Gia Lai: Giáo viên tự ý sửa kết quả học tập cho 75 học sinh
Rất nhiều sai phạm đã được chỉ ra đối với nữ giáo viên môn Âm nhạc của Trường tiểu học Cù Chính Lan, TP. Pleiku (Gia Lai). Đây cũng là nữ giáo viên liên tục bị phụ huynh phản ánh về công tác giảng dạy thời gian qua.
Đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT TP. Pleiku (Gia Lai) vừa có thông báo kết luận kiểm tra đối với Trường tiểu học Cù Chính Lan và cá nhân giáo viên môn Âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân.
Cụ thể, chất lượng giáo dục môn Âm nhạc tại một số lớp học không đạt chỉ tiêu mà bản thân giáo viên đã cam kết ngay từ đầu năm học, như lớp 2.3; 4.3; 3.3; 3.4; 4.2; 4.4.
Bên cạnh đó, giáo viên này không lập sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện năm học 2022-2023.
Giáo viên Trân cũng không có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành học kỳ 1 năm học 2022-2023 (Kết quả khảo sát đầu năm học có 16 học sinh chưa hoàn thành, đến cuối học kỳ 1 số học sinh chưa hoàn thành tăng lên 28 học sinh).
Giáo viên Trân cũng chưa có sự phối hợp với một số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh trong đánh giá học sinh; chưa thường xuyên kiểm tra, nhận xét vào vở học sinh để hướng dẫn học sinh khắc phục hạn chế hoặc sai sót; chưa có kế hoạch dạy học, hồ sơ dành riêng cho học sinh khuyết tật học hòa nhập tại trường theo quy định tại Thông tư 22, Thông tư 27.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong 2 năm học (2021-2022 và 2022-2023), cô Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân đã tự ý sửa chữa kết quả học tập đối với 75 học sinh ở các lớp (nâng lên, hạ xuống và chỉnh sửa nhận xét), trong đó có một số học sinh được nâng lên, hạ xuống nhiều lần mà không báo cáo, không xin phép và chưa có sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường.
Cụ thể, năm học 2021-2022, từ ngày 25/5/2022 đến ngày 03/6/2022, cô Trân đã chỉnh sửa đánh giá, nhận xét cuối kỳ II trên dữ liệu SMAS đối với 17 lượt/17 học sinh: 2 trường hợp chỉnh sửa nhận xét; 11 trường hợp nâng từ Hoàn thành (H) lên Hoàn thành tốt (T); 02 trường hợp nâng từ Chưa hoàn thành (C) lên Hoàn thành (H); 02 trường hợp hạ từ Hoàn thành (H) xuống Chưa hoàn thành (C).
Năm học 2022-2023, theo kế hoạch của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các giáo viên bộ môn nhập kết quả đánh giá học sinh theo môn phụ trách hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 13/5/2023.
Tuy nhiên, sau ngày 13/5/2023 (từ ngày 14/5/2023 đến ngày 26/5/2023), giáo viên Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân đã chỉnh sửa kết quả học tập môn Âm nhạc học kỳ 2 đối với 80 lượt/58 học sinh.
Cụ thể: 4 trường hợp điều chỉnh lời nhận xét; 20 trường hợp hạ kết quả đánh giá từ Hoàn thành tốt (T) xuống Hoàn thành (H); 48 trường hợp nâng từ Hoàn thành(H) lên Hoàn thành tốt (T); 8 trường hợp nâng từ Chưa hoàn thành (C) lên Hoàn thành (H).
Ngoài ra, khi phụ huynh học sinh có phản ứng (thông qua mạng xã hội) không đồng tình về việc đánh giá học sinh của cô Trân, nữ giáo viên này đã đăng thông tin đáp trả (qua mạng xã hội) với lời lẽ, ngôn ngữ phản cảm, không đúng với chuẩn mực đạo đức nhà giáo.
Những sai phạm, hạn chế trên của giáo viên Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân đã vi phạm vào các thông tư, quy định của Bộ Giáo Dục, Bộ Thông tin Truyền thông như: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT, Quyết định số 874/QĐ-BTTTT…
Vì vậy, đối với bà Trân, đoàn kiểm tra kiến nghị phải kiểm điểm, làm rõ những khuyết điểm, sai phạm đã nêu. Bên cạnh đó, nữ giáo viên này cần phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của ngành giáo dục.
Trước đó, Báo Công lý đã đưa tin, trên mạng xã hội xôn xao những bức xúc của phụ huynh có con em đang theo học tại trường từ khối lớp 1 đến lớp 5 đối với cô giáo Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân.
