Gia Lai: Dân mất Tết vì hơn 110ha bí đỏ bị “ốm”, bị “điếc”
Thời điểm này, người dân trồng bí đỏ ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang phải đối mặt với một cái Tết buồn, bởi có hơn 110ha bí bị nhiễm bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng khiến năng suất giảm hơn 70%, nhiều diện tích mất trắng.
Đến với xã Đông, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), nơi có diện tích trồng bí lớn nhất của huyện bị dịch bệnh hoành hành khiến nhiều hộ trồng điêu đứng.
Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN chị Lê Thị Thu (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) buồn bã nói, gia đình chị có hơn 0,3ha bí trồng để bán tết, miệt mài chăm sóc hơn 4 tháng trời, bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư với mong muốn có một cái tết no đủ từ vụ bí cuối năm. Tuy nhiên, bí đang sinh sôi phát triển tốt thì từ tháng 10 và tháng 11 không biết dịch bệnh gì cây chết dần, chết mòn rồi lan rộng ra hết diện tích của cánh đồng.
Dịch bệnh khảm lá, phấn trắng khiến 0,3ha bí của gia đình chị Thu không thể ra quả, mất mùa.
“Bắt đầu từ tháng 12, tôi chỉ thu được khoảng 4 tạ bí đỏ . Trong khi vụ mùa năm trước gia đình tôi thu hoạch hơn 4 – 5 tấn gấp 10 hơn 10 lần năm nay. Giờ 4 tạ không đủ tiền công chăm sóc, trả nợ thì tiền đâu mà sắm sửa cho tết”, chị Thu buồn bã nói.
Tương tự, bà Trần Thị Hà (Thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) chia sẻ, nhà chị xuống giống vào tháng 11 với diện tích hơn 1ha. Gia đình chị đã cố chờ, xuống giống muộn hơn mọi người nhằm tránh dịch bệnh tương tự như các cánh đồng khác. Tuy nhiên, hơn 70% diện tích của gia đình vẫn bị nhiễm bệnh.
Bí bị nhiễm bệnh, lá vàng úa, không cho quả.
Video đang HOT
“Để vớt vát được phần nào vụ mùa này, gia đình tôi đang liên tục tưới nước và sử dụng phân để cho quả nhanh lớn nhằm phục vụ cho dịp tết nguyên đán cuối năm. Nhưng đoán chừng cũng thu được được 30% tổng diện tích”, chị Hà nói.
Bên cạnh vườn chị Hà, chị Bốn Phêu (thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) có rộng khoảng gần 1ha, bí vẫn ra được ít trái nhưng gia đình chị không thu hoạch mà bỏ hoang, mặc cho bí thối rữa từng ngày.
Có những ruộng bí cho ra được ít quả nhưng người dân bỏ hoang vì giá cả thấp, càng thu hoạch càng lỗ
Theo nhiều người dân trồng bí trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tất cả ruộng bí ở đây đều cùng chung cảnh ngộ. Bí không ra hoa, trái bé, dịch bệnh hoành hành… nhiều nhà thấy càng thu hoạch thì càng lỗ nên bỏ vậy cho bò ăn hoặc chuyển ra trồng lại cây ớt, bắp, mía…
Trước tình hình dịch bệnh hoành hành trên cây bí, có nhiều hộ đã phá bỏ để chuyển sang trồng ớt, ngô…
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Mai , phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang cho biết, những tháng gần đây, trên địa bàn các huyện Kbang thời tiết thất thường đã tạo điều kiện cho dịch bệnh hoành hành trên thân cây bí. Qua kiểm tra, xác minh dịch bệnh trên cây bí có 2 loại bệnh là bệnh khảm và bệnh phấn trắng.
Dấu hiệu nhận biết của hai loại dịch bệnh trên là lá cây sẽ ngã sang màu vàng nhạt, lá nhăn nheo khiến cây phát triển chậm, sau đó chết dần là dấu hiệu của bệnh khảm lá. Còn bệnh phấn trắng ngay từ thời kỳ cây con, một lớp phấn trắng bao phủ trên mặt lá khiến lá chuyển sang màu vàng rồi khô dần. Hai loại dịch bệnh này lây lan rất nhanh, cây bị bệnh sẽ giảm mạnh về năng suất hoặc không ra quả.
“Nếu điều trị bệnh Khảm chỉ cần khi phát hiện, người dân tưới cho sạch lớp sương sớm, đặc biệt là phần dưới của lá. Tuy nhiên, bà con lại có nhiều quan niệm dân gian và dùng không đúng loại thuốc để chữa trị khiến bệnh càng lan rộng. Theo thống kê, chỉ riêng xã Đông đã có hơn 110 ha cây bị nhiễm bệnh. Trong đó, 60ha diện tích cây không ra quả, “mất trắng” và 50ha còn lại đang nhiễm bệnh.
