Gia Lai: Chuyện người cha Jrai nhận 4 đứa con nuôi, mở lớp dạy nhạc miễn phí
Từ niềm đam mê bất tận với âm nhạc, anh Y Ploi (35 tuổi, ở xã An Phú, TP. Pleiku) đã mở lớp dạy đàn miễn phí cho trẻ em nghèo.
Đặc biệt hơn, người đàn ông dân tộc Jrai đang bị bệnh hiểm nghèo nhưng đã nhận tới 4 đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, có hoàn cảnh khó khăn để nuôi dạy.
Lớp dạy nhạc miễn phí
Len lỏi qua những hàng thông trăm tuổi, chúng tôi tìm đến lớp dạy đàn miễn phí của anh Y Ploi tại làng Phung (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Nhìn từ xa, anh Y Ploi mái tóc đã ngả sang màu bạc như người 50 – 60 tuổi. Trên môi anh luôn xuất hiện một nụ cười chào khách. Trong gian chính của ngôi nhà xây khang trang này, có một người đàn ông và khoảng 20 đứa trẻ say sưa gảy đàn guitar. Lâu lâu, người đàn ông đến chỉnh tay hướng dẫn đám trẻ bấm gam guitar.
Mời chúng tôi vào nhà, anh Y Ploi bắt đầu kể về tình yêu âm nhạc của mình. Theo lời anh Ploi, tốt nghiệp cấp 3, anh bắt đầu tham gia biểu diễn âm nhạc trong tỉnh. Nhờ một chữ duyên, anh được đi diễn chung với nhạc sĩ Nguyễn Cường trên khắp cả nước. Sau này, vì muốn nâng cao trình độ, anh bắt đầu thi vào trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành thanh nhạc, nhạc cụ. Sau khi tốt nghiệp, anh trở về Gia Lai làm việc và dạy ở một số trường trên địa bàn.
Lớp học đàn miễn phí ở làng Phung không chỉ có tiếng nhạc mà còn có tiếng cười của những đứa trẻ Jrai
“Năm 2002, mình bắt đầu mở các lớp dạy nhạc miễn phí cho trẻ em nghèo. Trước đây, các lớp dạy miễn phí chủ yếu ở làng Plei Pông Phrao. Sau đó mình đi dạy miễn phí tại các làng khác ở xã An Phú, Diên Phú, Biển Hồ. Đây là lớp dạy đàn miễn phí đầu tiên của mình ở làng Phung này. Căn nhà này là của chú Phom, một người bạn tâm giao cho mượn phòng để mở lớp học cho mấy đứa trẻ làng này. Lớp mở được hơn 2 tháng và có 22 cháu người Jrai theo học. Đứa nhỏ 9 tuổi, đứa lớn 15 tuổi. Mình dạy các cháu thanh nhạc và chơi 4 nhạc cụ: đàn guitar, đàn organ, trống cajon. Ở đây các cháu đến học chủ yếu là vì đam mê, chẳng phải đi kêu gọi gì đâu, chúng tự tìm đến học đấy”, Y Ploi bộc bạch.
Anh Y Plơi đã dạy cho những em nhỏ trong làng biết đánh đàn, biết hát.
Video đang HOT
Em Phếch, học sinh lớp đàn cho biết: “Em theo học từ những ngày đầu mở lớp, thầy Ploi dạy rất dễ hiểu. Ở đây chúng em được học miễn phí, vui lắm. Nhờ biết đàn ca, nên em luôn được tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường.”
Với cái nghề được anh Y Plơi dạy, nhiều thanh niên đã đi kiếm tiền bằng việc đàn hát tại các quán cà phê, sự kiện…
Những đứa con nuôi của người cha Jrai
Khi được hỏi về gia đình, giọng anh Y Ploi bỗng trầm buồn: “Vì mắc bệnh hiếm gặp, nên tôi không lập gia đình. Tôi có 4 đứa con nuôi nhưng chúng ở với tôi không được lâu. Chắc là do chưa đủ duyên”.
