Giá kim loại thiếc chạm mức cao nhất mọi thời đại, tăng 68% từ đầu năm đến nay
Giá kim loại thiếc trên thị trường quốc tế đang ở mức cao nhất mọi thời đại, lên đến 35.400 USD/tấn, khi nguồn cung suy giảm và lượng dự trữ thiếc toàn cầu chạm đáy.
Diễn biến giá kim loại thiếc trên sàn LME trong 12 tháng trở lại đây (Đồ hoạ: Đồ hoạ: Markets Insider)
Trong bối cảnh đà tăng giá của các kim loại công nghiệp có dấu hiệu chững lại thì giá kim loại thiếc tiếp tục tăng cao. Giá kim loại thiếc ở hai sàn giao dịch kim loại quan trọng là Sàn giao dịch kim loại London (LME) và Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đều đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Trong tuần trước, giá thiếc giao sau 3 tháng trên sàn LME đã chạm mức cao nhất từng được ghi nhận 35.955 USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức cao kỷ lục 33.600 USD/tấn xác lập hồi năm 2011. Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 19/8, giá thiếc trên sàn LME hiện giao dịch quanh ngưỡng 35.400 USD/tấn.
Thiếc cũng là kim loại công nghiệp có mức tăng cao nhất. Tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại thiếc trên thị trường quốc tế đã tăng 68%; trong khi đó, giá nhôm chỉ tăng 27%. Đà tăng giá của kim loại thiếc chủ yếu do lượng tồn trữ kim loại này đang ở mức thấp kỷ lục và hoạt động cung ứng thiếc trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử chịu áp lực lớn trong việc tăng cường tích trữ thiếc và đẩy giá kim loại tăng cao.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters cho biết một số khách hàng tại Hoa Kỳ hiện sẵn sàng trả giá cao hơn 4.000 USD/tấn so với mức giá trên sàn LME để thu mua các lô hàng kim loại thiếc. Trong khi đó, các khách hàng tại Châu Âu có thể trả giá cao hơn từ 1.500 USD – 2.000 USD/tấn so với mức giá trên sàn LME để có hàng giao ngay.
Hồi tháng 2/2021, mức chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn của thiếc trên sàn LME lên đến 6.500 USD/tấn do các lo ngại đứt gãy nguồn cung. Mức chênh lệch hiện đã giảm xuống chỉ còn 480 USD/tấn. Tuy nhiên, đây vẫn là mức chênh lệch giá tương đối cao so với các năm trước. Hiện lượng dự trữ kim loại thiếc sẵn có tại các kho thuộc sàn LME chỉ ở khoảng 1.000 tấn.
Lượng tồn trữ kim loại thiếc trên sàn SHFE hiện cũng ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do chênh lệch giá thiếc giữa thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế tăng vọt, kích thích Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu thiếc. Tổng lượng thiếc xuất khẩu của nước này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 8.454 tấn, tăng mạnh so với mức 2.135 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đã chuyển từ nước nhập khẩu ròng thiếc sang xuất khẩu ròng 5.800 tấn tính từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, nguồn cung thiếc nội địa của Trung Quốc đang suy giảm khi hãng sản xuất thiếc lớn nhất nước này Yunnan Tin phải ngưng hoạt động một phần để bảo dưỡng lò luyện trong vòng 45 ngày. Các nhà sản xuất thiếc khác tại phía Nam Trung Quốc cũng phải thu hẹp hoạt động khi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại đây.
Triển vọng xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc
Hiện nay, nhiều loại nông sản của Việt Nam được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với nhiều triển vọng.
Tuy nhiên, cần phải nắm bắt nhu cầu thị trường và kịp thời chuyển đổi xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định và yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.
Mít là loại trái cây đang được nhiều tiểu thương và doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tiềm năng
Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN và đứng thứ 11 trong số các thị trường nhập khẩu của Trung Quốc. Những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.
