Giá heo hơi hôm nay 11/5: Giá heo có thể đạt đỉnh 100.000 đồng/kg?
Giá heo hơi hôm nay 11/5 ở nhiều tỉnh miền Nam đã tăng dựng đứng, nhiều nơi cán mốc 92.000 – 93.000 đồng/kg.
Heo giống quá đắt đỏ cản bước nông dân tái đàn, nhu cầu tăng đột biến sau thời kỳ giãn cách xã hội đã khiến chênh lệch cung – cầu ngày càng thể hiện rõ.
Giá heo hơi hôm nay ở miền Bắc: Giữ vững mức giá cao
Giá heo hơi hôm nay ở miền Bắc vẫn ổn định ở mức giá khá cao, 90.000 – 95.000 đồng/kg, tùy loại hàng.
Theo đó, giá heo hơi ở Tuyên Quang, Hà Nội đạt 90.000 – 91.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ đạt 92.000 đồng/kg, tăng đáng kể so với vài ngày trước.
Tại Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, giá lợn hơi đạt 93.000 đồng/kg; trong khi tại chợ đầu mối gia súc gia cầm tỉnh Hà Nam, heo đẹp có thể được thương lái săn lùng với giá 95.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 11/5 ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên cũng ổn định ở mức cao, cá biệt, nhiều nơi đã vượt mức 90.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá heo hơi tại Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam đạt 90.000 đồng/kg; trong khi Bình Định, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình Thuận giá heo đang ở mức 85.000 – 88.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 11/5 tại miền Nam tăng vọt lên mức 93.000 đồng/kg. Ảnh: K.N
Giá heo hơi miền Nam lại đang có những dấu hiệu tăng giá phi mã khi ngày 10/5, giá heo hơi tại Đồng Nai đã tăng vọt lên mức 93.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh miền Tây, giá heo hơi dao động trong khoảng 92.000 – 94.000 đồng/kg, cụ thể là tại Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, giá heo hơi đều đạt 92.000 đồng/kg.
Điều đáng nói là, lượng heo về chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn không quá đột biến, nhưng sức tiêu thụ tăng vọt. Ngày 10/5, heo về chợ Bình Điền đạt 1.070 con, chợ Hóc Môn đạt 3.230 con, loại heo 125kg/con bán rất tốt.
Video đang HOT
Một thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi heo Đồng Nai chia sẻ, mấy ngày gần đây, tiêu thụ heo tại hai chợ đầu mối lớn của TP.Hồ Chí Minh rất tốt, có những lúc “cháy” chợ.
Giá lợn giống tăng cao, nông dân khó tái đàn khiến cung không đáp ứng đủ cầu. Ảnh: I.T
Giá heo hơi có thể chạm mức 100.000 đồng/kg?
Theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn giống quá cao đang cản bước nhiều nông hộ tái đàn, chính vì vậy trong ngắn hạn, giá heo hơi chưa thể giảm ngay được, nhưng sẽ không vượt quá mốc 100.000 đồng/kg.
Ông Công cho rằng, khâu yếu nhất của chăn nuôi nội địa vẫn là ở sản xuất con giống. Hiện một con nái nội địa sản xuất ra heo con giống thấp hơn nhiều mức trung bình của các nước trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giá con giống tăng quá cao như hiện nay.
Cụ thể, heo khảo sát, heo giống dùng để nuôi thịt (thường gọi là heo cai sữa, heo xách tay) loại 28 ngày tuổi (6-7 kg) là 2,7 triệu đồng/con; loại 60 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 20 kg/con giá 180.000 đồng/kg, tương đương 3,6 triệu đồng/con.
Heo hậu bị (để nuôi heo nái đẻ con) giá khoảng 11,5 triệu đồng/con, bán theo giá heo hơi là 90.000 đồng/kg (mỗi con khoảng 100 kg là 9 triệu đồng) và 2,5 triệu đồng tiền công tác giống.
