Gia Lai: Công trình thủy lợi Plei Keo chưa nghiệm thu đã hư hỏng
Như phản ánh của TTXVN, công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê) đã xây dựng xong, mặc dù chưa nghiệm thu nhưng đã để xảy ra nhiều hư hỏng, hạn chế.
Công trình thủy lợi Plei Keo đang được sửa chữa chờ ngày nghiệm thu. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Đối với công trình thủy lợi Plei Keo tại xã Ayun, huyện Chư Sê để xảy ra nhiều hư hỏng trước khi đưa vào nghiệm thu, tỉnh Gia Lai đã yêu cầu địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa hư hỏng trước khi tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh để đưa vào sử dụng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, các hạng mục mà công trình cần được bổ sung, sửa chữa sẽ tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho tuyến kênh và các hạng mục công trình trên kênh trong mùa mưa lũ năm 2020, phải được thực hiện trước ngày 15/9.
Cụ thể, tại điểm tiếp giáp đầu mối và kênh chính, yêu cầu bổ sung xây bờ thành cao, lưới thép và hàng rào để hạn chế tai nạn xảy ra đối với người dân và gia súc khi đi qua công trình.
Ở một số vị trí kênh đi qua hợp thủy, địa hình phức tạo, dốc, xói lở, nước ngoại lai từ sườn đồi đổ vào kênh cần bố trí tấm nắp hoặc tràn qua kênh để đảm bảo an toàn cho kênh và tránh đất đá vùi lấp vào kênh.
Tại các cống tiêu, bổ sung lưới thép và hàng rào để hạn chế tai nạn có thể xảy ra đối với người dân và gia súc.
Xử lý, khắc phục phần bê tông bị nứt ở cửa vào và cửa ra một số cầu máng, ống thép cũng như các điểm bê tông mái ngoài kênh trên cống tiêu bị sụt lún, hư hỏng, hở hàm ếch.
Video đang HOT
Sở đề nghị chủ đầu tư bổ sung cắm hệ thống biển báo tại một số vị trí nguy hiểm của công trình, đồng thời, cắm các biển hướng dẫn sử dụng, không được đập phá công trình để người dân được biết và thực hiện.
Công trình thủy lợi Plei Keo đang được sửa chữa chờ ngày nghiệm thu. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu UBND huyện Chư Sê khẩn trương hoàn thành công tác xây dựng công trình, khắc phục các tồn tại đảm bảo chất lượng, mỹ quan để sớm tổ chức nghiệm thu công trình đúng quy định, sớm đưa công trình vào phục vụ sản xuất.
Trước đó, như phản ánh của TTXVN, công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê) đã xây dựng xong, mặc dù chưa nghiệm thu nhưng đã để xảy ra nhiều hư hỏng, hạn chế.
Dự kiến, khi đi vào hoạt động, công trình thủy lợi Plei Keo có năng lực tưới cho khoảng 500 ha cây trồng, chủ yếu là cây lúa của người dân thuộc xã Ayun, huyện Chư Sê.
Xã AYun là xã vùng 3 (xã đặc biệt khó khăn) gồm 6/6 thôn, làng, với gần 3.800 khẩu, 97% là người dân tộc thiểu số, 27% hộ nghèo.
Ngay sau đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ công trình, cũng như các hạng mục tuyến kênh.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng chục lỗi hư hỏng, điển hình như: một số vị trí có hiện tượng rạn nứt chân chim phần bê tông tường kênh và tấm đan đậy nắp kênh; một số thanh giằng, cống tiêu bị đập phá, nứt vỡ, sụt lún, hư hỏng; phần cửa vào và cửa ra bị nứt nẻ, không có tấm nắp; phần đất đắp phía ngoài cửa vào và cửa ra bị sói lở, sụt lún; một số tấn đan còn cong, vênh, nứt, vỡ; việc thu dọn vật liệu còn dư sau khi xây dựng chưa được thực hiện khiến mất mỹ quan công trình…
Công trình thủy lợi Plei Keo đang được sửa chữa chờ ngày nghiệm thu. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Nguyên nhân các tồn tại, hư hỏng này được chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng công trình cho rằng do đây là công trình có khối lượng thực hiện và giá trị lớn, yêu cầu phải thực hiện thời gian ngắn để phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020, phạm vi thi công theo tuyến, đường vận chuyển vật liệu khó khăn, phải thi công kể cả mùa mưa năm 2019.
Do đó, một số vị trí kênh chính bị hư hỏng, giằng kênh bị hỏng là do phương tiện cơ giới (máy đào, máy ủi) băng qua kênh để san gạt đồng ruộng.
Việc quản lý chất lượng của nhà thầu, đơn vị giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị, chủ đầu tư chưa được chặt chẽ, nhất là sự tham gia phối hợp với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư chưa được tốt.
Việc UBND huyện Chư Sê yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hư hỏng để đưa công trình nghiệm thu trước ngày 6/8/2020 vẫn chưa được thực hiện đúng thời hạn là do các trận mưa lớn vào đầu tháng 8 khiến việc khắc phục, sửa chữa gặp khó khăn. Hiện công trình vẫn đang được tiến hành sửa chữa, khắc phục hạn chế, hư hỏng nêu trên.
Công trình thủy lợi Plei Keo được đầu tư xây dựng 2 dự án thành phần: đầu mối và kênh dẫn nước.
Dự án đầu mối được phê duyệt kinh phí 41,5 tỷ đồng; dự án kênh dẫn nước được phê duyệt kinh phí 77,7 tỷ đồng do Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Chư Sê là chủ đầu tư; nhà thầu xây dựng Công ty TNHH xây dựng Nghĩa Thành.
Toàn bộ công trình có chiều dài 15,6 km; phần kênh bê tông khoảng 11,5 km; đường ống thép dài 4,1 km./.
Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý lò than gây ô nhiễm môi trường
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản số 2702 chỉ đạo ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xử lý lò đốt than của ông Trần Quốc Cường tại xã Ia Pal (huyện Chư Sê) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân sinh sống quanh khu vực.
Cơ sở đốt than gây ô nhiễm môi trường khiến người dân xung quanh bức xúc
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chư Sê và các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm vụ việc trên theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 25/8/2020, đồng thời phản hồi thông tin đến Báo điện tử TN&MT.
Trước đó, cơ sở đốt than của ông Trần Quốc Cường (xã Ia Pal) có 10 lò đốt hoạt động từ năm 2018 đến nay nhưng chưa có các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định, không có hệ thống xử lý khói, bụi đạt quy chuẩn, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục hộ dân xung quanh.
Người dân đã nhiều lần gửi đơn phản ánh, kiến nghị các các cấp chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, bảo đảm môi trường trong sạch, nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Được biết, cơ sở đốt than của bà Lê Thị Trâm được Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Chư Sê cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh về ngành nghề mua bán than. Song, thực tế, bà Trâm lại hoạt động đốt than.
Ngày 28/7 vừa qua, Phòng TN&MT huyện Chư Sê đã có cuộc làm việc với các hộ dân có đơn phản ánh, chủ cơ sở đốt than và các đơn vị liên quan về vấn đề này. Song cuộc đối thoại vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, chưa đưa ra được giải pháp nào để giải quyết dứt điểm vụ việc này.
Thủy điện thuộc EVNGENCO 2: Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó thiên tai Nhằm chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn vận hành trong mùa mưa lũ cho công trình và vùng hạ du, ngay từ đầu năm 2020 Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Ngay từ đầu năm Công ty TSHPCo đã xây dựng và...