Theo Danviet
Gia Lai: Săn lùng bọ 3 sọc bán giá cao bất thường: 1,7 triệu/kg
Sau khi ngươi dân Kon Tum châm dưt tinh trang săn băt, thu gom bo 3 soc vi nhưng tac hai cua loai sâu nay. Mơi đây, ngươi dân Gia Lai lai đô xô đi tim, băt va thu gom bo 3 soc đê ban vơi gia tư 1,5-1,7 triêu đông/kg.
Ngay 6/9, Giam đôc Trung tâm dich vu nông nghiêp huyên Đăk Đoa (Gia Lai) cho biêt, vưa phat hanh văn ban canh bao ngươi dân về việc bắt, thu gom bọ 3 sọc (hay còn gọi là sâu ban miêu, sâu đậu) trên địa bàn huyện.
Hinh anh sâu ban miêu đang đươc ngươi dân săn lung.
Cu thê, thời gian gần đây người dân trên địa bàn xã Đăksơmei và xã Hà Đông (Đăk Đoa) đang tìm bắt và thu gom bọ 3 sọc để bán cho thương lái với giá cao bất thường. Ngay sau khi nhân đươc thông tin nay, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã đi kiểm tra thực tế viêc băt, thu gom sâu ban miêu trên đia ban xa Đăksơmei.
Quá trình kiểm tra cho thấy, người dân đang tìm bắt và thu gom sâu ban miêu để bán cho các cửa hàng tạp hóa với giá rất cao, từ 1,5-1,7 triệu đồng/kg. Thây lơi ich trươc măt cua viêc băt va ban sâu ban miêu, nhiêu ngươi dân đô xô đi săn lung đê ban trong đo co ca tre em. Hiện đã có một số trường hợp rộp da do quá trình trao đổi, mua bán.
Trươc đo, ngươi dân Kon Tum cung săn lung những con bọ 3 sọc vàng nay trên các bãi cỏ
Trươc đo, người dân tai các huyện Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) cung đa đổ xô đi bắt loài bọ ban miêu để bán cho thương lái với giá từ 800 đến 1,5 triệu đồng/kg.
Trên các diễn đàn Facebook hoat đông mua ban sâu ban miêu cũng diễn ra rậm rộ với giá mua từ 1,2 - 1,7 triệu/kg tùy theo từng địa phương. Rất nhiều trường hợp bị bỏng đã xảy ra. Các cơ quan chức năng cung nhanh chóng vào cuộc khuyến cáo cũng như tìm hiểu mục đích thu mua, nhưng chưa có kết quả.
Thông tin từ các tiệm tiệm tạp hóa, tiệm thuốc tây thu mua loại bọ này cho biết, họ nhận thu gom theo đặt hàng của một số thương lái từ nơi khác đến. Những thương lái này cho biết, họ thu mua để bán lại cho các thương lái Trung Quốc.
Nhiêu vêt bong cua cac em nho xuât hiên sau khi đi băt sâu ban miêu vê
Đươc biêt, bọ 3 sọc (tên khoa học là Cantharis vesicatoria) là loại sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15-20mm, bề ngang 4-6mm. Có đầu hình tim, rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân đốt, đầu giữa và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên, hai cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt... Nơi sinh sống chủ yếu của loài sâu, bọ này chủ yếu là ở cây lúa, khoai lang, đậu, bầu, bi từ tháng 5 đến tháng 11.
Đây là loại có độc tố cantharidin, được xác định là độc bảng A, gây phồng da với hàm lượng 0,4%. Nếu dính vào tay rồi lỡ bôi vào mắt hay dụi mắt sẽ làm bỏng rát, tổn thương giác mạc. Nếu đi vào người theo đường tiêu hóa thì sẽ gây ngộ đôc nặng, tổn thương dạ dày và ruột, đau bụng nôn mửa, cháy máu đường tiêu hóa, hoạt tử ruột và tử vong.
Hiên, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Đăk Đoa đã khuyến cáo đến từng địa phương và người dân về sự nguy hiểm của loại sâu, bọ này. Tuyệt đối không được ăn, và ngừng việc lùng bắt. Khi tiếp xúc cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp.
Theo Danviet
Độc đáo: Trồng dâu, nuôi tằm trên vùng "nghĩa trang" hồ tiêu Nhằm cứu nông dân "thủ phủ" hồ tiêu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê (Gia Lai) đã triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm bằng kỹ thuật và giống mới. Ông Lê Sỹ Quý - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê cho biết, nhiều năm nay, nông dân trồng tiêu trên địa bàn đang...