Gia Lai: Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ… chiếm đất rừng
Không chỉ để mất hàng trăm ha rừng của Nhà nước, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ và nhiều cán bộ của ban này còn chiếm dụng đất rừng và được hợp thức hóa bằng… “sổ đỏ”.
Công trình xây dựng trên đất lâm nghiệp do BQLRPH Bắc Biển Hồ quản lý.
Trang trại của giám đốc trên đất rừng
Như Dân Việt đã phản ánh, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Biển Hồ đã buông lỏng quản lý, để 102 cây thông 40 năm tuổi ở huyện Ia Grai bị khoan gốc, bơm hóa chất đầu độc để chiếm đất. Sự việc trên chưa được làm rõ, cơ quan chức năng lại phát hiện nhiều diện tích rừng thông khác trên địa bàn TP. Pleiku cũng do đơn vị này quản lý bị chặt phá vô tội vạ. Đặc biệt là nhiều cán bộ của QLRPH Bắc Biển Hồ cũng chiếm dụng, chia chác đất rừng để làm trang trại, xây dựng nhà kiên cố, mua bán để trục lợi.
Có mặt tại các tiểu khu 387, 389 (thuộc xã Diên Phú, TP.Pleiku) do QLRPH Bắc Biển Hồ quản lý vào cuối tháng 5, PV Dân Việt ghi nhận nhiều diện tích rừng thông 34 năm tuổi và 10 năm tuổi đang bị ken cây, chặt hạ để chiếm đất. Đơn vị quản lý rừng chưa thống kê được diện tích thiệt hại, chủ sử dụng đất, chưa có biện pháp ngăn chặn nên tình trạng phá rừng chiếm đất tại đây đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Cạnh đó là hàng loạt trang trại, nhà ở, “biệt phủ”… đã hoàn thành hoặc đang thi công.
Trong đó, trang trại rộng hơn 22.000m2 của ông Nguyễn Đức – Trưởng QLRPH Bắc Biển Hồ – có hàng trăm gốc tiêu xanh mướt, trụ tiêu lớp lớp như chông chọc lên nền trời, liền đó là vườn cà phê đang cho thu hoạch. Tất cả đều được ông Đức bảo vệ bằng tường rào xây, bên trên có thép gai giăng kín. Trang trại này nằm sát Khu quy hoạch tiểu thủ công nghiệp Diên Phú, là vùng người dân đang tự cắt đất nông nghiệp bán làm đất ở, do vậy ông Đức sẽ có hàng chục tỷ đồng nếu xẻ bán như vậy.
Không chỉ ông Đức mà ông Tưởng Tín (nguyên Trưởng Ban QLRPH Bắc Biển Hồ) cũng có hơn 10.000m2, bà Mai Thị Ngọc Thỏa (nguyên cán bộ của ban) có hơn 30.000m2… Riêng bà Thỏa sau khi chiếm dụng, đã bán lại toàn bộ cho các ông Đặng Xuân (Phó Trưởng ban), Đặng Văn Cườm (kế toán ban) và hộ ông Dương Xuân Hùng.
Video đang HOT
Điều đáng nói, mặc dù diện tích này là đất lâm nghiệp do QLRPH Bắc Biển Hồ quản lý, nhưng không hiểu bằng cách nào mà những cán bộ trên lại được UBND TP.Pleiku… cấp “sổ đỏ”. Cũng tại khu vực này, UBND TP.Pleiku còn cấp “sổ đỏ” cho 9 người khác, với diện tích hơn 9.000m2, tất cả đều thuộc lâm phần QLRPH Bắc Biển Hồ.
Trang trại trên đất rừng của ông Nguyễn Đức – Trưởng BQLRPH Bắc Biển Hồ
Gần 2.500 ha đất rừng “bốc hơi”
Theo kết luận ngày 15.5 của Thanh tra tỉnh Gia Lai, năm 2011 BQLRPH Bắc Biển Hồ được UBND tỉnh giao quản lý hơn 9.000ha rừng và đất lâm nghiệp, nhưng khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ban này đã tự ý bỏ ra ngoài hơn 977ha.
Đến năm 2016, với lý do bị UBND tỉnh thu hồi đất, ban này lại đề nghị và được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý giảm thêm 177ha. Nhưng thực tế, diện tích này đã được UBND tỉnh thu hồi trong các năm 2002 – 2009, trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho BQLRPH Bắc Biển Hồ.
