Giá kim cương giảm đều suốt 5 năm qua
Mức giá thị trường của kim cương đang trong thời gian suy giảm dài hạn. Đây là tin vui với những người muốn sở hữu chiếc nhẫn đá quý nhưng là tin buồn với các nhà sản xuất kim cương.
Giá kim cương đã giảm dần kể từ tháng 1.2011 đến nay – Ảnh: AFP
Theo trang Business Insider hôm 27.7, hãng khai thác kim cương Petra Diamonds vừa công bố báo cáo doanh thu giảm 10% trong nửa đầu năm nay. Doanh thu của Petra Diamonds hiện là 425 triệu USD.
Ngoài nhà sản xuất kim cương, thương hiệu kinh doanh các mặt hàng trang sức đá quý De Beers cũng cho biết lợi nhuận của họ giảm 23% xuống còn 360 triệu USD.
Kim cương sụt giá chậm chạp nhưng lâu dài là lý do chính của tình trạng này. Kim cương bước vào giai đoạn giảm giá từ đầu năm 2011. Nhu cầu cho loại đá quý này ở Trung Quốc đã và đang suy giảm, khiến giá cả của kim cương giảm 12% trong vòng 5 năm qua.
Video đang HOT
De Beers, hãng có 85% thuộc sở hữu của công ty khai thác mỏ Anglo-American, cho biết các nhà bán lẻ Trung Quốc hiện giữ nhiều hàng tồn kho hơn mức họ dự tính. De Beers còn bị ảnh hưởng bởi sụt giảm trong chi tiêu cao cấp tại đặc khu Hồng Kông và Macau (Trung Quốc), thực trạng có nguyên nhân được cho là xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Đại lục.
Sức tiêu thụ của tất cả các loại hàng hóa quý giá cũng được kìm hãm trong năm nay, khi mà các nhà giao dịch đang nhìn về thị trường chứng khoán bất ổn cùng mức tăng trưởng kinh tế 7% của Trung Quốc.
Tuần trước, vàng đã có một đợt giảm giá chóng vánh, sụt 4% chỉ trong vài giây. Giá bạch kim cũng giảm từ 1.240 USD xuống còn 1.148 USD vào đầu năm nay. Đây là năm tồi tệ đối với ngành khai thác mỏ, nhưng lại là thời điểm tốt để tậu một chiếc nhẫn đá quý.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chủ tịch Toshiba từ chức vì khai khống 1,2 tỉ USD
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn điện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 sau khi bị cáo buộc liên quan đến các hoạt động gian lận số liệu kế toán lên đến 1,2 tỉ USD, theo Reuters.
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn diện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 - Ảnh: Reuters
Trong thông báo, Chủ tịch vừa từ chức Hisao Tanaka cho biết ông Masashi Muromachi sẽ tạm thời điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó, Toshiba cũng đang có kế hoạch thay thế hơn một nửa số thành viên hội đồng quản trị.
Cùng với ông Tanaka, Phó chủ tịch Toshiba Norio Sasaki (trước đây từng giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn) và cố vấn Atsutoshi Nishida cũng phải từ chức sau khi các bằng chứng liên quan đến hành vi gian lận số liệu kế toán của họ được công bố.
Hôm 20.7, bản báo cáo do nhóm luật sư và kiểm toán viên Nhật Bản độc lập công bố cho biết tập đoàn Toshiba đã khai khống 1,22 tỉ USD (khoảng 151,8 tỉ yên) lợi nhuận trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, tức gấp gần 3 lần số liệu thực tế.
Nhóm chuyên gia nhận định Toshiba hiện không có cơ chế quản lý nội bộ hiệu quả, khiến nhiều hoạt động mờ ám đã và đang diễn ra trong hầu hết các bộ phận kinh doanh của tập đoàn.
Ông Hisao Tanaka đã cúi đầu xin lỗi trong buổi họp báo, cho rằng những người đứng đầu Toshiba "phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự việc", đồng thời thừa nhận scandal nêu trên có thể là "vết đen lớn nhất trong suốt lịch sử 140 năm của tập đoàn".
Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4 năm nay.
Ngay lập tức, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã bày tỏ sự thất vọng sau khi vụ gian lận số liệu kế toán tại Toshiba bị phanh phui. Mặt khác đe dọa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tỏ ra dè chừng hơn với thị trường Nhật Bản, trừ khi chính phủ có các biện pháp quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn.
Đây được xem là vụ khai gian số liệu kế toán lớn nhất tại Nhật Bản kể từ sau scandal gây rúng động của tập đoàn Olympus hồi năm 2011. Theo đó, Olympus, tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế, bị phát hiện đã công bố các báo cáo tài chính chênh lệch, có khi đến 100 tỉ yên, so với thực tế nhằm che giấu tình hình thua lỗ trong suốt khoảng thời gian từ thập niên 1990 đến năm 2011, với giá trị tổng cộng 1,7 tỉ USD theo hãng tin DPA (Đức).
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
IS phạm sai lầm khi dầu mỏ mất dấu thiêng Khi nguồn thu từ dầu mỏ bị "chặt gãy", IS dùng nhiều mánh khóe để bù đắp, khiến người dân tại nơi chúng kiểm soát thấy ngột ngạt, có thể thôi thúc họ đứng dậy chiến đấu chống nhóm cực đoan. Nhà nước Hồi giáo (IS) là tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới, và có khả năng vẫn giữ nguyên vị...