Giá heo hơi hôm nay 9/9: Thiết lập kỷ lục mới?
Ghi nhận tại nhiều địa phương cho thấy, sau khi giảm nhẹ, giá heo hơi đã tăng trở lại khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg, cá biệt có một số khu vực tăng đến 3.000 đồng/kg.
Ngành chăn nuôi thắng lớn
Cụ thể, tại miền Bắc, giá heo tăng khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Nếu như tại Phú Thọ, giá heo ổn định ở mức 51.000 đồng/kg thì ở Hải Dương là 53.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo hơi tại các tinh miền Trung và Tây Nguyên không có nhiều biến động lớn, ổn định ở mức từ 50.000 – 53.000 đồng/kg, riêng tại Thanh Hóa giá heo đạt 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Miền Nam nằm trong khoảng 48.000 – 53.000 đồng/kg, trong khi tại Long An, Trà Vinh, giá heo tăng 1.000 đồng/kg, đạt mức 51.000 đồng/kg thì riêng tại Cần Thơ, giá heo giảm xuống còn 50.000 đồng/kg.
Giá heo tăng tạo động lực cho người chăn nuôi tái đàn. Ảnh: I.T.
Đánh giá về việc giá heo tăng “phi mã” trong thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khẳng định, điều này phản ánh đúng quy luật của thị trường và cho thấy ngành chăn nuôi đã đi đúng hướng.
“Không như các ngành khác, với nghề chăn nuôi lợn muốn bình ổn phải mất chu kỳ từ 1,5 – 2 năm nên giá heo tăng thời gian qua đã phản ánh đúng quy luật thị trường. Ngày 28.4.2017, Bộ trưởng Bộ NNPTNT kêu gọi các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp vào cuộc tiêu thụ thịt heo khi thời điểm đó năng lực sản xuất của chúng ta đã quá lớn, dẫn đến cung vượt cầu. Sau khi có sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, người dân, đồng thời cơ cấu lại đàn nái, đến nay, sau 1 năm, giá heo tăng dần” – ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, giá thịt heo thời gian qua có lúc đạt mức 56.000 – 57.000 đồng/kg, hiện giao động trong khoảng 50.000 – 51.000 đồng/kg, với mức giá này, người chăn nuôi có lợi, ngành chăn nuôi phát triển và người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
“Chúng ta đã dần đưa ngành chăn nuôi đi vào quỹ đạo, đi đến từng chuồng nuôi có thể thấy sự hưng thịnh của nghề. Đến thời điểm này, có thể nói, ngành chăn nuôi đang thắng lợi; đàn gà tăng 6,6% về sản lượng, trứng tăng 11%, đàn lợn tăng 12%” – ông Dương nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Dương cho rằng, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn, không còn phát hiện chất cấm; việc xây dựng chuỗi liên kết mà nòng cốt là các HTX, trang trại đang phát triển mạnh; hệ thống luật pháp, thiết chế phát triển đang hình thành (dự thảo Luật Chăn nuôi dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới).
Theo ông Dương, mức giá lợn hơi từ nay đến cuối năm sẽ không đáng lo ngại. Mức giá 45.000 – 50.000 đồng/kg lợn hơi được kỳ vọng sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa để người chăn nuôi có thể bù đắp thua lỗ của năm 2017 và tái đầu tư cho năm 2019.
Nguyên nhân giá thịt lợn tăng thời gian qua là do thiếu hụt nguồn cung cục bộ, chứ tổng cung thịt lợn trên thị trường là không thiếu. Đến thời điểm này, tổng nguồn cung thịt lợn đang phục hồi, chủ yếu đến từ các hộ lớn, trang trại và doanh nghiệp. Dự kiến, trong quý III.2018 tổng nguồn cung thịt lợn cả nước sẽ tăng 1,9%, nhiều khả năng sẽ tăng 2,5% vào cuối quý III.
Tăng cường phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy ở Trung Quốc. Ảnh: I.T.