“Hiện người chăn nuôi muốn tái đàn gặp rất nhiều khó khăn vì phải tự xoay xở, hầu như không tiếp cận được nguồn vốn vay vì đầu tư nhiều rủi ro do khả năng dịch tái phát vẫn cao. Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó cần hỗ trợ khâu yếu nhất là sản xuất con giống” – ông Công đề xuất.
Cao Bằng: Nỗ lực tái đàn lợn
Nhiều địa phương tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực tái đàn lợn. Tuy nhiên, do bà con chủ yếu chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ nên việc tái đàn còn nhiều khó khăn.
Giá thịt lợn thương phẩm ở Cao Bằng vẫn ở mức khá cao do việc tái đàn chưa mạnh. Ảnh : Kông Hải
Giá lợn giống tăng cao, khan hiếm nguồn cung
Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong đợt dịch bệnh tả lợn Châu Phi năm 2019 làm hơn 80% tổng đàn lợn bị tiêu hủy. Dù nhiều tháng qua không xuất hiện trường hợp đàn lợn bị nhiễm bệnh mới nhưng hầu hết chuồng trại của các hộ dân vẫn trống trơn.
Ông Nghiêm Quốc Thiên, xóm Nà Vẩư, thị trấn Nước Hai chia sẻ: Gia đình tôi đợt dịch vừa qua phải tiêu hủy hơn 30 con lợn các loại với trọng lượng gần 1,4 tấn. Từ tháng 9/2019, tôi vào tận huyện Hạ Lang để mua lợn giống loại 10 - 12 kg/con về nuôi. Sau Tết đã xuất bán được với giá ổn định trên 80 nghìn đồng/kg.
Dù giá lợn giống tăng cao nhưng đến nay, tôi tiếp tục duy trì nuôi khoảng gần 10 con lợn thịt, đàn lợn phát triển tốt, cân nặng trung bình từ 30 - 40 kg/con. Trong xóm cũng mới có khoảng 20% số hộ dám tái đàn do lo sợ dịch tái bùng phát trở lại.
Trước khi có dịch tả lợn, thành phố Cao Bằng có tổng đàn lợn hơn 24.000 con. Đến nay, đàn lợn chỉ còn hơn 5.000 con, giảm 80% số đầu lợn. Theo tìm hiểu, nhiều gia đình không mặn mà lắm với việc tái đàn lợn vì giá lợn giống khá cao, đã thế để tìm mua lợn giống cũng không dễ do khan hiếm.
Dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại của gia đình, ông Nguyễn Văn Ngự, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng thông tin: Từ khi đàn lợn bị tiêu hủy, vừa qua tôi mới dám đi nhập lợn con về nuôi. Tuy nhiên, gia đình mới đang nuôi thử mấy con lợn giống Móng Cái và lợn đen Nguyên Bình để theo dõi tình hình phát triển. Số lượng nuôi mới còn ít do giá lợn con quá cao. Trước đây chỉ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/con, hiện nay giá trung bình từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con (loại 10 - 12 kg).
Tìm hiểu hiện nay, giá lợn (loại trung bình từ 10 - 15 kg/con) giống đang ở mức rất cao, gấp 2,5 - 3 lần so với trước đây. Rẻ nhất vẫn là giống lợn trắng với mức giá khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/con; còn các loại lợn như lợn đen, lợn khoang, Móng Cái, lợn trang trại có giá dao động từ gần 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/con.
Vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Ngày 21/3, hộ gia đình bà Đoàn Thị Hường, xóm 7, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng có đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Các lực lượng chức năng của thành phố Cao Bằng đã tiến hành tiêu hủy 27 con lợn với trọng lượng gần 1 tấn, thực hiện các biện pháp xử lý, khoanh vùng dịch, phun khử trùng, tiêu độc tại các khu vực lâ cận. Đến nay, sau hơn 1 tháng đã không xuất hiện ca nhiễm mới.
Giá lợn giống quá cao ảnh hưởng đến việc tái đàn của người chăn nuôi ở Cao Bằng. Ảnh : Kông Hải.
Ông Hoàng Quang Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Cao Bằng cho biết: Ca nhiễm dịch tả lợn mới nhất ở xã Vĩnh Quang đến nay vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm.
