Giá heo giống tăng cao, chợ buôn bán “ông Trư” lớn nhất miền Trung tấp nập
Do ảnh hưởng của dịch tả lơn châu Phi, dù giá heo (lợn) giống luôn ở mức cao, nhưng tại chợ buôn bán “ông Trư” (chợ heo giống) Bà Rén, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam vẫn luôn tấp nập người mua, người bán.
Chợ “ông Trư” nhộn nhịp trở lại
Chợ Bà Rén (thuộc xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được mệnh danh là chợ heo lớn nhất miền Trung với lịch sử hình thành gần nửa thế kỷ. Điều đặc biệt, nơi đây chỉ buôn bán duy nhất một mặt hàng là những “chú” heo con, với chủng loại đa dạng và chất lượng uy tín.
Chợ heo Bà Rén không chỉ là khu chợ độc, lạ, mà còn là điểm đến thú vị của du khách thập phương khi đến với xứ Quảng.
Từ 6 giờ sáng, chợ Bà Rén đã tấp nập hàng trăm người ra vào mua bán, những chiếc xe chở heo đỗ kín sân cùng âm thanh quen thuộc “éc éc”. Mấy chục lồng heo đủ chủng loại được tập kết về chợ từ nhiều nơi: Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc… Từ đây, các thương lái sẽ thu gom heo con, hoặc bán lẻ cho các mối để phân phối đi các vùng khác trong tỉnh Quảng Nam và nhiều nơi lân cận như: Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh…
Hiện nay, heo con tại chợ được bán quy ước dựa vào trọng lượng, dao động từ 1.500.000-3.000.000 đồng/con (từ 4-10kg). Heo con mua bán không qua chợ sẽ được tính giá từ 220.000-260.000 đồng/kg.
Sau khi tỉnh Quảng Nam công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), chợ heo Bà Rén trở lại hoạt động nhộn nhịp nhưng không còn sầm uất như thuở nào. Bởi DTLCP diễn ra trên diện rộng khiến hàng chục lái buôn tại chợ phải ngừng mua bán, thậm chí phải bỏ nghề. Ngành chăn nuôi heo trên địa bàn ảnh hưởng nặng dẫn đến nguồn heo con, heo giống khan hiếm, khó mua.
Chị Nguyễn Thị Kim Liên, lái heo lâu năm tại chợ Bà Rén chia sẻ: “Hai tháng gần đây, chợ heo đã hoạt động nhộn nhịp hơn nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm. Bởi vì nguồn heo tại chỗ khan hiếm, nên giá bán cao gấp ba lần so với trước. Cộng thêm tâm lý lo sợ DTLCP tái phát, nên nhà nông không dám đánh liều để tái đàn”.
Từ 5 giờ sáng, các lái buôn đã tìm đến nhà dân để mua heo con và vận chuyển về chợ Bà Rén buôn bán, đến khoảng 9 giờ thì chợ tan. Đặc biệt, chợ heo nghỉ bán vào ngày mùng 1 và 15 hằng tháng.
Trước khi DTLCP bùng phát trên nhiều tỉnh thành, mỗi ngày, chợ Bà Rén có hàng trăm người mua bán sỉ, lẻ cả nghìn con heo. Nhưng hiện nay, vì giá heo con, heo giống quá đắt và dịch tả lợn có dấu hiệu tái phát ở một số nơi, nên các tiểu thương chỉ bán được vài trăm con.
Video đang HOT
Bà Huỳnh Thị Xuyên (trú xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, giá heo con mấy tháng nay luôn ở mức cao kỷ lục nên nhiều hộ chăn nuôi không đủ vốn để tái đàn. Vừa qua, bà đánh liều mua một cặp heo giống Móng Cái (mỗi con khoảng 10kg) với giá 4 triệu đồng tại chợ Bà Rén để gầy lại bầy, nhưng cũng luôn thấp thỏm lo sợ dịch bệnh.
Giá heo giống vẫn còn ở mức cao
Mỗi sáng, chợ Bà Rén luôn rộn ràng tiếng kẻ mua, người bán trao đổi giá, tiếng xe cộ luân phiên tải hàng và tiếng heo kêu eng éc inh ỏi. Theo các thương lái tại đây, heo con chủ yếu được mua và bán sỉ lại cho các mối lớn ở Huế, Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh… chứ nhu cầu tái đàn tại tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhỏ lẻ, số lượng ít.
