Giá heo hơi hôm nay 9/8: Sợ đi vào “vết xe đổ”, người dân chỉ dám nuôi dè dặt
Trước tình hình giá lợn tăng tới 200% so với năm 2017, một số trang trại thu lãi cao, ai cũng lo ngại nông dân sẽ ồ ạt vào đàn. Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, thời gian qua bà con nông dân tái đàn rất dè dặt, hầu hết người nuôi lợn đều thận trọng, nghe ngóng giá cả từ nhiều nguồn, thậm chí có người còn ngán nuôi vì họ đã trải qua đợt thua lỗ nặng nề năm 2017.
Sợ khủng hoảng giá lặp lại
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, thời điểm này tại Nam Định giá lợn hơi vẫn đang ở mức cao. Anh Nguyễn Văn Luật – chủ trang trại 700 lợn thương phẩm ở huyện Hải Hậu cho biết, gia đình anh vừa gặp may khi từ tháng 5 đến giờ đã có khoảng 500 con lợn xuất bán, với giá bình quân từ 51.000 – 55.000 đồng/kg, đặc biệt có lứa bán được với giá 57.000 đồng/kg.
Ông Trần Ngọc Hoàn, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) cho lợn ăn tại trang trại của gia đình. Ảnh: Đ.T
Lứa lợn vừa rồi tôi thắng lớn vì xuất bán giá cao mà đầu vào con giống rẻ, chỉ 600.000 đồng/con. Thừa thắng xông lên, đợt này tôi tiếp tục vào lại vài trăm lợn giống nhưng thú thật cũng khá run, bởi giá lợn giống, giá cám, thuốc thú y cũng tăng cao, trong khi việc tiêu thụ dựa cả vào thương lái.
Cụ thể, theo anh Luật, giá thức ăn đã tăng khoảng 15 – 17%. Giá con giống từ chỗ chỉ 600.000 đồng/con, hiện đã lên 1,5 – 1,6 triệu đồng/con nhưng cũng khó mua.
Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Thị Tố Nga – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết: Qua khảo sát, hiện tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh khoảng 743.000 con, giảm gần 40.000 so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đàn nái cũng giảm từ 137.000 con còn 132.000 con.
Cũng theo bà Nga, hiện nay nguồn cung lợn ở Nam Định khan hiếm nên giá lợn hơi từ đầu tháng 4.2018 bắt đầu tăng, sang đầu tháng 5 tiếp tục tăng mạnh đến nay, có thời điểm tăng cao kỷ lục đạt 57.000 – 58.000 đồng/kg đối với lợn siêu nạc. Hiện giá lợn hơi đã hạ nhiệt, song vẫn ở mức cao, khoảng 55.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ lợn thịt diễn ra bình thường; các trang trại, gia trại chủ yếu bán qua thương lái; các hộ nuôi nhỏ lẻ bán trực tiếp cho người giết mổ.
Bà Nga cho hay: Cũng giống như nhiều địa phương khác, tại Nam Định giá lợn hơi liên tục tăng nóng, vì vậy người chăn nuôi đã có hiện tượng tái đàn trở lại. Tuy nhiên, qua khảo sát một số trang trại và người dân, việc tái đàn đã diễn ra nhưng không đáng kể.
Bà Nga cũng nêu 3 lý do khiến người dân không tái đàn ồ ạt. Một là, tình trạng rớt giá trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn diễn ra trong thời gian khá dài, gần 2 năm (từ tháng 10.2016 đến tháng 3.2018), đặc biệt thời điểm tháng 5-6.2017, giá lợn hơi giảm sâu dưới 20.000 đồng/kg. Đến giờ nhiều người chưa hết lao đao, lo sợ khủng hoảng giá lặp lại.
Hai là giá lợn thịt hơi tăng, cùng với đó giá con giống, thức ăn cũng tăng theo nên việc đầu tư tái đàn gặp nhiều trở ngại; đàn lợn nái giảm nhiều nên khan hiếm con giống.
