Gia Lai có món đặc sản ‘bún cua thối’- ăn một lần vương vấn mãi hương vị
Mặc dù tên gọi của món ăn có vẻ “kém sang” nhưng “ bún cua thối” Gia Lai khiến thực khách hễ ăn là nhớ mãi đến hương vị đặt biệt này.
“Bún cua thối” theo người dân xứ Nẫu di cư, được biến tấu phù hợp với khẩu vị Tây Nguyên. Có lẽ, “bún cua thối” với mùi “thum thủm” đặc trưng khiến đặc sản này trở nên “bất bại”. Ngay từ khâu chế biến, “bún cua thối” đã không đụng hàng với bún truyền thống, nhất là bún riêu.
Với những ai chưa từng nếm thử thì chỉ cần ngửi thấy mùi nước dùng thoảng qua cũng khiến họ bỏ chạy. Nhưng lỡ nếm vị “bún thối” một lần là “nghiện” đến mức có thể “quất” liền hai tô.
Được bán rải rác ở các ngõ phố của Pleiku nhưng du khách hãy ghé quán Chi ở chợ Nhỏ trên đường Phùng Hưng để thưởng thức tô “bún thối” chính hiệu. Theo nhiều người rỉ tai nhau, đây mới là nơi khai sinh món “bún cua thối” nức tiếng.
Những con cua đồng tươi ngon, chắc thịt được lựa chọn kỹ càng
Để tô bún chuẩn vị, ngoài cua đồng tươi ngon thì khâu chế biến nước dùng cực kỳ công phu.
Cua đồng mua về rửa sạch, ngâm nước muối loãng từ 10-20 phút để cua nhả hết cặn bẩn. Bóc mai, bỏ yếm, phần thân cua được giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước ủ lên men. Đến khi thấy nước cua chuyển màu đen và bốc mùi “thum thủm” thì đem ra chế biến.
Video đang HOT
Sau khi lên men ủ chua, nước sẽ chuyển màu đen, bốc mùi “cua thối”
Làm thế nào để nước cua lên men chuẩn mùi vị thì mỗi người lại có một bí quyết riêng. Nếu muốn vị thật đậm đà, người ta sẽ kéo dài thời gian ủ. Nếu chế biến bằng nước cua lên men rồi phơi nắng, bạn sẽ có nồi nước dùng cực “đượm mùi” luôn.
Một trong những nguyên liệu giúp nồi nước dùng vừa ngọt lại béo chính là thịt ba chỉ. Băm nhỏ hành tỏi, phi thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Miếng thịt săn lại thì thêm nước cua, nêm gia vị vừa ăn.
Nước dùng “bún cua thối” đặc sánh cùng da heo chiên giòn, hành phi
Khi nồi nước dùng sôi liu riu, thả tiếp trứng vịt và măng tươi thái mỏng. Thời gian đun càng lâu, vị ngọt trong măng càng quyện cùng mắm để nồi nước dùng thêm đậm đà.
Người ta thường ăn kèm “bún cua thối” với rau sống chan nước dùng, có thể thêm da heo chiên giòn, bánh phồng hoặc nem chua. Với người sành ăn sẽ gọi thêm quả trứng vịt được nhuộm đen bởi màu nước dùng, thoang thoảng vị cua lên men, rất lạ miệng.
Nước dùng “bún cua thối” đặc sánh cùng da heo chiên giòn, hành phi
Ớt xay, mắm nêm và chanh là 3 gia vị không thể thiếu khi ăn “bún cua thối”. Chanh làm cho vị cua thanh hơn. Ớt sẽ giảm độ tanh của cua và tăng độ nồng của mắm khi thưởng thức cùng đậu phộng, rau thơm.
Vị thơm ngon khó cưỡng của “bún cua thối” chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên với bất kì ai.
Món bún cua thối - đặc sản đầy thử thách ở Gia Lai
Món bún cua thối nấu cùng nước dùng được chế biến bằng cách lọc cua xong và ủ một đêm, vì vậy mà món ăn này mang một mùi vị nặng và vô cùng đặc trưng.
Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Du khách khi đến Gia Lai nếu như muốn tìm những món ăn đặc trưng nhất để thưởng thức thì chắc hẳn bún cua thối chính là một trong những món ăn đầu tiên được gợi ý.
Thật ra khi nghe đến cái tên của món ăn này, thực khách hẳn cũng đã hình dung được sự "nặng mùi" của chính món bún đặc biệt này. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là cua đồng, tuy nhiên cua sẽ không được giã và nấu bình thường, mà sau khi giã sẽ được lấy nước và ủ một đêm để hỗn hợp lên men và có mùi thì mới đem đi nấu. Chính vì thế mà nước dùng của món ăn này có màu đen vô cùng đặc trưng.
Cũng chính vì cách chế biến vô cùng đặc biệt nên bún cua thối có mùi nặng đến mức dù cách vài căn nhà vẫn có thể ngửi được. Và món ăn này cũng phải tùy vào độ liều của du khách mới có thể thưởng thức nó.
Một tô bún cua thối bao gồm ít măng, nước dùng cua được chan xâm xấp, thêm tóp mỡ, hành phi và da heo khô ăn kèm cùng rau sống. Để món ăn có độ bùi béo, du khách cũng có thể thưởng thức kèm trứng vịt om trong nồi nước dùng. Quả trứng được "nhuộm" màu đen ngòm, thoang thoảng vị cua lên men khá lạ.
Thoạt nhìn, món bún cua thối khiến thực khách "toát mồ hôi" vì vẻ ngoài kém hấp dẫn cùng với mùi rất nặng, đặc biệt khi ăn xong, mùi cua vẫn còn thoang thoảng trong khoang miệng. Tuy nhiên nếu ai ăn được sẽ cảm nhận được vị ngon đặc trưng, đặc biệt chính nước dùng nặng mùi ấy lại là thứ gây nghiện cho nhiều người. Cũng chính vì vậy mà món bún cua thối là món ăn gây nhiều tranh cãi nhất, người không chịu được mùi sẽ khó mà ăn được.
Đây là một món ăn bình dân tuy khiến nhiều người ban đầu ái ngại nhưng lại là đặc sản "trứ danh" vùng cao nguyên, nếu đã thưởng thức một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo này mà không phải món ăn nào cũng có.
Món bún vừa bịt mũi vừa ăn nhưng lại "gây nghiện" ở Gia Lai Đây là một đặc sản thách thức độ gan dạ của các thực khách khi lần đầu nếm thử món ăn này. Nếu có dịp du lịch Gia Lai và tình cờ ngửi thấy một mùi khó chịu khi đi ngang qua một quán ăn, bạn sẽ phải dừng lại để xem mùi hương đó đến từ đâu và nó là gì. Món...