Giá heo hơi mới nhất 12/11: Nhà nông sốt ruột vì giá lợn hơi chưa ngừng đà giảm
Cập nhật giá heo hơi hôm nay 12/11: Giá lợn hơi trong tuần qua trên 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có sự tăng giảm trái chiều nhưng xu hướng giảm vẫn chiếm chủ yếu. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo hơi tại các trại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh cũng đang có xu hướng giảm mạnh.
Giá heo hơi tại miền Nam biến động liên tục, không lo “nhảy giá” dịp cuối năm
Tại các tỉnh phía Nam, giá heo hơi xuất chuồng mới nhất hiện đang dao động từ 48.000 – 52.000 đồng/kg. Ảnh: I.T
Giá heo hơi tại các tỉnh miền Nam tuần qua là nơi sôi động nhất khắp cả nước khi lên xuống liên tục. Trong đó, An Giang, Cần Thơ giảm 1.000 đồng/kg. Những tỉnh khác như Tiền Giang, Đồng Tháp giảm 2.000 đồng/kg, Cà Mau, Vĩnh Long giảm 1.000 đồng/kg – giao dịch phổ biến trong khoảng 47.000-48.000 đồng/kg.
Trái ngược với những tỉnh trên là Cà Mau, Hậu Giang đều tăng lần lượt với mức 1.000 đồng và 2.000 đồng, hiện thương lái thu mua ở mức cao nhất 52.000-53.000 đồng/kg.
Được biết, giá heo hơi xuất bán tại trại chăn nuôi của các doanh nghiệp quy mô lớn hiện đang dao động ở mức 48.000 – 50.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với đầu tháng 10.
Trước xu hướng giảm của giá heo hơi, ở các chợ bán lẻ ở TP HCM, giá thịt heo cũng đã giảm 1.000-5.000 đồng so với trước đó. Thịt ba chỉ thay vì 105.000 đồng/kg đã giảm xuống còn 100.000 đồng, chân giò cũng giảm thêm 5.000 đồng còn 90.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, giá heo mảnh đang dao động quanh mức 48.000 – 60.000 đồng/kg, giảm 3.000 – 10.000 đồng một kg so với đầu tháng, tuy nhiên do lượng heo về các chợ tăng cao nên tình hình tiêu thụ heo mảnh của các tiểu thương không được thuận lợi.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường thịt heo khá sôi động. Giá thịt heo hơi liên tiếp tăng trong tháng 1, tháng 2, giảm nhẹ trong tháng 3; đến tháng 4, 5 thì từ 31.000 đồng/kg vọt lên 48.000 đồng/kg. Sang quý III, giá heo hơi dao động quanh mức giá 48.000-50.000 đồng/kg, có lúc lên 55.000 đồng/kg; hiện ổn định ở mức 46.000-51.000 đồng/kg.
“Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi đã có lãi, việc tái đàn có xu hướng tăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết nguyên đán. Ngoài thịt heo, nguồn cung các mặt hàng chủ lực Tết như gạo, đường, trứng… rất phong phú, giá cả ổn định nên không lo nhảy giá” – bà Trang cho hay.
Video đang HOT
Vì sao giá lợn hơi vẫn chưa ngừng giảm?
Liên tục từ đầu tháng 10 đến nay, giá lợn hơi giữ xu hướng giảm trên diện rộng, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Từ lúc đạt giá cao nhất 55.000 – 56.000 đồng/kg hồi tháng 9, đến nay giá xuất bán lợn hơi tại các trại chăn nuôi ở miền Bắc đã giảm xuống còn 44.000 – 47.000 đồng/kg, tuỳ địa phương.
Do lo ngại tình hình dịch bệnh, nhiều chủ trang trại đã “đẩY” đàn lợn xuất bán sớm. Ảnh minh hoạ: Đức Thịnh
Như vậy so với thời điểm đỉnh cao, giá lợn hơi tại miền Bắc đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg, tương đương 1 triệu đồng/tấn.
Đơn cử như tại Yên Bái, giá heo hơi hiện giao dịch quanh mức 44.000 đồng/kg; Ninh Bình, Lào Cai, Nam Định, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội báo giá heo hơi ở mức 45.000 – 46.000 đồng/kg.