Với quy mô dân số gần 1,5 tỉ người, chiếm 18,7% dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú. Nhập khẩu nông sản của Trung Quốc bình quân hằng năm đạt trên 150 tỉ USD, chiếm khoảng trên 11,5% tổng kim ngạch thương mại nông thủy sản toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân gần 9,3%/năm. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông thủy sản, trong đó họ có nhu cầu nhập khẩu nhiều sản phẩm nông thủy sản mà nước ta có thế mạnh như: lúa gạo, cá tra, tôm nước lợ, các loại rau quả, trái cây...
Cùng với sự đa dạng của các loại nông thủy sản và lợi thế về địa lý, Việt Nam còn có nhiều điều kiện thuận lợi khác để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. áng chú ý, nước ta ngày có nhiều chủng loại mặt hàng nông thủy sản được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, nhờ việc mở cửa thị trường và tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc mà mức thuế quan đã giảm về 0% đối với nhiều dòng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, cơ cấu hàng nông sản trao đổi song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc có tính bổ sung lẫn nhau. Do vậy, các sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam được dự báo còn nhiều tiềm năng và dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm nghiên cứu, nắm rõ về thị trường này để kịp thời tháo gỡ khó khăn, có chiến lược và giải pháp phát triển xuất khẩu phù hợp, nhất là khi Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước đây. Hiện Trung Quốc đã thực hiện chế độ nhập khẩu với nhiều quy định khắt khe và kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn trước, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Cần giải pháp đồng bộ
Để giữ vững và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của ta sang Trung Quốc thì công tác quản lý sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc... là vấn đề cần được các cấp, các ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất nông thủy sản đặc biệt coi trọng, quan tâm thực hiện theo quy định của Việt Nam và phù hợp với quy định nhập khẩu của Trung Quốc. Ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác thông tin, nắm bắt nhu cầu của thị trường Trung Quốc, kịp thời đẩy mạnh chuyển đổi xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, tăng xuất khẩu các sản phẩm nông thủy sản đã qua chế biến, giảm dần việc xuất khẩu sản phẩm dạng "tươi thô" nhằm giảm rủi ro và nâng cao được giá trị sản phẩm.
Theo TS Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, thị trường Trung Quốc là một thị trường rất lớn nhưng chúng ta chưa hiểu rõ người tiêu dùng trong nội tại thị trường này, cũng như còn thiếu thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản tại nước họ nên còn gặp khó trong mở rộng thị trường và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, cũng như phát triển xuất khẩu chính ngạch. Ông Hải dẫn chứng, chúng ta xuất khẩu mít đi Trung Quốc rất nhiều nhưng mít họ không phải nhập về ăn tươi mà phần lớn mít được sơ chế và chế biến thành bột mít. Khoai lang tím nhập từ nước ta, họ cũng chế biến thành bột, làm bánh và xuất khẩu đi các nước để làm màu trong thực phẩm thay cho phẩm màu công nghiệp. Về gạo, Trung Quốc nhập nhiều gạo ngắn ngày của nước ta nhưng khi qua Trung Quốc mới biết nhiều người tiêu dùng nước họ không ăn gạo ngắn ngày mà ăn gạo dài ngày.
Ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng để góp phần tháo gỡ khó khăn, tiến tới khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường Trung Quốc, nước ta cần quan tâm hơn nữa công tác tập huấn, phổ biến thông tin về chính sách, quy định nhập khẩu nông thủy sản của Trung Quốc cho các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm chủ động tổ chức sản xuất và có kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu đáp ứng đúng yêu cầu thị trường. ồng thời, thông qua mọi kênh, mọi cấp, tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác đàm phán mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc nhằm mở rộng danh mục sản phẩm nông thủy sản, cũng như bổ sung danh sách doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu, trong đó ưu tiên lựa chọn các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại thị trường Trung Quốc để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Nghiên cứu, hợp tác với một số doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại điện tử để nhập khẩu, tiêu thụ nông sản, trái cây qua hình thức thương mại điện tử tại thị trường này...
Nâng cao chất lượng thạch đen phục vụ xuất khẩu Nông dân, HTX sản xuất cây thạch đen tại Lạng Sơn được tập huấn kỹ thuật, các quy định về thủ tục để sản xuất, xuất khẩu thạch đen sang thị trường Trung Quốc . Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vừa tổ chức triển khai chương trình...