụ việc vẫn trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thêm thông tin cho báo chí”, trung tá Việt nói.
Chanh leo bị cắt đứt gốc
Trao đổi với Dân Việt, chị Võ Thị Bích Hiệp (chủ vườn chanh leo bị hủy hoại) buồn kể: “Ban đầu tôi phát hiện có 20 gốc chanh leo bị héo rũ, nhìn dưới gốc cây có dấu răng cưa đứt gốc giống như bị chuột gặm. Nghĩ do chuột phá hoại nên tôi lấy hạt bắp (ngô) tẩm thuốc chuột vãi dưới gốc cây nhằm bẫy chuột nhưng không thấy phát hiện gì. Hôm sau xuống vườn lại phát hiện thêm hơn 100 gốc bị héo rũ, gốc bị đứt nghi do kéo cắt. Hôm sau nữa, gia định lại phát hiện thêm hơn 100 gốc chanh dây bị cắt gốc. Gia đình tôi lâu nay không có thù hằn với ai, mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường không gây ra xích mích gì”.
Video đang HOT
Kẻ gian tạo hiện trường giả chuột cắn gốc chanh đêm đầu tiên
Nghe tin vườn chanh leo bị kể xấu phá hoại, anh Nguyễn Xuân Hải (chồng chị Hiệp) đang đi làm xa phải vội vã về nhà rình 3 đêm liên tục ngoài vườn nhưng không phát hiện manh mối nào.
“Vườn tôi có hơn 700 gốc chanh leo đang vào mùa thu hoạch thì đã bị cắt hơn nửa vườn, ngoài nhưng cây bị cắt đứt gốc thì còn rất nhiều cây khác bị cắt nhưng chưa đứt gốc sớm muộn gì cũng chết. Tổng số cây bị cắt hơn 400 gốc, thiệt hại đầu tư ban đầu hơn 150 triệu, tính cả nguồn thu từ vườn chanh trong 1 năm rưỡi tới thì mất trên 500 triệu đồng”, anh Hải nói.
Theo anh Hải, hành vi hủy hoại như thế này là triệt đường sống của người khác, bao nhiêu tâm huyết của gia đình chỉ trong một đêm mà mất trắng. Tôi hy vọng, cơ quan điều tra sớm tìm ra thủ phạm để đền bù thiệt hại cho gia đình. Nhiều hộ khác trong khu vực cũng rất lo lắng về việc này.
Theo Danviet
Lừa bán giống chanh dây: Dân đòi tiền, còn bị công ty "ma" doạ
Sau khi Dân Việt đăng bài về công ty lừa bán giống chanh dây rồi biến mất ở Gia Lai, chúng tôi nhận được tố cáo của hàng chục nông dân khác, trong đó nhiều hộ đã cắm sổ đỏ, bán tài sản để trả nợ vì chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp không có trái.
Đầu tư tiền tỷ... chỉ thu lá
Sau khi Dân Việt đăng bài "Táng tận lương tâm: Lừa nông dân trồng chanh dây dỏm, rồi biến mất" xảy ra tại xã Ia Blứ (huyện Chư Pứh), nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã liên hệ với chúng tôi để chia sẻ, nhờ báo mạnh mẽ vào cuộc. Công ty ký hợp đồng bán giống, bán phân, bao tiêu sản phẩm với người dân lần này cũng chính là Công ty TNHH Tuấn Đại An (38 Lý Nam Đế, Tp.Pleiku) mà Dân Việt đã phản ánh. Theo các hộ dân, công ty này bán giống, bán phân cho người dân với giá rất cao, nhưng kết quả là chanh dây... không có trái.
Trồng chanh dây thu toàn lá
Anh Đinh Văn Cường (làng Mông, xã Ia Hla, huyện Chư Pứh) buồn rầu nói: "Vườn tôi trồng 3ha chanh dây với 1.800 gốc, đã chi gần 1 tỷ đồng vào đây nhưng chanh không cho quả, chỉ thấy toàn lá. Giờ hóa đơn nợ chất cả chồng không biết phải xoay sở làm sao, tôi mới đem "sổ đỏ" đi vay thêm ngân hàng về trả nợ phân bón cho các đại lý, tổng số nợ lên tới hơn 1 tỷ đồng rồi". Theo anh Cường, vườn chanh dây của anh rất tốt nhưng mỗi cây chỉ có vài chục quả "tí ti, méo mó". Mặc dù đau lòng nhưng vẫn phải chặt bỏ gần hết để trồng cây khác nuôi gia đình, chỉ chừa lại 3 sào để làm chứng cứ.
Còn anh Nguyễn Hồng Thao (làng Tai Pêr, xã Ia Hla) cho hay: "Công ty Tuấn Đại An xuống đây tổ chức hội thảo, hứa hẹn hấp dẫn lắm. Để bà con tin, họ còn đưa dân đi ra phố, xuống huyện Đắk Đoa thăm mô hình. Đến khi chanh dây không có trái, gọi thì họ hẹn, nhưng không thấy người xuống giải quyết. Tôi đầu tư vào vườn cây gần 400 triệu đồng rồi. Giờ chúng tôi bức xúc lắm, làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất khiến vợ chồng bất hòa".
