Gia Lai: Có một con đường đẹp như tranh vẽ
Trên cao nguyên Gia Lai có một hàng thông trăm tuổi đẹp như con đường trong các bộ phim ngôn tình.
Những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng.
Cung đường có hàng thông trăm tuổi được các bạn trẻ ví như “bản tình ca mùa Đông” bởi sự lãng mạn, tuyệt đẹp như khung cảnh trong phim Hàn.
Gia Lai không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp mà vùng đất cao nguyên còn có những con đường rất thơ mộng và ấn tượng. Hàng thông trăm tuổi trên con đường đi qua địa phận thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) nằm cách trung tâm thành phố 15km và rất gần với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Chùa Bửu Minh, miệng núi lửa Chư Đang Ya.
Con đường thơm mộng với hàng thông trăm tuổi.
Đặc biệt, cuối con đường dẫn lối vào ngôi chùa Bửu Minh – một trong những cơ sở Phật giáo đầu tiên được xây dựng trên vùng đất Gia Lai. Nằm xa khu dân cư, tọa lạc trong thế gối đầu vào ngọn Tiên Sơn, mặt tiền hướng về phía Biển Hồ nước, mái chùa vươn lên giữa sắc xanh của mây trời đầy uy nghiêm và cổ kính.
Một con đường với 2 hàng thông dọc hai bên đường rất xanh mát. Cảm giác chạy xe máy hay chạy bộ trên cung đường này thực sự tuyệt vời. Các điểm tham quan gần đó cũng đi ngang qua con đường này. Những cây thông có đường kính từ 0,8 – 1,5m, cao khoảng 20m với tán lá cao vút nằm kề bên đồi chè bạt ngàn xanh biếc, tạo nên sự bình yên, hoang sơ.
Với người Gia Lai thì đây là con đường của tuổi thơ, của thời gian và kí ức.
Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một bầu không khí trong lành, nhiệt độ trung bình hàng năm tầm 23 độ C, mùa nóng nhất khoảng 33 độ và thấp nhấp là 8 độ. Điều đặc biệt của hàng thông hơn trăm tuổi này là mỗi khi có cơn gió đi qua, ai cũng có thể nghe thấy tiếng rì rào, du dương như âm thanh của dàn nhạc đang tấu lên. Người dân ở đây vẫn gọi đó là tiếng “thông reo”.
Năm 1921, khi Pháp đặt chân đến mở đường, khai phá trồng lô chè đầu tiên và cũng là năm trồng hàng thông đại thụ này. Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kỳ Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng. Du khách gần xa ví con đường này như con đường tình yêu trong các bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc. Còn với người Gia Lai thì đây là con đường của tuổi thơ, của thời gian và ký ức.
Video đang HOT
Con đường tới trường của các cô cậu học trò.
Qua nhiều biến đổi của lịch sử, hàng thông xanh không còn nguyên trạng ban đầu, một số cây bị đốn hạ do mục gãy nhưng đã được người dân nơi đây trồng mới. Cho đến hiện tại, hàng thông trăm tuổi với những gốc thông già trăm tuổi nhuốm rêu phong, xù xì đủ hình dạng nằm giữa bạt ngàn màu xanh của đồi chè đã trở thành điểm đến của đông đảo người dân, du khách và nhiếp ảnh gia. Vẻ đẹp ấy có được không chỉ bởi khung cảnh thơ mộng, mà còn gắn liền với bề dày lịch sử, khai hoang của vùng đất này.
Ông Huỳnh Trọng Quang, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) cho biết, nhằm gìn giữ cảnh quan, thu hút khách du lịch đến địa phương tham quan, cơ quan chức năng đã gắn các biển đánh số thứ tự từ 1 – 90, tương ứng 90 cây thông đại thụ để dễ kiểm tra, bảo vệ tránh kẻ gian phá hoại.
Một đoạn dốc nhỏ trên con đường hàng thông trăm tuổi.
Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đang kêu gọi đầu tư chuỗi du lịch. Bởi ngoài hàng thông đại thụ tuyệt đẹp còn có đồi chè rộng lớn phủ kín hai bên đường, chùa Bảo Minh, núi lửa Chư Đăng Ya… Những địa điểm này có tiềm năng phát triển du lịch, tạo cơ hội cho người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là 'nóc nhà của Gia Lai'.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách TP. Pleiku khoảng 50 km; phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: Đak Roong, Krong, Kon Pne (huyện Kbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang). Ảnh: Đức Thụy
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500 mét, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam; trong đó, đỉnh núi cao nhất ở đây là 1.748 mét so với mặt nước biển và cũng chính là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Tháng 3 là thời điểm mùa khô dần về cuối. Thế nhưng, bầu không khí oi nồng nhanh chóng được xua tan khi chúng tôi tiến dần vào rừng. Khí hậu trong lành hòa quyện cùng tiếng chim hót líu lo và cả thanh âm róc rách của suối chảy như một bản nhạc "chữa lành" tâm hồn từ thiên nhiên. Ảnh: Đức Thụy
Ngoài hệ động-thực vật đa dạng, phong phú và quý hiếm, nơi đây còn hấp dẫn và lôi cuốn du khách xa gần bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ mà hùng vỹ, với hệ thống thống sông, suối, thác, ghềnh... tự nhiên tuyệt đẹp. Ảnh: Mộc Trà
Ảnh: Mộc Trà
Ảnh: Mộc Trà
Bên cạnh sắc xanh lá chủ đạo, bức tranh thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh mùa này còn được điểm xuyết bởi sắc vàng cam, tím, hồng, đỏ, trắng... của một số loại hoa rừng và cây rừng đang đâm chồi nảy lộc. Ảnh: Mộc Trà
Bên cạnh những vũng nước trong rừng, nhiều chú bướm nhỏ với màu xám xanh lạ mắt khẽ "dừng chân", góp phần tạo niềm thích thú cho khách lữ hành. Ảnh: Mộc Trà
Trên hành trình khám phá, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với quần thể cây đa cổ thụ ngàn năm tuổi có tán xòe rộng cùng bộ rễ khổng lồ lộ thiên trông như những bức tường chắn uốn lượn trên mặt đất. Ảnh: Mộc Trà
Tháng 3 - "mùa con ong đi lấy mật" - cũng là thời điểm người dân các làng sống gần Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh lên đường đi "săn lộc trời", mong kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Mộc Trà
Ảnh: Mộc Trà
Dù thời gian lưu lại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh không nhiều, song trong mỗi chúng tôi đều đã có những trải nghiệm và cảm nhận thú vị cho riêng mình. Đây không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho các chương trình học tập, nghiên cứu mà còn thật sự phù hợp cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, tận hưởng không gian xanh mát, yên bình của rừng già. Ảnh: Đức Thụy
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50 Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, ẩn mình giữa đại ngàn Kon Chư Răng, thuộc tỉnh Gia Lai, là viên ngọc quý của thiên nhiên Tây Nguyên. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng bầu không khí trong lành nơi đây đã thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá mạo hiểm. Nghề làm hương cổ...