Giá hoa chạm đáy, nông dân Đà Lạt phải nhổ bỏ
Thị trường hoa trong nước gần như bị “đóng băng” bởi tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Hoa Đà Lạt đã rớt giá đến 80% vẫn không bán được, nông dân phải tự tay nhổ bỏ.
Hàng triệu cành hoa bị nhổ bỏ ở Đà Lạt “Hoa giờ 5.000 cành không ai mua nên phải nhổ bỏ chứ để cũng không được gì. Nhổ còn xuống giống vụ mới”, ông Bùi Đức Long, ngụ TP Đà Lạt, nói.
Gần 10 ngày nay, hàng chục hộ trồng hoa ở TP Đà Lạt phải tự tay nhổ bỏ hoa trong vườn vì không ai thu mua. Hàng triệu cành hoa chất đống bên ngoài các nhà vườn chờ khô để đốt.
Theo các nhà vườn, thị trường TP.HCM đóng cửa, các tỉnh miền Nam khác cũng giãn cách xã hội khiến không còn nơi để xuất bán hoa Đà Lạt. “Cuối tháng 6, tôi đã phải nhổ hơn nửa vườn hoa, nay thì buộc phải nhổ hết. Vụ hoa này gia đình tôi trắng tay”, ông Sanh, ngụ phường 9, TP Đà Lạt, buồn bã nói.
Những ngày này công việc bận rộn nhất ở thủ phủ hoa Đà Lạt là nhổ bỏ rồi vận chuyển hoa ra ngoài để chờ tiêu hủy.
Nhiều vườn hoa quá vụ nhưng không được thu hoạch bắt đầu trở màu, héo tàn.
“Cả mấy tháng chăm sóc nay không bán được cành nào. Giờ muốn nhổ bỏ cũng phải thuê nhân công mà kinh phí thì không có. Hoa đã thối nụ mà tôi chưa nhổ bỏ được để xuống giống vụ mới”, một hộ trồng hoa ở phường 9, TP Đà Lạt, cho biết.
Video đang HOT
Không riêng gì hoa cúc, các loại hoa được thị trường ưa chuộng như hoa cát tường, hoa hồng nay cũng chung cảnh bị nhổ bỏ, chất đống dọc các con đường ở TP Đà Lạt.
Dịp này năm ngoái, ông Bùi Đức Long (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) thu về gần 1 tỷ đồng từ bán hoa cát tường. Năm nay, ông phải huy động cả gia đình nhổ bỏ gần 2.000 m2 hoa. Vụ hoa này xem như mất trắng.
Nhiều nhà vườn ở Đà Lạt vẫn cố dưỡng hoa hy vọng bán dịp cuối tháng, ngày rằm gỡ lại ít vốn để xuống giống vụ mới.
Tuy nhiên, theo anh Trần Văn Luyện, một nhà vườn ở phường 7, TP Đà Lạt, hy vọng bán được hoa rất mong manh. “Rủi ro khi bỏ chi phí thu hoạch, đóng gói và vận chuyển khá cao. Nếu không bán được sẽ mất thêm một khoản chi phí không nhỏ, do vậy nhiều người chọn cách nhổ bỏ”, anh nói.
Sau khi cắt bỏ 1.000 m2 hoa cúc, bà Tiêu Thị Hồng (làng hoa Xuân Thành, TP Đà Lạt) tiếp tục làm đất, chuẩn bị gieo trồng vụ hoa mới kịp dịp lễ, tết sắp tới. “Xuống giống rồi hy vọng dịch qua nhanh, vụ mới hoa bán được. Nhưng xui rủi dịch chưa được khống chế chắc lại phải nhổ bỏ tiếp thôi”, bà Hồng thở dài, nói.
Không chỉ hoa thông thường mà sản phẩm cao cấp như lyly cũng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Trong ảnh, nhân công tại trang trại hoa lyly của ông Nguyễn Hữu Trí (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) đang đóng thùng, lưu kho lạnh để tiêu thụ dần.
Ông Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, cho biết trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này, thiệt hại của người dân là rất lớn. Để hỗ trợ, hiệp hội đề xuất có chính sách để các ngân hàng giảm lãi suất, gia hạn, giãn nợ, tái cấp vốn hỗ trợ cho nông dân tiếp tục tái sản xuất. Đồng thời, kiến nghị với địa phương có chính sách hỗ trợ cho người trồng hoa trong gói hỗ trợ của Chính phủ.
TPHCM: Siêu thị giảm giá 50% cho rau củ quả Đà Lạt, rẻ nhất 15.000 đồng/kg
Nhiều mặt hàng rau củ quả đã được giảm giá đến 50%. Mức giá khuyến mãi được đưa ra nhằm giảm áp lực chi tiêu cho người dân TPHCM.