Cũng tại làng Tai Pêr, vườn chanh dây của anh Phạm Văn Dũng đã 8 tháng rồi mà mỗi cây chỉ ra vài chục trái, anh Dũng đã chặt bỏ 280/1.100 cây. Bà Hiền hẹn đưa giống mới về đề bù, tôi đào hố chờ trồng nhưng không thấy đâu. Tất cả tiền làm vườn tôi đều đi vay, hơn 400 triệu đồng đầu tư coi như mất sạch. Khó khăn quá, tôi đành nhượng lại tài sản trên đất ở 2 rẫy giá 70 triệu để chi tiêu, trả nợ".
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, không chỉ huyện Chư Pứh, mà nhiều nông dân khác tại các huyện Chư Sê, Ia Grai, B'Bang nhiều hộ dân cũng lâm cảnh lao đao vì trồng chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp.
Thuốc xé nhãn mác được bán giá rất cao
Bị dân đòi tiền, công ty dọa kiện ngược
Theo tìm hiểu của PV, hợp đồng của Công ty Tuấn Đại An với các hộ dân tại xã Ia Hla (huyện Chư Pứh) cũng tương tự như hợp đồng mà chúng tôi tiếp xúc ở xã Ia Blứ: Giá thu mua bao tiêu là 6.000 đồng/kg, thanh toán ban đầu 50% phân bón và giống (36.000 đồng/cây ươm bằng hạt). Tất cả các hợp đồng đều được ghi bằng một nét chữ, người đứng ra ký kết là bà Bùi Thị Dịu Hiền - Giám đốc công ty. Điều lạ là trong số những hợp đồng trên, có hợp đồng đứng tên ông Lâm Hồng Hải - cũng ghi chức vụ giám đốc.
Anh Đinh Văn Cường cho biết, việc làm của Công ty Tuấn Đại An rất mờ ám. Việc đưa phân, thuốc về xã đều tiến hành vào ban đêm, các nhãn mác đều bị bóc ra hết, mỗi bao có giá rất cao từ 200 -500 nghìn đồng. Riêng một lít thuốc được chiết ra chai nhựa có giá 600 nghìn đồng, thậm chí 1 bao phân ngoại hiệu Humic công ty tính 3 triệu đồng. Do bao phân chưa bị xé nhãn mác, anh Cường gọi vào số điện thoại của công ty nhập khẩu trong Sài Gòn thì họ nói giá bán chỉ 400.000 đồng/bao. "4 tháng sau, chanh dây không ra trái, tôi gọi điện hỏi thì bà Hiền giám đốc nói: Em chăm nhiều lên, bón phân, thuốc nhiều vào, giống thực sinh nên lâu ra trái đó", anh Cường bức xúc nói.
Nông dân buồn rầu chặt bỏ chanh dây
Tra cứu trên trang điện tử "Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho kết quả: Công ty TNHH Tuấn Đại An - Gia Lai, mã số DN 5901041353, địa chỉ 38 Lý Nam Đế - Tp.Pleiku. Người đại diện pháp luật Huỳnh Nam Anh Tuấn, ngày thành lập 18.7.2016 với các ngành nghề như: mua bao bì, nông sản, vận tải đường bộ. Một số trang thông tin khác ghi: Người đại diện và giám đốc là ông Lâm Hồng Hải, được đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Tp. Pleiku.
Còn nông dân Võ Minh Tây (làng Tai Pêr, xã Ia Hla) cho biết, khi gọi vào máy một vị tự xưng là Phó giám đốc Công ty Tuấn Đại An thì ông này nói: "Người ta thuê tôi thôi, chứ tôi không phải người của công ty". "Còn bà Hiền thì nói các người mù chữ à, hợp đồng ký rồi giờ nói thế này, thế nọ. Dù các người có đi kiện ở đâu công ty cũng thắng. Nếu mà công ty thắng thì người dân phải bồi thường danh dự, tiền của và khoản nợ 50% cũng phải trả, không trả thì đưa thi hành án vô đòi", anh Tây thuật lại.
Tương tự, anh Đinh Văn Cường kể lại: "Tôi đầu tư cả tỷ đồng vào đây, giờ công ty nói hỗ trợ giống như cũ sao chấp nhận được, đâu phải chỉ thiệt hại về tiền giống. Chúng tôi đòi kiện thì bà Hiền dọa thuê luật sư kiện ngược, đòi nợ 50%. Bà Hiền còn thách thức "đố thằng Cường làm gì được, nó không đủ tuổi". Trước đó, tôi hỏi sao bao phân 400 nghìn mà bán cho tôi 3 triệu, bà Hiền bảo: "Đại lý nào nói vậy tao thuê giang hồ vào dẹp tiệm".
Nhận được đơn khiếu nại của nhiều nông dân, cách đây 2 tháng, UBND xã Ia Hla đã mời công ty Tuấn Đại An đến hòa giải nhưng bất thành. Phía công ty đồng ý xóa nợ đầu tư nhưng người dân không đồng ý, còn người dân yêu cầu công ty trả lại tiền thì công ty không chịu.
Theo Danviet
Vụ chanh dây toàn lá ở Gia Lai: DN trả lại 279 triệu cho dân Ngày 3.7, với sự chứng kiến của chính quyền xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh - tinh Gia Lai), đại diện Công ty TNHH Tuấn Đại An và 33 hộ nông dân mua giông chanh dây cua công ty nay đã có buổi họp. Kết quả cuộc họp đã chấm dứt sự việc "một phần diện tích chanh dây trồng theo dạng bao...