Gia Lai: Cảnh báo tình trạng ngạt khí khi nạo vét giếng mùa khô
Thông tin từ huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngạt khí khi đào giếng khiến 1 người tử vong và 4 người bị thương.
Lực lượng chức năng và người dân tập trung ứng cứu tại giếng nhà anh Siu Mang.
Trước đó, tối 14/5, anh Siu Mang (sinh năm 1988, làng Sơ Dơr Mó Sơn mua xăng đựng vào hai bịch ni lông thả xuống giếng đốt để xua đuổi côn trùng trước khi nạo giếng nhưng xăng không cháy. Khoảng 14 giờ ngày 15/5, ông Siu Mang leo xuống giếng thì bị ngạt, khoảng 14 giờ 30 phút ông Kpuih Huýt (sinh năm 1979) xuống giếng cứu Siu Mang nhưng không được nên đã leo lên. Sau đó, Đinh Loai (sinh năm 1995) leo xuống giếng cứu Siu Mang cũng không được và Loai bị ngạt nằm dưới giếng cùng với Siu Mang. Tiếp tục đó Rah Lan Chân và Lah Lan Pốt xuống cứu nhưng chỉ leo được khoảng nửa giếng thì bị ngạt nên không xuống nữa. Sau đó, người dân đã báo cho Công an xã và Chính quyền địa phương xã Krông Htok. Lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu các nạn nhân. Hậu quả anh Siu Mang (chủ hộ) đã tử vong dưới giếng, 4 nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu.
Cũng chung tình trạng trên, ngày 17/4, hai nạn nhân là anh Rơ Châm Đeo và anh Siu Ngel, trú tại huyện Chư Pưh cũng bị tử vong do ngạt khí khi đào giếng để lấy nước sinh hoạt. Khi giếng đào được 20 m thì xuất hiện nước, gia đình đưa máy bơm chạy bằng xăng xuống giếng để bơm cạn nước, tiếp tục đào sâu hơn. Sáng 17/4, sau khi bơm nước xong, hai nạn nhân Rơ Châm Đeo và Siu Ngel xuống giếng để đào tiếp thì bị ngạt khí, ngất xỉu và được người thân nhanh chóng đưa đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó. Theo nhận định của các bác sĩ, nhiều khả năng các nạn nhân bị ngạt khí Cacbon monoxit hoặc khí Nitơ.
Đây là thời điểm mùa khô tại các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng kham hiếm nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cây trồng trở nên phổ biến, do đó, có nhiều hộ gia đình đào giếng để lấy nước. Do không đảm bảo đúng kỹ thuật đào cũng như thiếu kiến thức về việc xử lý các tình huống ngạt khí dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân khi tổ chức đào, nạo vét giếng mùa khô nên thử nghiệm dùng dây thả một con vật sống xuống để kiểm tra tình trạng không khí dưới giếng. Nếu con vật sống bình thường thì khả năng cao không có khí độc dưới giếng. Đặc biệt lưu ý, người xuống nạo vét phải có bảo hộ bằng dây đai quấn người và cử 2, 3 người túc trực ở trên để ứng cứu kịp thời. Nếu người ở dưới giếng xảy ra tình trạng ngạt, những người phía trên lập tức kéo trở lên.
Video đang HOT
Huyện nghèo Chư Pưh bứt phá, người dân tăng thu nhập
Là huyện nghèo có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đa phần các xã thuộc diện khu vực II, khu vực III, sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã dần "thay da đổi thịt", đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Tạo bứt phá từ nông nghiệp
Ngày 27/8/2009 có lẽ là mốc thời gian đáng nhớ nhất của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh. Bởi đó là ngày huyện được thành lập trên cơ sở tách các xã phía Nam của huyện Chư Sê. Những ngày đầu thành lập, huyện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi có tới 2 xã vùng III (14 làng) và 18 làng đặc biệt khó khăn của các xã vùng II; 51 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo cao. Điều kiện cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ hoạt động công tác và an sinh xã hội còn thiếu thốn.
Sau khi chia tách từ huyện Chư Sê, Chư Pưh trở thành "thủ phủ hồ tiêu" của tỉnh với hơn 1.000 ha. Ngoài ra, huyện còn có hơn 3.000 ha cà phê và trên 4.000 ha cao su. Điều kiện thuận lợi này đã giúp Chư Pưh tạo đà phát triển kinh tế-xã hội trong nhiều năm. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nhiều diện tích hồ tiêu của huyện bị bệnh rồi chết hàng loạt; giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực cũng liên tục giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trên địa bàn, trong đó nhiều hộ khá bỗng trở thành hộ nghèo, còn hộ nghèo lại càng nghèo hơn... Thậm chí nhiều hộ sống trong nợ nần, phải bỏ xứ tìm kế mưu sinh.
