Gia Lai: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tội phạm công nghệ cao
Với lời mời ‘đầu tư ngắn hạn, lợi nhuận cao’, nhiều nạn nhân tại tỉnh Gia Lai ’sập bẫy’ tội phạm công nghệ cao, mất hàng tỷ đồng
6 tháng, 50 vụ lừa đảo công nghệ cao
Thời gian qua, có nhiều nạn nhân gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai trình báo, vì bị lừa đảo qua mạng xã hội mất hàng tỷ đồng. Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 50 vụ lừa đảo trên không gian mạng, thiệt hại hơn 50 tỷ đồng.
Theo Công an tỉnh Gia Lai, thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong năm 2023 cho biết, trên phạm vi cả nước, thiệt hại do nhóm tội phạm này gây ra khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, rất khó truy vết, xử lý, bởi nhóm tội phạm này dùng các mạng xã hội mang thông tin ảo, thường hoạt động ở nước ngoài gây nhiều khó khăn cho cơ quan công an.
Thủ đoạn mới nhất mà nhóm đối tượng này sử dụng, là lợi dụng việc một số cơ quan Nhà nước đang triển khai các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, các đối tượng lừa đảo đã tạo ứng dụng mạo danh cơ quan nhà nước có các tên gọi như “Dịch vụ công”, “Phần mềm thuế”, “VNeID”. Sau đó, bằng các thủ đoạn khác nhau, đối tượng tiếp cận và dẫn dụ, lừa người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo này trên điện thoại.
Các ứng dụng này khi được cài đặt vào máy có thể chiếm quyền điều khiển, truy cập toàn bộ thông tin dữ liệu của điện thoại, như thông tin ứng dụng, tài khoản, danh bạ, tin nhắn, hình ảnh, mã OTP. Từ đó, có thể chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân, nếu trong điện thoại có cài đặt ứng dụng ngân hàng điện tử.
Theo Thượng Tá Đinh Văn Sơn, Phó Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, mới đây nhất có trường hợp của bà L. (ngụ thành phố Pleiku) trình báo về việc bị đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Theo đơn trình báo của bà L., thông qua mạng xã hội Facebook có người giới thiệu là Trưởng phòng Quy hoạch của Tập đoàn Vinfast kết bạn, làm quen. Sau một thời gian tâm sự, trò chuyện tạo lòng tin, đối tượng rủ rê bà tham gia đầu tư vào Tập đoàn Vinfast, với vai trò là Trưởng phòng Quy hoạch của Tập đoàn. Đối tượng nói bà L., đầu tư gói VIP “thời gian ngắn – sinh lời cao”.
Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ, khám xét chỗ ở của đối tượng người nước ngoài lừa đảo các nan nhân qua mạng xã hội.
Tin tưởng vào đối tượng, bà L. góp 58 triệu đồng để đầu tư gói 116 triệu và được trả lãi là 10,4 triệu đồng. Sau lần đầu tạo được lòng tin đối tượng tiếp tục rủ bà L. góp vốn để đầu tư gói 1,18 tỷ đồng để thu lợi cả lãi và gốc là 1,409 tỷ đồng. Tin tưởng nên Bà L. đi vay mượn và nộp vào tổng số tiền 210 triệu đồng. Đối tượng tiếp tục nhắn tin yêu cầu bà L nộp thêm 422 triệu đồng để hoàn tất hợp đồng.
Nghi ngờ bị lừa đảo, bà L. đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trình báo sự việc. Tổng số tiền bà bị chiếm đoạt khoảng 200 triệu đồng.
Trước đó, là trường hợp của bà H. (ngụ thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị lừa với số tiền hơn 18 tỷ đồng, bằng hình thức nhận quà, ngoại tệ từ nước ngoài. Khi phát hiện bị lừa, bà H. trình báo cơ quan công an, nhưng nhóm đối tượng hoạt động ở nước ngoài rất khó cho cơ quan công an trong việc điều tra.