Năm 2002, trên đường đi làm, anh Y Ploi phát hiện ra đứa bé bị bỏ rơi ở bụi cây, xung quanh kiến bu chi chít. Lúc này anh Ploi liền lên trình báo công an. Vì chưa thể tìm ra gia đình cháu bé, Ploi chủ động nhận cháu bé về nuôi, dù điều kiện hoàn cảnh gia đình anh lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn. Nhưng đứa con này ở với anh được 10 năm thì gia đình cháu tìm đến nhà anh Ploi xin nhận lại.
“Họ miêu tả đúng những gì ngày hôm ấy như cháu mặc áo quần gì, ở vị trí nào. Lúc này, vì thương cháu, thương cha mẹ tìm đến, chúng tôi liền cùng nhau lên trình báo công an và làm các thủ tục liên quan để cháu về ở với gia đình mình”, anh Ploi nhớ lại.
Nhiều thanh niên được học đàn đã biết tự kiếm tiền bằng nghề hát tại các quán cà phê, sự kiện.
Đứa con thứ hai anh Ploi nhận về nuôi khi đã 5 tuổi. Anh tìm thấy cháu khi cháu đang ngồi khóc trong bụi cây. Ploi lại trình báo cơ quan chức năng và nhận cháu về nuôi trong lúc cơ quan chức năng phát thông báo tìm cha mẹ. 1 năm sau đó, gia đình cháu bé lên nhận con ruột và xin về. Đứa con thứ ba mà Ploi nhận nuôi là vì hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Ploi xin bé về nuôi trong một lần đến biểu diễn văn nghệ ở đây. Nhưng 1 năm sau đó, vì thương nhớ cháu, ông bà cháu bé liền lên xin cháu về lại với gia đình.
Còn về đứa trẻ thứ tư, đây là đứa con của một cô sinh viên cũ tại một trường cao đẳng nơi Ploi giảng dạy. Vì lầm lỡ, cô sinh viên trót mang thai và có ý định phá bỏ. Biết được điều này, Y Ploi đã chủ động khuyên bảo và chu cấp tiền bạc đến lúc sinh nở. “Mình muốn có con mà không được, nên khi biết em đó có ý định phá bỏ, mình liền can ngăn và chủ động ngỏ ý nuôi 2 mẹ con. Những ngày đi dạy, mình tranh thủ thời gian lo bữa ăn cho 2 mẹ con. Hôm nào làm xa thì lại nhờ người thân mang qua giúp. Ngày em đó chuyển dạ, mình đưa vào bệnh viện. Nhưng chỉ ít ngày sau đó mẹ cháu khóc, bảo thầy nuôi con giúp rồi đi mất tích. Lúc này, mình đưa cháu về nhà nuôi và đặt tên là Quyên”, Ploi cho biết.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, mẹ già của Y Plơi bị mắc bệnh ung thư, 7 đứa em nhỏ còn đi học. Bản thân Ploi thì mắc bệnh hiếm gặp phải thường xuyên đi khám, chữa bệnh. Nên anh Y Plơi mong muốn cho bé Quyên có môi trường tốt hơn nên đã gửi vào tu viện để các sơ nuôi dưỡng.
“Con cái đến với mình trong cuộc đời này là một cái duyên. Vì vậy, những đứa con lần lượt trở về với gia đình thì mình nghĩ cái duyên nó tới đó thôi. Mình cứ sống tốt, thì cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn thôi.”, Y Ploi bộc bạch.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Bác sĩ Stephane Guero: "Lần sau tôi sẽ cố gắng thu xếp để ở Việt Nam lâu hơn"
Bác sĩ Stéphane Guero từ Pháp đã đến khám và phẫu thuật cho các trẻ em bị thiếu ngón, dính ngón có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện FV. Khi biết vẫn còn nhiều trẻ phải chờ, ông tiếc nuối: "Lần sau, tôi sẽ cố thu xếp thời gian để ở Việt Nam lâu hơn..."
Với số lượng bệnh nhi bị dị tật bàn tay đang chờ được điều trị ngày càng tăng, Bệnh viện FV đã mời bác sĩ nổi tiếng Stephane Guero từ Pháp đến khám và phẫu thuật cho trẻ từ 18/11 đến 23/11/2019.
Bác sĩ Stephane Guero kiểm tra dị tật bàn tay của bệnh nhi tại Bệnh viên FV.
