Gia Lai: Dã quỳ nhuộm vàng miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm hoa dã quỳ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh.
Hoa dã quỳ nở vàng rực trên các con đường tại Gia Lai.
Đỉnh núi lừa Chư Đăng Ya (Chư Păh, Gia Lai) được nhuộm vàng bởi màu dã quỳ rực rỡ.
Hoa dã quỳ khoe sắc trên các sườn đồi, vạt núi Gia Lai.
Hoa dã quỳ nở vàng rực trên các sườn đồi, đỉnh núi Tây Nguyên.
Video đang HOT
Màu vàng dã quỳ nhuộm vàng hai bên lối đi về các buôn làng Tây Nguyên.
Các nhiếp ảnh gia cũng tranh thủ ghi lại những khoảng khắc đẹp nhất mùa dã quỳ.
Du khách ngắm hoa dã quỳ vàng tại miệng núi lửa Chư Đăng Ya, tỉnh Gia Lai.
Kỳ bí dấu tích nhà thờ cổ 100 năm tuổi dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya
Dưới chân ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai) đang còn dấu tích của một nhà thờ cổ hơn 100 năm tuổi.
Trải qua bao vật đổi sao dời, di tích vẫn giữ lại nét kiến trúc độc đáo.
Nhà thờ cổ HBâu nằm ẩn mình dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya thuộc làng Xóa, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai). Nhà thờ được xây dựng từ khoảng năm 1909.
Dựa vào những dấu tích còn sót lại nhận thấy nhà thờ là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Gothic của Pháp với kiến trúc nhà sàn đặc trưng của Tây Nguyên. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chiến tranh, mưa nắng, công trình nhà thờ không còn nguyên vẹn.
Du khách đặt chân đến đây hình dung được một thánh đường đẹp từ xa xưa qua một phần tháp chuông, mặt trước của nhà thờ và một trụ tháp vẫn còn nguyên vẹn, khá vững chắc.
Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh nên nhà thờ cổ đã bị hư hỏng nhiều.
Phần trụ tháp vẫn còn khá vững chắc, giúp du khách hình dung phần nào về một thánh đường cổ.
Theo một cán bộ văn hóa xã Chư Đăng Ya, gạch xây dựng nhà thờ được chính giáo dân trong vùng trăm năm trước cõng bộ từ tỉnh Bình Định lên xây.
Nhiều bà con quanh vùng vẫn hay qua đây để dâng hoa và cầu nguyện.
Nhà thờ cổ HBâu nằm ẩn mình dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya.
Dù đã phai mờ nhưng vẫn có thể đọc được dấu tích ký tự thể hiện năm xây dựng là năm Kỷ Dậu.
Dưới tháp chuông, vẫn còn tượng chúa Jesus. Người dân thường đến quét dọn, dâng hoa tươi và trồng cây cảnh xung quanh khuôn viên nhà thờ.
Dấu tích nhà thờ cổ nhìn từ trên cao.
Rêu phong bám trên ngôi thánh đường nhuốm màu thời gian.
Nhiều du khách thường ghé thăm nhà thờ cổ này trong chuyến đi đến núi lửa Chư Đăng Ya của mình.
Chiêm ngưỡng núi lửa Chư Đăng Ya lúc mặt trời mọc Khoảng 4.500 vận động viên sẽ tranh tài giải Tiền Phong Marathon 2021 tại thành phố Pleiku (Gia Lai) ngày 28/3. Từ thành phố Pleiku chỉ khoảng 20 phút đi xe máy là tới núi lửa Chư Đăng Ya, một điểm đến lý tưởng, hấp dẫn các vận động viên, du khách. Núi lửa Chư Đăng Ya cách trung tâm thành phố Pleiku...