Vẫn chưa hết, đến đầu năm 2017, ban này lại báo cáo diện tích đang quản lý trên thực tế chỉ còn… 6.677ha. Nghĩa là 30% diện tích đất rừng đã “bốc hơi” trong vòng 6 năm, diện tích này đã bị lấn chiếm, mua bán trái phép, BQLRPH Bắc Biển Hồ mất quyền sử dụng hoàn toàn. Cũng theo kết luận thanh tra, trong giai đoạn 2012 – 2016, BQLRPH Bắc Biển Hồ tiếp nhận các nguồn vốn với tổng số tiền 25 tỷ đồng, trong đó để thất thoát hơn 2,3 tỷ đồng (gồm hơn 1,2 tỷ có dấu hiệu bị cán bộ của ban tham nhũng, hơn 1,1 tỷ bỏ ngoài sổ sách chưa được làm rõ).
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Ngô Ngọc Sinh – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai – cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ sai phạm, có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý đất rừng, tài chính tại BQLRPH Bắc Biển Hồ sang Công an tỉnh điều tra, xử lý theo quy định.
Theo Danviet
Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai khiến 13 người tử vong
Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc khiến hàng chục người thương vong tại thị trấn Chư Sê - Gia Lai, ngay trong chiều 7/5, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức họp khẩn thông tin cho báo chí.
Công an Gia Lai thông tin nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn
Về nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn, Thượng tá Trương Đức Đương, Phó phòng PC45, Công an tỉnh Gia Lai cho biết: "Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tài xế xe tải Võ Văn Quý không làm chủ được tốc độ. Dữ liệu được trích xuất từ thiết bị giám sát cho thấy lúc 4 giờ 36 phút 46 giây chiếc xe đang di chuyển với tốc độ 105km trên giờ, trên xe khi ấy chở khoảng 20 tấn phân bón đi hướng từ Bình Định về huyện Chư Pứ tỉnh Gia Lai. Ngoài ra tài xế này đã đi vào phần đường ngược chiều có dải phân cách cứng".
Cũng theo Thượng tá Trương Đức Đương, trước khi xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng chiếc xe tải trên đã vượt qua trạm thu phí, vượt thêm một chiếc xe khách cùng chiều. Cơ quan chức năng nghi ngờ tài xế xe tải dùng thuốc phiện nên đã tiến hành xét nghiệm máu, tuy nhiên sau xét nghiệm cho ra kết quả âm tính. Để chắc chắn hơn cơ quan chức năng sẽ tiếp tục lấy máu và xét nghiệm lần nữa ngoài ra tiến hành điều tra việc tài xế này có nghiện ma túy không.
Ông Lê Đình Thọ (Thứ trưởng Bộ GT-VT)
Cũng tại buổi họp báo này, ông Lê Đình Thọ (Thứ trưởng Bộ GT-VT) đề nghị địa phương cần tập trung cứu chữa người bị thương, tạo điều kiện cho gia đình chăm lo đến sức khỏe của những nạn nhân trong vụ tai nạn, đồng thời hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở cho thân nhân những nạn nhân trên chuyến xe "tử thần".
Trước đó, vào 4h35 ngày 7/5, tại Km 1623 100 đường Hồ Chí Mình đoạn qua địa phận thị trấn Chư Sê đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa xe khách mang BKS 18B -1832, do tài xế Nguyễn Văn Vượng (Sinh năm 1965, trú tại Hoàng Sơn, Giao thủy, Nam Định ) điều khiển với xe tải mang BKS 77C - 139.37 do tài xế Võ Văn Quý (Sinh năm 1990, trú tại Thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định) điều khiển.
Xe tải vượt trạm thu phí trước khi gây tai nạn
Cú va chạm mạnh đã khiến 13 người chết, 32 người bị thương trong đó có 2 ca bị thương nặng, toàn bộ 2 xe dập nát hoàn toàn.
Các nạn nhân trong vụ tai nạn kinh hoàng trên đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu, có 1 trường hợp nhẹ hơn đã được đưa đến bệnh viện Chư Sê để điều trị.
Chiếc xe khách bị biến dạng
Sau vụ tai nạn thảm khốc lãnh đạo UBND tỉnh, Ban an toàn giao thông tỉnh và lãnh đạo huyện Chư Sê đã đến hiện trường, huy động phương tiện, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân đồng thời chỉ đạo tiến hành khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
(Theo Infonet)
Làm rõ bê bối hàng chục tỉ đồng của ngành y tế Gia Lai UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định, kèm kế hoạch thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, liên quan đến những bê bối &'trị giá' hàng chục tỉ đồng xảy ra trong ngành y tế Gia Lai vừa được kiểm toán báo cáo. Kiểm toán phát hiện Sở Y tế Gia Lai có nhiều sai sót trong xử lý,...