Rau củ quả giá 15.000 - 25.000 đồng/kg
Ngày 18/7, đại diện Aeon Việt Nam cho biết, đơn vị này đang bán hơn 20 loại rau củ quả từ Đà Lạt cho người dân TPHCM với mức giảm giá 20 - 50%.
Cụ thể, củ cải trắng có giá 15.000 đồng/kg, bắp cải trắng và tím giá 25.000 đồng/kg, cà chua 25.000 đồng/kg, cà rốt 26.000 đồng/kg, cải thảo 25.000 đồng/kg, khoai tây 27.000 đồng/kg...
Hơn 20 loại rau củ quả từ Đà Lạt được bán tại Aeon Bình Tân, TPHCM với giá giảm đến 50% (Ảnh: M.L).
Chị Lê Thị Nga (ngụ đường Tên Lửa, quận Bình Tân) cho biết, cách đây vài ngày, chị đặt mua rau củ online trên mạng với giá gấp đôi so với siêu thị đang bán. Điển hình như củ cải trắng giá 30.000 đồng/kg, cải thảo và cà chua 40.000 đồng/kg, bắp cải 50.000 đồng/kg. Chị cho hay sẽ chọn mua ở nơi có giá rẻ hơn để "tiết kiệm được đồng nào thì hay đồng đó".
Bà Huỳnh Kim Thanh - Giám đốc Aeon Tân Phú - chia sẻ, siêu thị này cũng đang giảm giá nhiều loại rau củ quả như cà chua, dưa leo, bắp cải với mức giảm 20 - 50% để đồng hành cùng người dân vượt qua áp lực chi tiêu. Từ ngày 15/7 đến nay, mỗi ngày, siêu thị nhập vào trung bình khoảng 20 tấn rau củ, thịt, cá, gấp 2 lần sức mua trong ngày cao điểm nhất 14/7.
Nhấn để phóng to ảnh
Bắp cải tím và cải thảo có giá 25.000 đồng/kg (Ảnh: M.L).
Đại diện hệ thống siêu thị cho biết đang triển khai hình thức xe bán hàng lưu động từ ngày 13/7 và hiện vẫn đang duy trì 4 điểm bán mỗi ngày theo lịch trình bố trí của Sở Công Thương TPHCM.
Mỗi điểm bán cung cấp trung bình khoảng 1 tấn hàng tươi sống, thực phẩm khô và thức ăn chế biến sẵn cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người dân.
Ưu tiên mở bán rau củ quả tại chợ
Theo Sở Công Thương TPHCM, hiện nguồn hàng rau củ quả cung ứng cho người dân có phần hạn chế do dịch bệnh ở các địa phương xung quanh thành phố và các tỉnh miền Tây đang có diễn biến phức tạp. Nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 nên việc thu mua và vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
Theo Sở Công Thương TPHCM, việc lưu thông hàng hóa cũng đang gặp nhiều khó khăn do mỗi địa phương áp dụng một kiểu. Một số nơi áp dụng quá khắt khe, chưa đúng khiến hàng hóa lưu thông gặp nhiều trở ngại.
Nhấn để phóng to ảnh
Việc lưu thông hàng hóa tại một số tỉnh phía Nam gặp nhiều khó khăn (Ảnh: B.K).
Sở đã liên hệ với các tỉnh miền Bắc, Tây Nguyên để tìm nguồn hàng, cung ứng cho người dân.
Ngoài ra, Sở cũng đang tích cực trong việc mở cửa trở lại các chợ truyền thống, ưu tiên bán các mặt hàng rau củ quả, phát phiếu mua theo giờ.
Hai chợ truyền thống đã thí điểm mở cửa cho tiểu thương bán rau củ quả, thịt, cá trở lại là chợ Phú Thọ (quận 11) và chợ An Đông (quận 5). Trong đó, chợ Phú Thọ đã mở bán từ ngày 16/7 với 6 tiểu thương. Chợ An Đông mở cửa khu kinh doanh thực phẩm từ ngày 17/7 với 26 tiểu thương.
Sở đang tiếp tục làm việc với các quận, huyện, TP Thủ Đức để đánh giá tình hình và cho mở lại các chợ truyền thống có đủ điều kiện phòng chống dịch để nhanh chóng khôi phục lại kênh mua sắm lương thực, thực phẩm truyền thống cho người dân. Việc này cũng giúp giải tỏa áp lực mua sắm cho các siêu thị, cửa hàng.
Dự kiến trong tuần sau sẽ có thêm 5-8 chợ tại quận 7, quận 8, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh mở cửa trở lại.
Lâm Đồng tìm người từng đến ngân hàng Agribank ở Đà Lạt Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kêu gọi những người từng đến những địa điểm liên quan ca dương tính với nCoV là một nhân viên ngân hàng thì liên hệ cơ quan y tế gần nhất. Sáng 9/7, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng ra thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm liên quan trường hợp dương tính...