Heo giống tại chợ “ông Trư” Bà Rén đa dạng và phong phú chủng loại từ các giống heo bản địa, đến giống heo lai tạo. Mỗi lồng heo xuất bán sẽ được thương lái và người mua giao kèo chất lượng bằng miệng, nếu sau 3-4 ngày heo có vấn đề gì sẽ được bảo hành, đổi trả.
Vào những ngày nắng ráo, chợ mua bán đông đúc hơn vì lúc đó là điều kiện phù hợp để các tiểu thương “trưng bày” heo con. Giá bán dao động từ 1.500.000-3.000.000 đồng/con (4-10kg), riêng heo thuộc giống khỏe, đẹp và thịt chất lượng sẽ bán chạy hơn.
Nhờ hoạt động buôn bán tại chợ Bà Rén, mà nghề bồng heo ra đời và giúp một số chị em phụ nữ tại địa phương kiếm thêm thu nhập.
Chị Nguyễn Thị Bé, thương lái tại chợ nói: “Nhìn chợ đông đúc vậy nhưng chỉ bằng một nửa so với trước, người “thăm quan” thì nhiều chứ người mua thật thì ít. Heo con hiếm hàng, giá đắt nên thương lượng hồi lâu tôi mới mua được một đàn heo và giao bán lại ngay cho bên đặt hàng. Vì giá heo giống tăng cao, nhu cầu tái đàn chưa lớn, sức mua bán tại chợ chậm nên tôi chỉ lời khoảng 50.000-100.000 đồng/ngày”.
“Hoạt động lại sau DTLCP, chợ Bà Rén bắt đầu buôn bán đông đúc lại nhưng sức mua chậm, thương lái ít cần người bồng và cân heo như trước kia. Tôi chỉ mong chợ đông hơn, buôn bán ổn định để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống…”, bà Trần Thị Thảo, người có gần 30 năm làm nghề bồng heo tâm sự.
Giá heo hơi hôm nay 7/6:Miền Trung heo giống hiếm mà đắt, nhà nông dè dặt tái đàn
Giá heo (lợn) hơi hôm nay tại Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung luôn dao động ở mức cao kỷ lục 90.000-95.000 đồng/kg, thậm chí lên 100.000 đồng/kg.
Đặc biệt, heo con và heo giống rất hiếm hàng, giá bán leo thang. Điều đó khiến đa số bà con chăn nuôi thiếu vốn và tái đàn dè dặt.
Heo giống vừa hiếm vừa đắt
Tại Đà Nẵng, PV Dân Việt ghi nhận thời gian qua giá heo thương phẩm tại chợ luôn dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg.
Điều này dẫn đến nhu cầu tái đàn lớn, trong khi giá con giống vốn đã rất cao, nay lại càng khan hiếm. Bên cạnh đó, dù có một số nguồn cung cấp heo giống thì bà con cũng không tin tưởng về chất lượng. Vì vậy, hiện tại nhiều chuồng trại vẫn im ắng, trống không.
Sau hai đợt dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19, thương lái heo tại chợ Bà Rén (Quế Sơn, Quảng Nam) giảm đi một nửa vì buôn bán không lãi được bao nhiêu.
Thôn Phú Sơn 2 (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) được xem là nơi chăn nuôi trọng điểm của huyện. Trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhà nào trong thôn cũng nuôi heo. Nhà nuôi ít thì có vài cặp heo, nhiều thì gần trăm con. Tuy nhiên, vì sự tấn công của dịch bệnh mà cả làng đều sạch bóng heo nái, heo thịt, heo con.
Heo con được thu mua từ nhiều nơi và tập kết tại chợ bán theo giá quy ước, dao động từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con (tùy vào kích thước và chất lượng giống heo).
Chị Phan Thị Vân, một hộ chăn nuôi trầm tư chia sẻ: "Vừa rồi tôi đánh liều, tích lũy vốn liếng để mua đàn heo 12 con về tái đàn với giá 22 triệu đồng. Đây là mức giá con giống cao nhất từ trước đến nay. Heo giống dù đắt gấp đôi lúc trước, nhưng người mua phải đặt hàng với thương lái thì may ra mới có con giống gầy lại đàn. Tôi bỏ ra nguồn vốn lớn tái đàn, chi phí vệ sinh chuồng trại, thức ăn nên sợ đến lúc heo xuất chuồng thì lãi thu về sẽ thấp".