Về dịch tả lợn châu Phi đã bị phát hiện tại Trung Quốc, ông Dương cho rằng, chúng ta không nên quá lo ngại nhưng phải tăng cường các biện pháp phòng chống vì ngành chăn nuôi heo đang khởi sắc, lại chiếm tỷ trọng cao, chỉ cần có biến cố là ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
“Dịch tả lợn châu Phi đã có từ lâu, đã lan sang Trung Quốc, loại bệnh này lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn heo cao, may là không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, Bộ NNPTNT đã có công điện gửi các địa phương yêu cầu các địa phương phải bình tĩnh, không được chủ quan, kiểm soát tốt sản phẩm nhập khẩu từ heo, từ lợn sống đến thịt đã qua chế biến” – ông Dương nói.
Ngoài ra, ông Dương khuyến cáo người chăn nuôi, các doanh nghiệp, HTX xác định công tác phòng chống dịch rất quan trọng, không được lơ là vì hiện nay bệnh chưa có vắc xin; chăm sóc tốt đàn lợn để có sức đề kháng; hạn chế khách tham quan cơ sở chăn nuôi; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo Laodong
Giá lợn hơi tăng cao, nhà nông lúng túng "cầm vàng lội qua sông"
Giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cùng tăng đồng loạt, trong tình cảnh đó, người chăn nuôi cả nước lại càng lúng túng hơn vì thiếu thông tin định hướng về giá lợn. Ngành chức năng ở các địa phương cũng đang loay hoay tìm giải pháp thống kê và bình ổn giá...
Mù mờ chạy theo doanh nghiệp lớn
Hiện giá lợn hơi vẫn ở mức cao nhưng theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn người chăn nuôi lợn rất lo lắng, băn khoăn không biết có nên tái đàn, hay tăng đàn. Mặc dù thông tin từ thị trường và Bộ NNPTNT đều khẳng định giá lợn hơi tăng cao do nguồn cung khan hiếm, nhưng không ai dám chắc mức giá cao có thể giữ được trong bao lâu, trong khi đó giá con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã đồng loạt tăng theo.
Nông hộ cần những định hướng rõ ràng hơn về thị trường cho nghề chăn nuôi. Ảnh: Đ.T
Theo ông Trần Văn Quang, công tác thống kê vẫn tồn tại nhiều điểm yếu từ lâu nay trong ngành. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo Cục Thống kê tỉnh phối hợp các sở ngành liên quan rà soát cách thu thập thông tin, thống kê số liệu trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Chỉ trong hơn 2 tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng tới 6 lần. Bà Nguyễn Thị Thủy - hộ chăn nuôi lợn tại xã Quang Trung (huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết, so với thời điểm cuối tháng 5, hiện giá mỗi bao thức ăn loại 25kg đã tăng thêm 30.000 đồng. Như vậy, giá thành thức ăn cho một con lợn khi xuất chuồng (100kg) cũng tăng thêm khoảng 300.000 đồng.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng cho rằng, tổng đàn lợn hiện có tăng nhưng chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn với người chăn nuôi nhỏ lẻ, việc tái đàn diễn ra hết sức dè dặt.
Nếu bình ổn giá đến cuối năm, ở mức 35.000 - 40.000 đồng/kg thì không sao, nhưng nếu giảm xuống dưới mức 35.000 đồng/kg thì có thể lại tái diễn chuyện giải cứu như hồi năm 2016 - 2017. Mà lợn giống hiện hơn 1 triệu đồng/con nên người nào có vốn để mua cám mới dám nhập - bà Nguyễn Thị Thủy nói.
Trong khi đó, ông Trần Hữu Trung - chủ hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho rằng, do mù mờ thông tin về nguồn cung và không nắm được quy luật thị trường, nên nhiều nông dân nương theo xu hướng của doanh nghiệp.
Nhưng thấy giá đang cao mà chạy đua theo tăng đàn thì chẳng khác nào cầm vàng mà lội qua sông. Bây giờ nông hộ muốn gây lại đàn quy mô lớn cũng phải trông ngóng nhiều bề, phải biết có đủ sức để bơi từ bờ này tới bờ bên kia hay không. Giữa dòng nếu gặp sự cố liệu có ai ném phao cho hay không? - ông Trung băn khoăn.
Cụ thể, theo ôngTrung, nếu thấy lợn giá cao rồi cứ nhập về nuôi mà lượng vốn chỉ đáp ứng 30 - 40% thì khi giá quay đầu giảm, nông hộ sẽ rất dễ gặp sự cố.
