Gia hạn rà soát chống bán phá giá một số mặt hàng thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc
Ngày 23/2, Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Gia hạn rà soát chống bán phá giá một số mặt hàng thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.
Theo đó, ngày 4/6/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1524/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Vụ việc: ER01.AD02).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không quá 9 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát (tức ngày 4/3/2022), trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 3 tháng.
Video đang HOT
Để có thêm thời gian xem xét, làm rõ những vấn đề phát sinh, căn cứ theo thực tiễn vụ việc và để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, ngày 22/2/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc thêm 3 tháng. Theo đó, thời hạn kết thúc rà soát cuối kỳ vụ việc là ngày 4/6/2022.
Bộ Công Thương sẽ tham vấn công khai điều tra chống bán phá giá sản phẩm Sorbitol
Bộ Công Thương cho biết, ngày 8/10 tới, bộ sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol (hóa chất với dạng lỏng màu trắng, không mùi, có vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu) nhập khẩu (mã số vụ việc: AD14) theo hình thức trực tuyến.
Do đó, cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Theo Bộ Công Thương, phiên tham vấn công khai vụ được tổ chức dựa trên căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Để phục vụ cho phiên tham vấn, Cơ quan điều tra yêu cầu tiếng nói và chữ viết dùng trong buổi tham vấn là tiếng Việt, các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.
Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Thời hạn gửi đăng ký tham gia và nội dung tham vấn trước 17h00 ngày 1/10/2021 (theo giờ Hà Nội); thời hạn gửi nội dung tham vấn trước 17h00 ngày 1/10/2021 (nếu có).
Vụ việc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia được tiến hành từ tháng 12/2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020.
Trong 7 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm Sorbitol.
Ngày 6/7/2021 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Duy trì biện pháp chống bán phá giá sản phẩm sorbitol nhập khẩu Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT ngày 23/11/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm phụ gia thực phẩm (sorbitol) có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc. Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của...