Video đang HOT
Ba là, người chăn nuôi lợn bị thua lỗ trong thời gian dài, chuồng trại bỏ không nên nhanh chóng bị xuống cấp… Đáng chú ý là nhiều hộ chăn nuôi đã kiệt quệ về tài chính nên chỉ biết đứng nhìn.
Nhiều nông dân Phú Thọ đang đẩy mạnh chăm sóc đàn lợn sau đợt khủng hoảng giá. Ảnh: Đ.T
Rủi ro như… đánh bạc
Theo anh Nguyễn Văn Luật, giá lợn giống tăng, thức ăn tăng nên tổng chi phí để nuôi lợn đạt trọng lượng 100kg hiện khoảng 4,2 – 4,3 triệu đồng, chưa kể thuốc thú y, điện nước, công chăm sóc, nhất là rủi ro lợn mắc bệnh và chết. Do đó, rủi ro cho người nuôi hiện rất lớn nếu đến thời điểm xuất chuồng, giá lợn hơi không còn cao nhưng hiện nay.
Đặc biệt, hiện nay người chăn nuôi rất thiếu thông tin về thị trường, cũng như không có sự kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến. Các khâu sản xuất của bà con gần như phụ thuộc vào thương lái.
Ông Nguyễn Công Bắc – chủ trang trại ở phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) thông tin, thời điểm này nhiều hộ chăn nuôi cũng rậm rịch vào đàn, tuy nhiên không nhiều.
Hiện trang trại tôi nuôi 800 nái, bình quân mỗi tháng số lợn nái này sinh sản từ 1.700 – 1.800 lợn giống. Bên cạnh lợn nái, tôi cũng đang nuôi hơn 3.000 con lợn thương phẩm. Nếu như 2 tháng trước, tôi chỉ bán ra khoảng 500 con lợn giống/tháng (chiếm gần 30% số lợn giống của trại) thì tháng 7 vừa qua, tôi bán được gấp đôi, giá từ 1,4 – 1,6 triệu đồng/con.
Ông Bắc cho rằng, do sợ gặp phải thua lỗ như năm ngoái nên người chăn nuôi địa phương cũng chỉ dám tái đàn nhỏ giọt. Trước đây, người chăn nuôi tái đàn 400 – 500 con/đợt thì nay họ chỉ dám tái đàn chưa đến 100 con/đợt – ông Bắc nói.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Sơn La cho biết: Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn là 585.169 con, trong đó lợn thịt 499.365 con. So với cùng kỳ năm 2017 tổng đàn lợn giảm 4,5% (27.868 con), lợn thịt giảm 3,5% (16.162 con). Trong số 266 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiện chỉ có 15 trang trại lợn.
Ông Toàn nói: Do giá lợn hơi xuống thấp trong thời gian dài nên rất nhiều nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn đã phải bỏ trống chuồng, tạm ngừng chăn nuôi. Hiện nay, lượng lợn thương phẩm trên địa bàn Sơn La chủ yếu được cung cấp từ các công ty, trang trại lớn.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng cao ngất ngưởng, không phải ai cũng "gặp may"
Trước tình hình giá lợn hơi tăng cao mất kiểm soát trong khoảng 3 tháng qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT phải tìm giải pháp điều hành để vừa đảm bảo có lời cho người dân, vừa không ảnh hưởng đến vĩ mô... Tuy nhiên xem ra đến nay ngành nông nghiệp vẫn chưa có kịch bản điều hành hiệu quả.
Theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm này giá lợn hơi trên địa bàn cả nước vẫn duy trì ở mức cao kỷ lục trong vài năm gần đây, đạt bình quân từ 50.000 - 56.000 đồng/kg, trong khi cùng kì năm ngoái, giá heo hơi chỉ đạt từ 29.000 - 35.000 đồng/kg.
