Giá heo hơi hôm nay 15/9: Giá tăng cao, trang trại lớn chuẩn bị bung hàng
Giá heo hơi hôm nay 15/9 ở miền Bắc vẫn đang ở mức cao, dao động từ 46.000-50.000 đồng/kg. Dù dịch tả lợn châu Phi càn quét mạnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, song nhiều trang trại ở Hà Nam, Hưng Yên… vẫn giữ được đàn lợn lớn chuẩn bị tung hàng ra thị trường, hưởng lợi giá cao.
Nhiều trang trại vẫn giữ được đàn lợn với số lượng khá lớn dù bị “bão” dịch tả lợn châu Phi bủa vây.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc: Vẫn ở mức cao, nhiều trang trại lớn thoát “án tử”
Ghi nhận của PV Dân Việt tại một số địa phương của miền Bắc như Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… cho thấy giá lợn hơi mới nhất hôm nay 15/10 vẫn đang ở mức mức cao, ổn định quanh mức 46.000-50.000 đồng/kg, tùy loại lợn.Mặc dù dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, khó lường nhưng tại nhiều trang trại tại các tỉnh ở miền Bắc đã có các biến pháp bảo vệ đàn lợn an toàn, vượt “bão” dịch.
Điển hình như trang trại tư nhân Cường Hằng, xã Tiên Ngoại (Duy Tiên, Hà Nam) có quy mô chăn nuôi lên đến 600 con lợn nái và 6.000 lợn thịt. Dù dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại trang trại từ giữa tháng 4 tại khu chuồng lợn nái và lợn sữa, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy khoảng 300 con nhưng ngay lập tức, trang trại đã áp dụng các biện pháp cách li, phòng chống hiệu quả theo đúng quy trình kỹ thuật.
Cụ thể, việc dập dịch được thực hiện ở từng ô chuồng bằng biện pháp tiêu hủy lợn bệnh, phun thuốc khử trùng tiêu độc triệt để, ngăn ngừa không để mầm bệnh phát sinh ra diện rộng. Hiện, lợn nuôi trong trang trại được theo dõi hằng ngày, khi thấy có lợn ốm chủ trang trại sẽ chuyển vật nuôi sang chuồng cách ly, thực hiện tiêu hủy khi xác định đúng bị mắc dịch.
Cùng với chống dịch, công tác phòng bệnh được tăng cường tối đa. Đặc biệt việc kiểm soát dịch được thực hiện từ vòng ngoài, toàn bộ người, phương tiện ra vào trại đều được khử trùng. Phương tiện từ nơi khác vào trại được phun thuốc khử trùng tiêu độc cách trại 300m, sau 30 phút mới vào khu trại.
Ngay cả người làm việc trong trại cũng được giới hạn theo nhiệm vụ của mình, không sang những khu vực khác để tránh mang mầm bệnh lây chéo giữa các khu chuồng. Lợn thịt xuất chuồng, xe đến mua ngoài việc sát trùng đều dừng ở cổng, có xe nội bộ của trại đưa lợn thịt ra bên ngoài. Từ những biện pháp trên, sau 45 ngày kể từ khi có lợn mắc bệnh đầu tiên, dịch đã được khống chế hoàn toàn.
Cùng với các biện pháp chống dịch, trang trại Cường Hằng tăng cường sức đề kháng của toàn bộ đàn lợn. Theo đó, lợn trong diện tiêm được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc – xin hiện có. Nguồn nước dùng cho chăn nuôi được lấy hoàn toàn từ hệ thống giếng khoan sâu 100m, tuyệt đối không sử dụng nước mặt từ bên ngoài.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Minh Hiển, cán bộ kỹ thuật của trang trại Cường Hằng cho biết: Khống chế được dịch tả lợn châu Phi là thành công lớn của trại. Yếu tố quan trọng nhất chính là tuân thủ chặt chẽ theo đúng quy trình công tác phòng chống dịch để bảo vệ đàn lợn.
Người dân đổ cám chăm sóc đàn lợn tại Duy Tiên (Hà Nam).
Tại xã Ngọc Lũ (Bình Lục) nơi có tổng đàn lợn trước khi bị dịch lên đến 45.000 con cũng có nhiều trang trại quy mô lớn hiện vẫn an toàn. Thực tế, ngay khi trên địa bàn huyện Bình Lục chưa xuất hiện dịch, công tác phòng chống dịch đã được triển khai từ hộ gia đình. Cụ thể, các hộ thực hiện vệ sinh chuồng trại, sử dụng hóa chất, vôi bột khử trùng tiêu độc định kỳ toàn bộ chuồng trại, môi trường xung quanh. Có những hộ chăn nuôi lớn cả quá trình phòng chống dịch sử dụng đến gần 10 tấn vôi bột.
Việc ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập chuồng trại cũng được xử lý hiệu quả từ việc ngăn chặn động vật có thể mang virus vào đến hạn chế tối đa người bên ngoài vào khu chuồng. Người dân Ngọc Lũ còn tự lập chốt phun thuốc khử trùng tiêu độc cho các phương tiện từ nơi khác đến.
