Giá heo hơi tăng cao, chợ lợn lớn nhất miền Bắc buôn bán tấp nập
Nguồn cung thiếu hụt, thị trường lợn hơi tại phía Bắc đang trong tình trạng “Nam sản, Bắc tiêu”! Trong khi đó, người chăn nuôi tại phía Bắc đang tranh thủ cơ hội giá lợn tăng cao để nuôi “lướt sóng” lợn cỡ lớn.
Hoạt động thu mua, buôn bán lợn tại chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam đã sôi động trở lại.
Từ khi dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) có chiều hướng đi xuống, đặc biệt là giá thịt lợn tăng cao trong thời gian qua, hoạt động thu mua, buôn bán lợn tại “chợ lợn” đầu mối lớn nhất khu vực ĐBSH tại tỉnh Hà Nam (xã Bối Cầu, huyện Bình Lục) đang tấp nập trở lại. Những ngày gần đây, thị trường mua bán lợn rất sôi động.
Theo các thương lái tại đây, lợn trước đây được thu mua tại chợ, bên cạnh tỏa đi tiêu thụ tại các đô thị lớn ở phía Bắc, còn có lượng lớn được xuất khẩu (XK) tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc (chủ yếu là lợn mỡ, trọng lượng lớn).
Tuy nhiên từ khi xảy ra DTLCP, với việc siết chặt kiểm soát tiêu thụ lợn, nhất là tại các cửa khẩu, hoạt động XK lợn sang Trung Quốc gần như không còn. Đặc biệt thời gian qua, việc nguồn cung thịt lợn giảm, giá lợn tăng cao khiến không còn hiện tượng lợn được XK đi Trung Quốc như trước đây.
Thời điểm này, giá lợn hơi tại chợ đang dao động ở mức trên 70.000 đ/kg đối với lợn loại đẹp, các loại lợn khác cũng đang có giá rất cao.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Thanh (xã An Nội, huyện Bình Lục) có thâm niên trên 10 năm lái lợn tại chợ cho biết: Hiện miền Bắc lợn thịt đang thiếu hụt rất nhiều. Vì vậy, nguồn cung cấp lợn thịt hiện chủ yếu được chuyển từ các tỉnh phía Nam ra tiêu thụ tại phía Bắc, chiếm khoảng tổng lượng lợn tập kết về chợ hàng ngày.
Phần lớn nguồn cung lợn tại chợ chuyển từ phía Nam ra.
Anh Trần Quang Bát, một lái lợn khác ở xã Trung Lương (huyện Bình Lục) ước tính: Hiện mỗi ngày chợ đầu mối xuất đi thị trường các tỉnh phía Bắc khoảng 2.000 con lợn, trong đó 70-80% lấy từ trong Nam ra, chỉ khoảng 20-30% lợn thu mua ở các tỉnh phía Bắc.
Theo các thương lái tại “chợ lợn” Bình Lục, hiện một số hộ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc tranh thủ thời cơ giá lợn tăng cao để nuôi theo kiểu “lướt sóng”. Theo đó, thay vì tái đàn bằng lợn con như thường lệ, nhiều hộ đã mua lợn thịt cỡ lớn, trọng lượng từ 120-130kg/con từ các tỉnh phía Nam chuyển ra, sau đó nuôi thêm từ 15-20 ngày để xuất chuồng.
Khảo sát của PV NNVN tại Hà Nam, dù lợn đang có giá cao, nhưng người chăn nuôi vẫn không dám tái đàn, một số hộ chỉ mua đi bán lại.
Anh Nguyễn Văn Nam, hộ chăn nuôi tại xã Bối Cầu (huyện Bình Lục) là một ví dụ. Hiện anh Nam tranh thủ giá lợn cao và đã mua về 20 con lợn, mỗi con trên 100kg để nuôi “lướt sóng”. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi khác hiện cũng chưa dám tái đàn, nhất là tái đàn từ lợn con.
Nguồn cung thiếu hụt và giá tăng cao nên lợn không còn để XK đi Trung Quốc như trước đây.
Ông Nguyễn Xuân Lộc, Trưởng BQL Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam cho biết: Nguồn lợn tập kết về chợ chủ yếu ở phía Nam chuyển ra. Thời gian gần đây, do giá thịt lợn trên thị trường đã lên rất cao và hiện đang đứng giá, chưa có biến động, điều này cũng khiến lượng lợn tiêu thụ tại chợ đi các địa phương có dấu hiệu chững lại. Ông Lộc nhận định các tháng cuối năm, khả năng giá lợn tại chợ đầu mối này sẽ tiếp tục tăng cao.
Theo Trần Hồ (Nông nghiệp Việt Nam)
Phó Thủ tướng: Lập "kịch bản" ổn định giá thịt lợn dịp cuối năm
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về tình hình giá thịt lợn và giá lợn hơi đang có xu hướng tăng cao.
Hiện giá heo hơi trên thị trường đang tăng ở mức cao, phổ biến từ 58.000 - 63.000 đồng/kg; giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ cũng tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cuối tháng 9. Ảnh minh họa: I.T
Trước tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Công Thương và Tổng cục Thống kê khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn (bao gồm cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm) từ nay đến cuối năm 2019.
Có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (cả phương án nhập khẩu từ các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước).
Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tác động của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI); phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan để có giải pháp bảo đảm mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 và 2020 theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thống kê báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá các nội dung trên trước ngày 21/10/2019.
Theo thông tin mới đây của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá lợn hơi cả nước đang tăng cao so với tháng 9, bình quân ở miền Bắc dao động từ 60.000 - 63.000 đồng/kg; tại miền Nam đạt từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, còn tại miền Trung từ 50.000 - 57.000 đồng/kg.
Một số hộ chăn nuôi tại Đồng Nai cũng cho biết, giá heo hơi xuất chuồng ngày 15/10 đã đạt mức 58.500 - 63.000 đồng/kg tùy loại, tăng hơn 15.000 - 20.000 đồng/kg so với mức giá tháng trước và là mức cao nhất trong hơn 12 năm qua.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ tháng 2/2019, đến thời điểm này, cả nước đã bị thiệt hại khoảng 5,5 triệu con lợn, tương đương khoảng 8% tổng sản lượng thịt.
Mặc dù lượng lợn phải tiêu hủy do dịch bệnh đang giảm dần, song tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp, nguy cơ tái phát ổ dịch tăng cao khi bà con nông dân đang có xu hướng tái đàn.
Theo Danviet
Kiểm soát giá thịt heo Khó thiệt! Giá heo hơi tăng trở lại trong vài ngày gần đây. Sự tăng giảm đã làm dấy lên nhiều đồn đoán: do nhập lậu, do cấm xuất tiểu ngạch, do tâm lý sợ thiếu hụt? Thịt heo nhập lậu từ Thái Lan, qua ngõ Campuchia tràn vào biên giới các tỉnh phía Nam là một trong những nguyên nhân được đồn đoán khá...