Do thời gian có hạn nên bác sĩ Stephane Guero chỉ thăm khám 45 trường hợp cấp thiết nhất và phẫu thuật cho 15 bé, trong đó có 6 bé do quỹ "Nâng bước tuổi thơ" hỗ trợ. Các bệnh nhi đều được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện FV theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, được hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại. "Do có nhiều trường hợp dị tật phức tạp cần thời gian phẫu thuật dài nên vẫn còn nhiều bệnh nhi phải chờ đợi. Lần sau, tôi sẽ cố gắng thu xếp thời gian để ở Việt Nam lâu hơn, phẫu thuật giúp nhiều trẻ em hơn nữa", Bác sĩ Stephane Guero tiếc nuối.
Trong lần trở lại này, bác sĩ Stephane Guero đã phẫu thuật cho các trường hợp cần được theo dõi và điều trị sau lần phẫu thuật trước đó vào tháng 5/2019 do các dị tật phức tạp không thể thực hiện trong một lần. Trong số đó có trường hợp của hai anh em Tạ Minh Trí (13 tuổi) và Tạ Minh Tài (10 tuổi) sống tại Sóc Trăng, bị bỏng nặng lúc nhỏ do hỏa họan, gân tay, gân chân co rút lại tạo thành dị tật.
Vào tháng 5/2019 bác sĩ Stéphane Guero giúp em Minh Trí phẫu thuật bàn tay và phần cổ tay bị co rút gân, giúp em Minh Tài điều trị dị tật một tay và một chân bị co rút cơ gân. Đến nay, ông tiếp tục giúp Minh Trí phẫu thuật một bàn chân bị co rút và Minh Tài khỏi dị tật ở bàn chân còn lại.
Bác sĩ Stephane Guero đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.
Bên cạnh đó, bác sĩ Stephan Guero cũng phẫu thuật cho những ca mới, trong đó có em L.T.H.C (16 tuổi, đến từ Hải Phòng) bị dị tật dính liền 3 ngón từ ngón giữa đến ngón út, ngón trỏ phình to. Mang dị tật ở độ tuổi thiếu nữ khiến em mặc cảm.
Dị tật bàn tay nói chung hay cụ thể hơn là tay bị thiếu ngón, dính ngón,... không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Do đó ngoài mục tiêu chính là phục hồi chức năng bàn tay, bác sĩ Stephane Guero còn đặc biệt chú trọng tạo hình thẩm mỹ. Ông nói: "Nếu sở hữu một bàn tay xấu xí sẽ khiến các em xấu hổ. Đôi bàn tay đẹp sẽ giúp các em tự tin, tự do dùng tay để biểu đạt cảm xúc của mình. Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức để các em không gặp bất kỳ rào cản nào".
Với hơn 20 năm kinh nghiệm phẫu thuật bàn tay, bác sĩ Stephane Guero chuyên chữa lành các dị tật như di chuyển ngón, tái tạo chức năng cầm nắm, ghép xương, tách ngón đối với bàn tay dính liền, phẫu thuật bàn tay dị tật bẩm sinh, ghép xương cho các trường hợp cụt ngón tay,... Nhờ đó, ông được được nhiều người yêu mến gọi là "nhà ảo thuật", hay thậm chí là "phù thủy của những bàn tay".
Đến Việt Nam lần này, đi cùng bác sĩ Stephane Guero còn có Bác sĩ Terry R. Light, cố vấn chuyên môn của Trung tâm Đại học Y dược Loyola (Hoa Kỳ). Nhờ đó, bên cạnh sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện FV, bác sĩ Stephane Guero có thêm một cộng sự trình độ cao để cùng thảo luận các ca phẫu thuật phức tạp.
Các bệnh nhi sau khi phẫu thuật sẽ được bác sĩ Stephane Guero cùng các bác sĩ FV theo dõi hậu phẫu.
Theo congluan.vn
Mang cơ hội đến trường cho nhiều trẻ em khuyết tật Ngày 23/10, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến "Người tốt Việc tốt" tiêu biểu trong công tác cứu trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật năm 2019. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao học bổng cho học sinh tiêu biểu Tại...