Tuyệt đối cảnh giác
Qua các vụ việc trên, cơ quan công an khuyến cáo, để tránh bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, thì không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa hiểu rõ nhau, luôn đặt mình vào vùng an toàn khi tham gia.
Đồng thời, cần cảnh giác với các ứng dụng lạ, đặc biệt là chiêu trò “nạp tiền để được nhận ưu đãi, hoa hồng”, không đăng nhập các đường liên kết lạ, không cung cấp hoặc nhập tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã OTP, số tài khoản của mình vào trang web hoặc đường liên kết lạ.
Trao đổi với Người Đưa Tin về vấn nạn này, Thượng Tá Đinh Văn Sơn, Phó Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai khuyến cáo: “Tuyệt đối không nên tin tưởng vào các quảng cáo trên mạng về “việc nhẹ lương cao”, đầu tư đơn giản, nhanh chóng thu lợi nhuận cao, không tin tưởng các đối tượng mạo danh làm trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, uy tín có sử dụng tài khoản ngân hàng tên công ty, doanh nghiệp như giới thiệu”.
“Cẩn thận, cảnh giác trong kết bạn, làm quen, chia sẻ thông tin cá nhân, đặc biệt là các dữ liệu nhạy cảm (thông tin tài khoản ngân hàng, số CCCD) trên các nền tảng mạng xã hội. Mọi người dân luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tinh thần tấn công tội phạm, kịp thời trình báo cho cơ quan công an những thông tin liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật để được xác minh, điều tra, xử lý theo quy đúng quy định của pháp luật”, Thượng tá Sơn cảnh báo.
Khởi tố 22 bị can có hành vi đồng phạm, giúp sức tích cực trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC
Ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 22 bị can trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ- VPCQCSĐT ngày 29/3/2022; Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-VPCQCSĐT ngày 23/8/2022 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 433/QĐ-VKSTC-V5 ngày 26/12/2023 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5).
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã điều tra làm rõ sai phạm của 22 đối tượng nguyên là lãnh đạo Công ty CP Xây dựng Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC, Công ty kiểm toán và người thân của Trịnh Văn Quyết có hành vi đồng phạm, có hành vi giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Ngày 28/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét chỗ ở, nơi làm việc của 22 bị can cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng phạm với vai trò giúp sức, gồm:
(1) Doãn Văn Phương, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros;
(2) Trịnh Văn Đại, nguyên Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros;
(3) Đỗ Như Tuấn, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
(4) Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Thành viên HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros (em rể Trịnh Văn Quyết);
(5) Đàm Mai Hương, nguyên Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros;
(6) Nguyễn Văn Thanh, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dụng Faros;
(7) Hoàng Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land;
(8) Trần Thế Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC;
(9) Đỗ Quang Lâm, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
(10) Nguyễn Thanh Bình, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS;
(11) Lê Thành Vinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros;
(12) Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
(13) Lê Tân Sơn, nguyên Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC;
(14) Trịnh Tuân, nguyên Trưởng phòng Vật tư Công ty TNHH MTV FLC Land;
(15) Đặng Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC;
(16) Lê Văn Sắc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land;
(17) Trương Văn Tài, Nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho Trịnh Văn Quyết);
(18) Nguyễn Bình Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros;
(19) Nguyễn Minh Điểm, nguyên nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS;
(20) Nguyễn Thị Hồng Dung (chị gái Nguyễn Văn Mạnh, là em rể Trịnh Văn Quyết);
(21) Nguyễn Ngọc Tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội;
(22) Lê Văn Tuấn, Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội.
Các quyết định, lệnh tố tụng của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn theo quy định pháp luật.
"Ông chủ" người nước ngoài thuê nhân viên giả ngân hàng để lừa đảo Các đối tượng người nước ngoài thuê mướn một số người Việt Nam lập tài khoản ngân hàng rồi thu mua lại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao. Ngoài ra các đối tượng này còn thuê một số người Việt Nam giả nhân viên ngân hàng để dẫn dụ, lừa đảo nhiều nạn nhân... Ngày 7/1, Công an...