Nếu chỉ nhìn mặt bằng giá, ai cũng nghĩ người chăn nuôi lợn đang thu lãi cao, thế nhưng thực tế cho thấy rất ít người có lợn hơi bán đúng thời điểm giá cao, trong khi các đại gia, doanh nghiệp mới là lực lượng chính cung ứng lợn hơi ra thị trường hiện nay.
Giá lợn hơi tăng phi mã
Với giá lợn hơi cao như hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có giá lợn hơi cao nhất thế giới. Cụ thể, tại Lào Cai, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, giá lợn hơi hiện đạt 55.000 - 56.000 đồng/kg; tại Yên Bái, Tuyên Quang giá từ 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Theo các chủ trang trại, do giá lợn hơi liên tục tăng cao nên giá lợn giống cũng tăng nhanh, hiện đã đạt 1,4 - 1,5 triệu đồng/con trọng lượng 7-10kg. ảnh: Đức Thịnh
Tại các tỉnh phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi đang bán lợn siêu tại chuồng với giá từ 48.000 - 52.000 đồng/kg. Đáng chú ý, tại địa bàn Hà Tĩnh, giá lợn siêu xuất tại chuồng trong ngày 2.8 đã tăng tới 58.000 đồng/kg - mức giá mà so với cùng kì năm ngoái, không ai nghĩ có thể đạt được.
Anh Lê Ngọc Đồng ở xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - chủ trang trại đang nuôi 500 con lợn, chia sẻ: Giá lợn hơi thời gian gần đây tăng liên tục, đến nay đã đạt mức 55.000 - 58.000 đồng/kg. Theo đó, giá lợn giống cũng tăng phi mã, hiện tại đã trên 1,4 triệu đồng/con.
Mặc dù giá lợn hơi tăng cao ngất ngưởng, nhưng thương lái cũng không dễ mua hàng. Ông Nguyễn Văn Hảo (TP.Hà Tĩnh) cho biết: Giá mua lợn của người dân hiện từ 55.000 - 58.000 đồng/kg hơi. Tuy giá cao nhưng rất khó tìm nguồn hàng. Lúc trước, mỗi ngày tôi mua được 3 - 4 con thì nay mỗi ngày 1 con là đã may mắn lắm rồi.
Tại địa bàn Bắc Kạn, hiện giá lợn hơi cũng duy trì ở mức cao. Là một trong những hộ đầu tư quy mô chăn nuôi khá lớn, chị Đinh Thị Hằng ở thôn Nà Lốc, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, phấn khởi cho biết, gia đình chị mới xuất chuồng 30 con lợn siêu nạc, bình quân mỗi con đạt trọng lượng 90 - 100kg. Các lái buôn ở TP.Bắc Kạn đưa xe lên tận chuồng trại để bắt cả đàn. Với giá bán từ 53.000 - 54.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí người chăn nuôi sẽ lãi khoảng 1,5 triệu đồng/con.
Không phải ai cũng gặp may
Là một trong những hộ chăn nuôi có tiếng ở huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn), bà Mai Thị Thảo- Giám đốc HTX Đức Mai ở xã Quân Bình hiện có tổng đàn lợn lên đến 250 con. Thời điểm giá lợn xuống thấp vào năm 2017, bà bị thua lỗ 700 triệu đồng, thậm chí đã tính đến phương án bán hết chuồng trại. Tuy vậy cuối cùng bà vẫn quyết tâm duy trì đàn với 14 con nái, 50 lợn thịt với suy nghĩ còn chăn nuôi là sẽ còn cơ hội gỡ gạc.