Lỗ hổng từ thống kê, dự báo nhu cầu
Trước đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước trong tháng 6 giảm khoảng 5,8% so với cùng kỳ, sang tháng 7 tổng đàn lợn giảm 2,8% so với cùng kỳ. Nhiều người nhận định, con số này không lớn đến mức khiến thị trường thịt lợn thiếu hụt trầm trọng, làm giá lợn tăng gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn.
Giá heo hơi hiện đang tăng cao, nhiều nông hộ đã rậm rịch tìm cách tái đàn nhưng vẫn không hết băn khoăn, lo lắng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng số đàn lợn phải giảm nhiều hơn thế, có thể gấp 3 lần.
Muốn chính xác, phải đi xuống các tỉnh, xuống các trang trại, nông hộ thống kê ghi nhận thì mới có con số sát với thực tế được. Chính vì thống kê sai số quá lớn, đã dẫn tới việc điều tiết thị trường không chuẩn, không hiệu quả - ông Trúc nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai, thực tế là trong công tác thống kê không ai đi đếm từng đầu con. Phương pháp hiện nay vẫn là chọn mẫu điều tra rồi nhân lên. Việc thống kê lại mang tính thời điểm trong khi tổng đàn phát triển và dao động liên tục. Việc biến động nhanh hay chậm lại tùy thuộc vào giá thị trường; giá tăng thì tổng đàn tăng...
Cách tính từ khối lượng thức ăn quy ra đầu con cũng chỉ tương đối, bởi tượng tiêu thụ của mỗi loại gia súc gia cầm khác nhau. Ngay trong đàn lợn, con nái hậu bị tiêu thụ khác, con nái mang thai tiêu thụ khác, con nái đang nuôi con lại khác... Như thế, quy thức ăn ra đầu con cũng không thể tính được chính xác cơ cấu đàn.
Con số thống kê mặc dù mang tính pháp lý nhưng vẫn có sự chênh lệch nhất định với con số thực tế. Đây chính là bất cập trong công tác quản lý ngành chăn nuôi hiện nay - ông Quang giải thích.
Trong khi đó, mong muốn của bất cứ người chăn nuôi nào cũng là ổn định sản xuất lâu dài chứ không phải mạo hiểm với đồng tiền, công sức mình bỏ ra. Nếu không có những đảm bảo tính vững chắc, không có bàn tay điều hành hiệu quả thì bức tranh chăn nuôi sẽ khó khởi sắc, ổn định, trong đó những người chăn nuôi vừa nhỏ sẽ phải hứng chịu rủi ro nhiều nhất.
Đáng nói là hiện nay, phía cơ quan nhà nước hầu như không có công cụ điều tiết thị trường, thiếu sự phối hợp giữa bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương, vì nhà nước chẳng có mấy doanh nghiệp chăn nuôi lợn thương phẩm mà chủ yếu là công ty chăn nuôi lợn làm giống.
Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nhìn nhận: Tổng cục Thống kê mỗi năm thống kê 4 kỳ để nắm được số lượng trong chăn nuôi, tuy nhiên cũng chỉ ở mức tương đối. Để thống kê sát nhất số đầu gia súc, chúng ta nên phối hợp với Tổng cục Thống kê để có số liệu chính xác, từ đó đưa ra chỉ đạo sát thực hơn.
Ông Montri Suwanposri - Tổng Giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng đưa ra nhận định: Việt Nam vẫn còn một tỷ lệ khá lớn chăn nuôi nông hộ nhỏ. Ưu thế của chăn nuôi nông hộ nhỏ là linh hoạt, dễ dàng giảm đàn để cắt lỗ cũng như tái đàn khi thuận lợi. Sự biến động này dẫn đến việc thống kê tổng đàn của cả nước còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và dễ mất cân đối cung cầu sản phẩm chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi tổ chức triển lãm "khủng", tìm cơ hội xuất khẩu Sáng nay 5-9 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) tổ chức họp báo công bố sự kiện Vietstock 2018 - Triển lãm Quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi & thuỷ sản tại Việt Nam với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đây là sự kiện do Cục Chăn nuôi và Công ty UBM Asia (đơn vị tổ...