Giá heo hơi xuất chuồng tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên cao hơn một chút khi giao dịch quanh mức 46.000 đồng/kg. Các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu ghi nhận giá heo hơi trong khoảng 47.000 – 48.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Quốc Tuý, chủ trang trại ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết: Nhiều chủ trang trại quy mô lớn đang đứng ngồi không yên trước tình hình dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc, sợ nhất là thịt nhiễm bệnh được tuồn vào Việt Nam tiêu thụ. Hiện nay giá lợn hơi trên địa bàn vẫn đang ở mức có lợi, vì thế nhiều người đã tranh thủ xuất bán cả lợn hơi mới đạt trọng lượng 85-90kg/con.
Theo giới kinh doanh, tình hình dịch tả châu Phi trên đàn heo ở Trung Quốc gia tăng, lây lay rất nhanh và đã tiến sát tới tỉnh Vân Nam – nơi nằm ở giáp biên giới Lào Cai của Việt Nam, khiến người chăn nuôi trong nước lo ngại dịch nên bán sớm. Đây chính là nguyên nhân khiến nguồn cung heo hơi đẩy ra thị trường dồi dào hơn, chưa kể, tâm lý người tiêu dùng giảm tiêu thụ thịt heo cũng khiến giá bán không ngừng giảm trong thời gian qua.
Thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất được phát hiện tại một trang trại nuôi hơn 8.000 con lợn ở phía Nam tỉnh An Huy. Gần 100 con lợn tại trang trại bị nhiễm cúm, trong đó 47 con đã được đem đi tiêu hủy. Nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh cấm các hoạt động vận chuyển lợn ra vào khu vực trên.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 25/8: Liên tục ở mức cao, nông dân bị "kích thích", tăng đàn nhanh
Thời gian gần đây giá heo hơi (lợn hơi) liên tục duy trì ở mức cao, với giá từ 50.000- 52.000 đồng/kg đã kích thích người chăn nuôi ở "thủ phủ" chăn nuôi Đồng Nai phát triển đàn rất nhanh.
Hiện tổng đàn lợn của địa phương này đã đạt mức gần 2,5 triệu con, tăng hơn 400.000 ngàn con so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy đa số lượng lợn tăng đàn gần đây đều còn nhỏ nên đây cũng là mối lo về lâu dài của người nuôi...
Hiện giá heo hơi (lợn hơi) trên địa bàn cả nước đang dao động từ 49.000 - 52.000 đồng/kg. Ảnh minh họa: I.T
Bà Nguyễn Thị Hương, một hộ nuôi lợn tại xã Gia Tân, huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, sau thời gian dài bị rớt giá, giá lợn hơi tăng mạnh gần đây khiến người nuôi rất phấn khởi. Hiện gia đình bà đang có hơn 300 con, trong đó số lợn đang ở thời kỳ xuất bán chiếm hơn phân nửa nên trừ chi phí, mỗi con lợn xuất bán, hộ của bà sẽ có lời khoảng 500.000 đồng.
Dù vậy, so với số lượng nuôi từ 400 - 600 con thời điểm heo rớt giá trước đây, thì lợi nhuận bà Hương thu về hiện tại chưa thể bù đắp nổi khoản thua lỗ do lợn rớt giá những lần trước.
Giá lợn xuất chuồng neo ở mức cao, gia đình bà Hương cũng đã có ý định tăng đàn lên 500 con, song vẫn đang phải cân nhắc, lưỡng lự và tiếp tục tìm hiểu thị trường trước khi đưa ra quyết định có tăng đàn hay không.
Là địa phương cung cấp lượng lợn thịt rất lớn ra thị trường, nhưng hiện nay ở Đồng Nai quy mô nuôi lợn theo kiểu hộ gia đình như trường hợp của bà Hương chỉ chiếm chưa đầy 40% tổng đàn; số còn lại chủ yếu được nuôi theo hình thức trang trại tập trung thuộc các doanh nghiệp (DN) lớn có vốn đầu tư nước ngoài.
