Giá khí đốt leo lên mức cao kỉ lục trong vòng 13 năm
Giá khí đốt kỳ hạn giao sau đã cán mốc cao kỉ lục trong vòng 13 năm trở lại đây, trước viễn nắng nóng tăng nhiệt trong tuần tới kết hợp với sản lượng khai thác suy giảm.
Sản lượng LNG xuất khẩu của Mỹ sang châu Á và châu Âu tăng nhanh trong thời gian gần đây. Ảnh: AFP
Trong phiên giao dịch ngày 6/6, giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 7 tại Trung tâm phân phối khí đốt tự nhiên Henry Hub ở thị trấn Erath, bang Louisiana (Mỹ) thuộc Công ty Sabine Pipeline LLC đạt 9,368 USD/1 triệu Btu, tăng 9,91% so với chốt phiên cuối tuần trước. Khí đốt kỳ hạn giao tháng 8 cũng tăng 9,87%, lên mức 9,368 USD/1 triệu Btu. Btu là đơn vị nhiệt của Anh, thường được sử dụng ở Mỹ.
Nguyên nhân chính giá khiến khí đốt tăng vọt là do nắng nóng, khi nhiệt độ tại Mỹ được dự báo tăng mạnh vào giữa tháng này, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng chậm, gây nguy cơ cầu vượt cung.
Video đang HOT
Theo chuyên gia phân tích Eli Rubin thuộc Công ty tư vấn năng lượng EBW AnalyticsGroup, mùa hè nóng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất gây ra mối lo ngại với người tiêu dùng. Gia tăng nhu cầu khí đốt để vận hành điều hòa làm mát trong vài tuần tới có thể sẽ kích hoạt một làn sóng tăng giá đối với khí đốt trên sàn giao dịch hàng hóa.
Một nhân tố khác khiến giá khí đốt kỳ hạn giao sau tăng liên quan đến nguồn cung. Sản lượng khai thác khí hóa lỏng (LNG) tại Mỹ suy yếu, trong khi khối lượng xuất khẩu mặt hàng này từ các trạm ở Vịnh Mexico tăng nhanh, khiến nguồn cung cho nội địa bị ảnh hưởng.
Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong mùa đông năm ngoái (từ tháng 11/2021-3/2022), Mỹ đã xuất kho dự trữ hơn 64,1 tỉ m3 khí đốt, cao hơn 10% so với mức trung bình của 5 năm gần đây. Còn trong mùa đông tới đây, nhu cầu khí đốt tại Mỹ dự kiến sẽ vượt nguồn cung khoảng 0,42 tỉ m3/ngày.
Ngày càng nhiều tàu chở khí đốt bị "hút" tới châu Âu
Ngày càng nhiều chuyến hàng khí đốt đang được chuyển hướng từ Trung Quốc sang châu Âu, do các thương nhân tận dụng lợi thế mức giá hấp dẫn tại châu lục này.
Ảnh minh họa
Theo dữ liệu vận chuyển từ Kpler và Bloomberg, 13 con tàu vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng chủ yếu từ Mỹ và Tây Phi đang chuyển hướng sang châu Âu thay vì châu Á. Số lượng này tăng so với khoảng 8 con tàu được phát hiện một tuần trước đó. Theo ước tính của Bloomberg, trong trường hợp, các thương nhân cho tàu trở lại qua Kênh đào Panama, phải trả phí kênh gần 400.000 USD cho lần thứ hai.
Các thương nhân đã cho tàu chở khí đốt đi nửa vòng trái đất qua những con đường vòng đắt đỏ vì cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã khiến khí đốt tại lục địa này đắt hơn so với châu Á. Nhưng khi ngày càng có nhiều khí đốt tràn vào châu Âu để giúp giảm bớt khủng hoảng, thì mức giá cạnh tranh này sẽ nhanh chóng kết thúc và có thể không kéo dài đối với các chuyến hàng đến vào tháng 2.
Theo S&P Global Platts, giá khí đốt chuẩn Nhật-Hàn giao dịch ở mức 29,356 USD / triệu đơn vị nhiệt của Anh vào ngày 4/1, gần như ngang bằng với giá khí đốt giao sau tại TTF của Hà Lan.
Tuy nhiên, giá khí đốt tại châu Á cũng có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu ít hơn từ Trung Quốc, ngay cả khi thời tiết lạnh hơn ở Đông Bắc Á, các thương nhân cho biết. Các chuyến hàng khí đốt đang quay lưng lại với Trung Quốc do các nhà máy ở nước này giảm hoạt động trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và nước này thực hiện biện pháp hạn chế ô nhiễm có hiệu lực trước Thế vận hội mùa đông.
Nhà phân tích Mathew Ang tại Kpler cho biết LNG mà ban đầu được chuyển đến Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc vào tháng Giêng đang được chuyển hướng đến các cảng khác ở châu Á cũng như châu Âu do nhu cầu ở đây chậm hơn dự kiến.
5 nước EU kêu gọi mở cuộc điều tra về việc giá khí đốt tăng cao kỉ lục Năm nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gồm Pháp, Tây Ban Nha, Séc, Romania và Hy Lạp đề xuất mở cuộc điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân giá khí đốt tại châu Âu tăng đột biến, lên mức cao nhất trong lịch sử. Châu Âu đang phải đối diện với tình trạng giá khí đốt tăng cao kỉ lục. Ảnh: TASS...