Tại chợ heo Bà Rén, xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), các thương lái tấp nập mua bán heo từ sáng sớm.
Heo con, heo đực, heo nái được tập kết từ nhiều nơi về chợ và được các con buôn sỉ lẻ đi các vùng lân cận: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh...
Hiện hộ gia đình anh Trung tái đàn với 27 con heo và 4 heo giống. Anh thường xuyên áp dụng các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho đàn heo sinh trưởng mạnh.
Bà Sơn (Đà Nẵng), một thương lái mua heo tại chợ Bà Rén cho hay, giá heo giống vẫn luôn ở mức cao suốt mấy tháng nay. Bởi dịch tả lợn châu Phi vừa qua hầu như xóa sổ đàn lợn ở nhiều nơi, nên con giống rất khan hiếm.
Để mua được đàn heo con, bà phải lặn lội tìm kiếm khắp vùng, đặt mua trước ở những hộ may mắn không có heo chết vì dịch.
Bên cạnh đó, phải lựa được những giống heo tốt thì mới tạo thêm uy tín và buôn bán được lâu dài.
Nông dân dè dặt tái đàn
Tại Thôn Phú Sơn 2, đa số người dân chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ lẻ và dè chừng. Mặc dù dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, khuyến khích đăng ký tái đàn đề chăn nuôi nhưng trong thôn cũng chỉ có vài hộ chăn nuôi lại.
Những "chú" heo con chỉ khoảng 6kg nhưng có giá bán đến 1,3 triệu đồng/con.
Anh Phan Công Trung, trưởng thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương đồng thời cũng là người chăn nuôi heo nói: "Tái đàn sau dịch bà con thực sự rất lo ngại và dè chừng. Mua một đàn heo con với giá ngang ngửa heo thịt, tôi không khác gì đang chơi một canh bạc. Bởi vì vốn bỏ ra quá lớn, thêm tâm lý lo sợ dịch tả bùng phát, rồi giá heo hơi lúc xuất chuồng liệu có còn ở mức cao như hiện nay không?".
Theo bà Cao Thị Thắng (51 tuổi), dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng được chính quyền khuyến khích sản xuất nên bà cũng mạnh dạn tái đàn. Mua từ thương lái ở Quế Sơn, Đại Lộc đàn heo 6 con, giá gần 8 triệu đồng, bà Thắng chỉ mong heo khỏe mạnh và chóng lớn để an tâm mở thêm quy mô chuồng trại.
Dịch tả lợn châu Phi khiến hơn 5.171 con heo tại xã Hòa Khương bị tiêu hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của 647 hộ dân. Với giá heo hơi hiện nay, bà con chỉ mong dịch bệnh không tái phát để đời sống chăn nuôi sớm đi vào ổn định.
Ông Trần Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Khương cho biết: "UBND huyện Hòa Vang và xã Hòa Khương, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng có chủ trương khuyến khích bà con nông dân tái đàn, thống kê nhu cầu chăn nuôi của từng hộ. Qua đó, huyện và TP.Đà Nẵng sẽ dễ dàng nắm bắt quy mô chăn nuôi, theo dõi và hỗ trợ sản xuất".
Cũng theo ông Mười, bà con địa phương đa số chăn nuôi heo nhỏ lẻ trong khuôn viên gia đình sinh sống. Gặp lúc giá heo thương phẩm giá cao, họ tự tái đàn không qua đăng ký với chính quyền nên khó quản lý về số lượng và chất lượng.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi có xuất hiện ở một số hộ chăn nuôi lẻ, tự phát nên bà con rất lo ngại. Cộng thêm giá heo giống quá cao nên ít ai dám tái đàn sản xuất, phát triển kinh tế.
Giá heo hơi hôm nay 24/3: Heo hơi hút hàng, nhà nông liều tái đàn Là tay chăn nuôi giỏi trong vùng, chị Trần Thị Dung (44 tuổi), trú thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng có nhiều năm nuôi heo siêu nạc quy mô lớn đạt chất lượng cao. Nhận thấy dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, giá heo hơi liên tục giữ mức cao nên dù...