Bộ mặt nông thôn ở Chư Pưh ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Văn Hà
Trước tình hình đó, chính quyền huyện Chư Pưh đã phối hợp các Sở, ngành của tỉnh triển khai nhiều dự án, mô hình giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn. Cũng trong thời gian này, huyện Chư Pưh bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng NTM, theo đó UBND huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm khơi dậy sức dân, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển cây trồng chủ lực như hồ tiêu, bơ ghép, sầu riêng..., chuyển đổi những diện tích hồ tiêu, cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái; liên kết sản xuất với doanh nghiệp tạo tiền đề bứt phá, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Long Khánh - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Chư Pưh cho biết: "Hiện nay, huyện đã triển khai được một số mô hình xóa đói giảm nghèo, cho thu nhập cao như: Tưới nước tiết kiệm trên cây hồ tiêu, phát triển hồ tiêu bền vững theo hướng VietGAP, mô hình trồng bơ ghép, sầu riêng ghép; hỗ trợ giống vật nuôi như heo sọc dưa, ngan Pháp, gà sao, dê...Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao; tập trung xây dựng các cánh đồng lớn, phát triển giống lúa địa phương..., qua đó giúp bà con tiết kiệm kinh phí đầu tư và tăng hiệu quả sản xuất.
Cũng theo ông Khánh, nhờ sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, đến nay, huyện đã có 10 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 52 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trên các loại cây trồng, 215 trang trại hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chư Pưh đã tự tìm hiểu, tham khảo học tập để triển khai các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đơn cử như hộ bà Ngô Thị Luyến (thị trấn Nhơn Hòa), từ một hộ nghèo, bà đã mạnh dạn đầu tư trồng 4 sào rau màu các loại, tùy theo mùa và nhu cầu của khách đặt với các giống như dưa leo, đậu ve, mướp đắng...
Nhờ có đầu ra ổn định, gia đình bà Luyến đã có nguồn thu nhập ổn định, có đồng ra đồng vào lo cho cuộc sống gia đình. Vui mừng với mô hình mới, bà Luyến chia sẻ: "Lúc đầu chuyển đổi mô hình cũng gặp trở ngại, chưa có kinh nghiệm sản xuất, công chăm sóc nhiều, sâu bệnh hư hại, nhưng qua tìm hiểu tài liệu, hướng dẫn của những hộ có kinh nghiệm và cán bộ khuyến nông, đến nay gia đình tôi yên tâm với lựa chọn này và mong sẽ tiêu thụ thuận lợi, ngày càng phát triển".
Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, huyện Chư Pưh xác định việc xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá trong xây dựng NTM, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Theo đó, nguồn lực huy động phần lớn tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông; vận động người dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng.
Trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 720 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng NTM. Trong đó: Vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương hơn 35 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 4 tỷ đồng, vốn cộng đồng dân cư hơn 65 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động khác. Ủy ban Nhân dân huyện đã vận động tối ưu, đầu tư xây dựng được hơn 77km đường trục xã, đường từ các xã đến huyện được bêtông hóa; 113km đường trục thôn, ngõ xóm sạch sẽ không lầy lội vào mùa mưa; đường trục Nội Đông được xây dựng hơn 146km đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa phương.
Đặc biệt, huyện Chư Pưh rất quan tâm đến đầu tư, cải thiện giáo dục cho các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện hiện có 37 trường học, với 642 lớp học đang được từng bước đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ cho chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn. Đến cuối năm 2017 có 6/8 xã đạt chuẩn về tiêu chí trường học.
Công tác khám chữa bệnh cho người dân cũng được huyện quan tâm đầu tư. Hiện Chư Pưh có một trung tâm y tế và 7/8 trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn đạt là 92%...
Nếu như năm 2015 mới Chư Pưh có 2 xã đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 8 - 9 tiêu chí thì đến nay đã có 4 xã đạt chuẩn NMT, bình quân chung các xã trên địa bàn tỉnh đạt 14,88 tiêu chí/xã và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chư Pưh vẫn duy trì được tốc độ phát triển theo hướng tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, rộng mở. Hệ thống điện, đường, trường, trạm có sự chuyển biến khởi sắc, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, xuống còn 10,16%.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông"
Theo Danviet
Gia Lai: 2.000 cây sầu riêng chết cháy khô vì... bón phân SEA+ Amino 2.000 cây sầu riêng giống chết khô, hàng chục cây sầu riêng đang khai thác bị rụng quả, hàng trăm trụ tiêu cùng chung số phận sau khi được bón một loại phân bón dạng nước gắn nhãn mác SEA Amino. Cây chết vì... phân bón Ông Nguyễn Tấn Dũng (48 tuổi, trú thôn Tung Neng, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, Gia...