Ông Diêm Đăng Sơn, hộ nuôi 150 con lợn thương phẩm ở thôn Phố Mới, xã Việt Ngọc (Tân Yên, Bắc Giang) mới bán 22 con lợn với giá 54.000 đồng/kg. Ảnh: baobacgiang
Khi giá lợn hơi xuống đáy, rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong vùng không bán được lợn, đặc biệt rất nhiều hộ nuôi
Theo tìm hiểu của phóng viên, đợt tăng giá lợn hơi này, nông dân không được hưởng lợi nhiều mà các doanh nghiệp, đại gia chăn nuôi lớn như C.P Việt Nam, Dabaco... mới là thu lãi khủng.
Cùng kỳ năm 2017, Tập đoàn Dabaco Việt Nam chịu lỗ đến 20 tỷ đồng do thị trường gặp nhiều khó khăn, giá lợn hơi giảm sâu. Tuy nhiên mới đây, Dabaco cho biết kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 đạt lợi nhuận 93 tỷ đồng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất giống và chăn nuôi đều có lãi, cơ bản bù đắp được các khoản lỗ trong quý I.2018.
lợn giống lâm cảnh lao đao, thu lỗ chồng chất khi giá lợn giống chỉ còn 100.000 đồng/con. Thấy vậy, bà Thảo đã bàn bạc với gia đình và đi mua gom hết toàn bộ lợn con trong vùng (khoảng 300 con). Đến nay khi giá lợn hơi tăng trở lại, bà bán dần với giá gần 50.000 đồng/kg, tiền lãi coi như gỡ gạc lại số thua lỗ năm ngoái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp may như chị Hằng, hay bà Thảo. Ông Phạm Văn Cảnh - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hợp Lực ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho biết, bắt đầu từ tháng 11.2016 đến cuối năm 2017, giá lợn hơi giảm liên tục. Bản thân ông Cảnh đã phải giảm quy mô đàn lợn từ 500 nái, hơn 3.000 lợn thịt xuống còn 300 nái và hơn 2.000 lợn thịt thương phẩm.
Ông Cảnh cho biết: Hiện trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, hơn 80% các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã phải bỏ nghề, còn các chủ trang trại, HTX doanh nghiệp tuy vẫn duy trì nhưng phải giảm từ 20 - 50% tổng đàn so với lúc cao điểm. Theo quy luật, khi nguồn cung giảm thì giá lợn hơi sẽ tăng trở lại, cũng vì vậy mà không phải ai cũng được hưởng lợi từ đợt giá lợn tăng lần này.
Anh N.T.A - chủ trang trại ở huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, để nuôi 1 con lợn 100kg, chi phí gồm các khoản sau: Giá giống 1,4-1,5 triệu đồng/con, cộng tiền thức ăn khoảng 2,5 triệu đồng/100kg (giá cám đã tăng từ 20.000-30.000 đồng/bao trong 6 tháng đầu năm); 300.000 đồng tiền thuốc thú y, tiền điện, nước, lãi suất ngân hàng; 200.000 đồng phòng trừ rủi ro, tổng chi phí khoảng 4,5 triệu đồng/100kg. Tính ra lợi nhuận của người chăn nuôi có thể đạt 1 triệu đồng/con.
Tuy nhiên anh N.T.A cũng cho biết, thực tế nông dân hiện nay chủ yếu lấy công làm lãi. Trong 2 năm vừa qua, người chăn nuôi cả nước nhiều lần liêu xiêu vì gặp phải bão giá, trong đó năm 2017 gia đình anh lỗ tới gần 2 tỷ đồng. Do đó, đợt tăng giá lần này mới chỉ giúp gia đình anh trả bớt nợ nần chứ chưa thể thu lãi.
Theo Danviet
Thôi việc công ty ngoại, về trồng hoa giỏ, bỏ túi chục triệu/tháng Thôi công việc tại một công ty nước ngoài, anh Nguyễn Ngọc Chương, quê thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) về nhà khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa giỏ, bỏ túi trên 20 triệu đồng/tháng. Những giỏ hoa đầy màu sắc được anh Chương chăm chút hàng ngày. Chuyên gia hạt giống và trồng hoa Năm 2008, sau một thời gian rời quê...