Với thực trạng này, đa số người dân địa phương vẫn đang chủ yếu phải hợp tác, liên kết để nuôi gia công cho các DN đầu mối. Do đó việc chăn nuôi tự phát của các hộ nông dân khó có thể đoán định, kiểm soát được đầu ra của thị trường tiêu thụ so với các DN lớn nên việc tăng đàn hiện nay là bài toán không hề đơn giản dù giá lợn đang neo ở mức cao và ổn định. Khi quyết định tăng đàn thời điểm hiện nay, thì ít nhất cũng phải 6 - 8 tháng sau mới có thể xuất bán.
Giá thịt cao, nhưng các nhà quản lý khuyến cáo người nuôi thận trọng với việc tăng đàn.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, DN trong nước đã nhập về trên 20.000 tấn thịt lợn thành phẩm các loại với giá đã bao gồm thuế phí chỉ ở mức hơn 30.000 đồng/kg, bằng 1/3 giá thịt lợn trong nước bán lẻ ngoài chợ.
Theo một số nhà quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi, giá thịt lợn trong nước ở mức cao như hiện nay, chắc chắn các DN sẽ còn tiếp tục nhập thịt lợn thành phẩm từ nước ngoài về tiêu thụ. Thịt lợn thành phẩm nhập khẩu với giá rẻ như vậy sẽ tác động không ít trong việc kéo giá thịt lợn trong nước giảm xuống.
Đồng thời, giá thịt lợn thành phẩm nhập khẩu rẻ như vậy cũng là điều mà chính người nuôi lợn trong nước phải tự nhìn nhận lại vấn đề chi phí và hiệu quả chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn cao hiện nay là do thời gian trước đó người nuôi bỏ đàn nhiều. Song nguồn thịt lợn ở Đồng Nai không vì thế mà thiếu hụt, mà ngược lại vẫn đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường nội địa; giá lợn xuất chuồng neo cao như vậy chỉ mang tính cục bộ chứ không phải giá sốt do không còn nguồn cung.
Hiện TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tiêu thụ nguồn lợn lớn nhất của Đồng Nai, trung bình mỗi ngày khoảng 5.000 con. Số lượng này dù có giảm so với thời gian trước nhưng thực tế là giảm về lượng tiêu thụ chứ không phải thiếu hụt nguồn lợn cung cấp cho các chợ đầu mối của thành phố.
Nông dân đang làm công cho doanh nghiệp
Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc giá tăng cao như thời gian gần đây xuất phát từ các DN chăn nuôi lớn, họ nắm trong tay số lượng lợn lớn và phân phối các đầu mối tiêu thụ quan trọng nên ở mức độ nào đó thì họ cũng chủ động được trong việc nâng giá lợn hơi.
Ông Đoán nhìn nhận, do người dân ở Đồng Nai chủ yếu nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi lớn với giá hưởng lợi từ 200.000 - 250.000 đồng/con, nên xem như người nông dân đang làm công cho các DN chăn nuôi.
Do đó để có giải pháp về lâu dài và mang tính bền vững cho người chăn nuôi thì chính người dân phải chủ động trong việc đổi mới cách thức chăn nuôi để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đủ sức cạnh tranh với chính các DN trong nước cũng như ngoài nước kể cả lợn nhập khẩu.
Tuy nhiên theo chúng tôi, thời điểm này người nuôi không nên tăng đàn một cách ồ ạt mà phải thận trọng với mức tăng chừng mực; tránh tình trạng tạo nguồn cung quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ trong chu kỳ xuất bán sắp tới đẩy chính mình vào cảnh lao đao vì giá lợn xuống thấp như năm 2016", ông Đoán chia sẻ và khuyến cáo.
Theo Bảo Sơn (Công an nhân dân)
Giá lợn hơi tăng cao, nhà nông lúng túng "cầm vàng lội qua sông" Giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cùng tăng đồng loạt, trong tình cảnh đó, người chăn nuôi cả nước lại càng lúng túng hơn vì thiếu thông tin định hướng về giá lợn. Ngành chức năng ở các địa phương cũng đang loay hoay tìm giải pháp thống kê và bình ổn giá... Mù mờ chạy theo doanh nghiệp lớn Hiện...