Do đó, Phòng Kinh tế đã khuyến cáo các xã, phường trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền kịp thời đến các hộ chăn nuôi để chủ động phòng dịch.
Nguy cơ bùng phát dịch trở lại trên địa bàn thành phố là vẫn có nên phòng đã chỉ đạo các xã, phường không đẩy mạnh khuyến khích người dân vội tái đàn, nhất là với số lượng lớn. Nếu có thì phải đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh tại chuồng trại, khu vực chăn nuôi.
Phòng Kinh tế cũng đã giới thiệu cho người dân các địa chỉ cung cấp lợn giống uy tín để người chăn nuôi có thể yên tâm chọn mua các loại lợn giống.
Tái đàn từ nguồn giống địa phương
Là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế nhiều năm qua của xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, với khu vực chuồng trại khoảng 400 m2, mỗi năm ông Hoàng Sầm Níu duy trì nuôi chục con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt các loại. Đợt dịch bệnh tả lợn vừa qua, hộ ông Níu may mắn không có lợn bị nhiễm bệnh.
Ông Níu chia sẻ: Một số hộ dân nuôi lợn ngay cạnh nhà bị nhiễm và phải tiêu hủy nhưng đàn lợn của tôi không bị nhiễm bệnh. Tôi hiện đang duy trì hơn 10 con lợn nái giống Móng Cái, Nam Hồng, lợn trắng.
Số lợn giống của gia đình để một nửa nuôi lợn thương phẩm, còn lại là bán cho các hộ gia đình chăn nuôi khác ở địa phương. Giá lợn giống và lợn hơi nếu cứ giữ mức như hiện nay thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Đàn lợn của ông Hoàng Sầm Níu ở xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An phát triển tốt. Ảnh: Kông Hải.
Đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình chị Mai, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An bị tiêu hủy hơn 1 tấn lợn. Sau khi xử lý vệ sinh chuồng trại cẩn thận, vừa qua chị mới bắt đầu tái đàn.
Chị Mai chia sẻ: Tôi phải tìm vào những địa phương vùng sâu, vùng xa, ít bị ảnh hưởng của dịch để tìm mua lợn giống. Khi nuôi là phải tiêm các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, chú ý về thức ăn, vệ sinh chuồng trại nên đàn lợn hơn 20 con vừa nuôi đang phát triển tốt.
Tái đàn phải đảm bảo an toàn
Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng đã diễn ra tại tất cả 10 huyện, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 76 nghìn con lợn với tổng trọng lượng hơn 2.900 tấn. Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện nay còn hơn 240 nghìn con, trong đó đàn lợn nái còn hơn 28 nghìn con.
Ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Cao Bằng cho biết, Sở đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người chăn nuôi tại các xã không bị dịch bệnh tiếp tục phát triển đàn lợn theo kế hoạch và bắt buộc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Đối các địa phương đã qua 30 ngày không xuất hiện ca bệnh mới, cần lựa chọn, xác định vùng để thực hiện tái đàn lợn (chỉ thực hiện tại các địa điểm không gần đường giao thông trục chính).
Mỗi xã thực hiện tái đàn mở 1 lớp tập huấn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch, điều kiện vệ sinh thú y cho cán bộ cấp cơ sở, người chăn nuôi. Các địa phương thống kê nhu cầu vật tư, hóa chất, vôi bột tại vùng thực hiện tái sản xuất đàn lợn gửi về Sở NN- PTNT để cung ứng kịp thời.
Cần lựa chọn được con giống tốt đảm bảo, nuôi với tỷ lệ phù hợp, được tiêm phòng đầy đủ và không nuôi ồ ạt, quy mô lớn. Các cơ quan chức năng phải kiểm tra, giám sát chặt đầu vào của con giống, hạn chế nguồn lợn có mầm bệnh.
"Đặt hàng" doanh nghiệp cung cấp lợn giống cho người chăn nuôi Trước việc tái đàn lợn đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống tăng cao, nhiều đại biểu tham dự Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 cho rằng, nếu cần, các địa phương cũng nên xem xét đặt hàng các doanh nghiệp để cung...