Nhiều phụ huynh cho rằng, cô Trân thiếu tích cực trong việc giảng dạy, kỹ năng truyền đạt và tinh thần gợi mở kém, dẫn đến học sinh không cảm nhận được nội dung bài học cũng như phát triển các kỹ năng để theo kịp yêu cầu của giáo viên
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, xếp loại kết quả học tập của học sinh, cô giáo Trân đã không khách quan, vô tư và trách nhiệm. Từ đó, kết quả đánh giá không tạo được sự đồng thuận, gây bức xúc và ức chế cho học sinh.
Sự việc này đã gây ra dư luận rất lớn trên mạng xã hội cũng như ngoài thực tế. Vì vậy, UBND tỉnh Gia Lai đã ra văn bản yêu cầu làm rõ và xử lý trách nhiệm nếu có.
Phó Hiệu trưởng cùng 2 thầy giáo "lặn" sang Hàn Quốc rồi cho người nhà đến trường nộp đơn xin nghỉ
Quá trình công tác, 3 thầy giáo tại Hà Tĩnh đã tự ý bỏ việc, sang Hàn Quốc tìm kiếm việc làm.
Điều đáng nói, những người này sau khi xuất ngoại thành công rồi mới nhờ người thân đưa đơn xin nghỉ việc đến nhiệm sở để nộp. Trong số này, một người là Phó Hiệu trưởng.
Ngày 8/6, trao đổi với phóng viên CAND Online, một lãnh đạo Phòng Nội vụ UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác nhận, ngày 9/5 UBND huyện Kỳ Anh đã có văn bản đồng ý cho Hiệu trưởng các trường THCS Kỳ Phú và THCS Kỳ Khang ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với 2 giáo viên đang công tác tại các trường này.
Trường THCS Kỳ Xuân, nơi Phó hiệu trưởng Lê Văn Quỳnh tự ý bỏ việc để sang Hàn Quốc tìm kiếm công việc mới.
Theo đó, tại trường THCS Kỳ Phú là trường hợp của thầy giáo Hồ Văn Thuận (SN 1978), giáo viên dạy Toán và tại trường THCS Kỳ Khang là thầy Trần Đăng Giang (SN 1978). Cả hai giáo viên này trước đó đều có đơn xin nghỉ phép để đi khám bệnh, sau đó tự ý bỏ việc, nhiều tháng không đến cơ quan để sang Hàn Quốc tìm công việc mới.
Cụ thể, vào ngày 15/1/2023, thầy giáo Hồ Văn Thuận xin nghỉ phép để đi chữa bệnh. 3 ngày sau, người này nhắn tin trên nhóm Zalo công đoàn nhà trường thông báo đã sang Hàn Quốc làm việc. Sau đó, thầy Thuận đã gửi đơn xin thôi việc theo đường bưu điện và từ đó đến nay không có mặt tại trường để giảng dạy.
Tương tự, vào ngày 12/2, bà Nguyễn Thị Thanh Bình là vợ của thầy giáo Trần Đăng Giang đến trường THCS Kỳ Khang nộp đơn về việc thầy Giang xin nghỉ phép để đi khám bệnh. Sau đó, cũng bà này đã đến trường nộp đơn xin thôi việc cho chồng.
Trước đó, vào ngày 8/6, UBND huyện Kỳ Anh cũng đã ban hành văn bản kỷ luật buộc thôi việc đối với thầy giáo Lê Văn Quỳnh (SN 1978), Phó hiệu trưởng trường THCS Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.
Tương tự như hai trường hợp nói trên, ngày 8/3 thầy Quỳnh xin nghỉ phép để đi chữa bệnh, sau đó nhờ vợ mang đơn xin nghỉ việc đến nộp cho Hiệu trưởng nhà trường. Một ngày sau đó, thầy Lê Văn Quỳnh nhắn tin lên nhóm Zalo của trường với nội dung: vì hoàn cảnh bản thân, gia đình nên nghỉ việc để đi tìm việc mới phù hợp.
Được biết, trước khi chuyển đến trường THCS Kỳ Xuân giữ chức Phó hiệu trưởng vào tháng 8/2021, thầy giáo Lê Văn Quỳnh từng có thời gian làm Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Phú.
Một lãnh đạo huyện Kỳ Anh cho biết, việc các thầy giáo này tự ý bỏ việc khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền là vi phạm đạo đức nhà giáo, quy định, quy chế của cơ quan đơn vị, làm ảnh hưởng không tốt đến phụ huynh, học sinh và ngành giáo dục nên buộc phải ban hành kỷ luật bằng hình thức cho thôi việc.
Xác minh sự việc phụ huynh tố giáo viên quấy rối học sinh Hiện phòng GD&ĐT huyện Nhà Bè đang xác minh và yêu cầu nhà trường báo cáo về sự việc. Trưa 9-6, trao đổi với PLO, bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng GD&ĐT Nhà Bè cho biết đã nắm được sự việc đăng tải trên mạng xã hội. Hiện phòng đang xác minh và yêu cầu nhà trường báo cáo. Từ sáng nay, trên...