Ông Trần Đình Thiện – Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ cho biết: Đàn lợn là tài sản lớn, nguồn thu nhập chính của người dân, do vậy, khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, các hộ, nhất là những hộ chăn nuôi quy mô lớn đều ý thức được việc phòng chống.
Sau hơn nửa năm kể từ khi xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng giảm dần. Hiện nay, đã có 13 xã của tỉnh này được công bố hết dịch.
Nói về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi của địa phương, ông Đỗ Mạnh Hà – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Hà Nam cho biết: Việc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi gặp khó khăn rất lớn do chưa có vắc – xin phòng và thuốc chữa. Cơ chế lây truyền của bệnh dịch cũng rất khó xác định. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động phòng, chống bệnh dịch tại mỗi trang trại, hộ chăn nuôi.
Việc tiêu thụ lợn tại các vùng miền trong cả nước vẫn thuận lợi.
“Thực tế cho thấy, các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn đã làm khá tốt công tác phòng, chống bệnh dịch thời gian qua”, ông Hà khẳng định.
Theo ông Hà, thành công trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các trang trại lớn đã góp phần duy trì và giữ được tổng đàn theo mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, với đàn lợn nái hiện có sẽ là nguồn cung cấp con giống cho nuôi lợn thịt tại chỗ và cung cấp cho người dân khi đủ điều kiện tái đàn.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung – Tây Nguyên: Giữ giá, lái buôn vẫn kén chọn
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Phạm Mạnh Tiến, chủ một trại lợn nhỏ ở Lâm Đồng cho biết, nhà anh đang nuôi hơn 20 con lợn thịt, hiện đều đã đến tuổi xuất chuồng khoảng trên 100kg/con. Tuy nhiên khi anh gọi lái buôn đến xem, mua lợn thì có một số người còn ép giá dưới 40.000 đồng/kg và kén lợn nên anh quyết định giữ lại chưa bán.
“Tôi có gọi hỏi xin tư vấn ở nhiều trại tại địa phương lân cận giá lợn hơi mới nhất hôm nay vẫn đang ở mức trên 40.000 đồng/kg lợn đẹp nhưng lái đến nhà tôi vẫn ép giá khiến chúng tôi rất bức xúc”, anh Tiến nói.
Giá heo hơi hôm nay 15/9 tại miền Nam – Đồng Nai: Chững lại
Theo tiết lộ của nhiều chủ trang trại tại Xuân Lộc (Đồng Nai), giá heo hơi mới nhất vẫn không có thay đồi gì nhiều mà vẫn giữ ở ngưỡng trên dưới 40.000 đồng/kg heo, tùy loại.
Bà Trương Thị Vân, một chủ trại lợn ở Xuân Lộc cho hay: Thời điểm hiện tại việc mua bán heo thịt, giống ở các vùng của Đồng Nai vẫn phụ thuộc nhiều vào “cò” (người bắt mối trung gian). Tuy nhiên, việc tiêu thụ lợn cũng khá thuận lợi, thương lái thu mua nhanh gọn.
Theo Danviet
Trong 1 ngày có thêm 2 tỉnh bị dịch tả lợn châu Phi tấn công
Ninh Bình, Quảng Ninh vừa phát hiện có ổ dịch tả lợn châu Phi tại một số hộ chăn nuôi nên đã tiêu hủy, đồng thời tiến hành các biện pháp ngăn dịch.
Ngày 9/3, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, cho biết, vừa phát hiện một ổ dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Theo đó, hộ chăn nuôi gia đình ông Nguyễn Xuân Hải (xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư) có lợn ốm chết nên báo chính quyền đại phương. Chi cục Thú y đã tổ chức lẫy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, 2/4 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.
Ngay sau đó, địa phương đã tiến hành tiêu hủy đàn lợn của gia đình ông Hải, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng khoanh vùng, lập chốt, tiêu độc, khử trùng để ngăn chặn dịch lây lan.
Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy lợn dịch
Cùng ngày, cơ quan chức năng thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã tiến hành tiêu hủy ổ dịch tả châu Phi tại gia đình bà Nguyễn Thị Làn (xã Yên Đức, thị xã Đông Triều).
Trước đó, đàn lợn của gia đình bà Làn có biểu hiện sốt, bỏ ăn. Nhận được thông tin, Chi cục thú y đã lấy 4 mẫu phẩm gửi lên Chi cục thú y vùng II (Hải Phòng) xét nghiệm. Sáng ngày 9/3, kết quả xét nghiệm cho thấy 4 mẫu phẩm đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Cơ quan chức năng đã tiến hành khoanh vùng diện rộng, phun khử trùng, rác vôi bột xung quanh chuồng trại và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh trên.
Như vậy, đến ngày 9/3, đã có 12 tỉnh/thành có dịch tả lợn châu Phi gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Quảng Ninh và Ninh Bình. Hiện Bộ NN&PTNN đang triển khai các biện pháp để ngăn dịch.
Trần Hiếu
Theo phunuvietnam
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan ra 5 tỉnh thành Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn cấp áp dụng biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng....