Giá gừng tuột dốc, nhà nông mất tết
Theo nhiều hộ trồng gừng tại các tỉnh miền Tây, chưa bao giờ giá gừng rẻ như năm nay, chỉ còn 3.000 đồng/kg. Giá gừng giảm kỷ lục, nếu thu hoạch thì không đủ tiền trả nhân công, còn “ngâm” gừng chờ giá thì đối mặt nhiều rủi ro khiến nông dân (ND) khóc ròng.
Bán thì lỗ, không bán thì lo
Cách đây vài năm, giá gừng tươi tại các tỉnh miền Tây tăng cao, nhiều hộ lãi cả trăm triệu đồng/công, có hộ còn phá mía để đầu tư trồng gừng. Thế nhưng, khoảng 2 năm trở lại đây, giá gừng bắt đầu tuột dốc. Năm 2016, giá gừng khoảng 6.000 đồng/kg, vụ tết có nơi còn bán được 12.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 3.000 đồng/kg.
Chi phí nhân công nhổ gừng mỗi ngày tại miền Tây từ 120.000-150.000 đồng/người. C.L
Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), năm 2015, toàn huyện có hơn 200ha gừng, tăng gấp 4 lần so với năm 2014. Tuy nhiên, do giá cả không ổn định nên đến vụ mùa năm 2016 chỉ còn khoảng 40ha, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Trí Lực và Trí Phải.
Theo khảo sát của phóng viên, tại xã Trí Lực, nơi có diện tích gừng lớn (35ha), hiện giá gừng lựa chỉ còn 3.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Nhật (ngụ xã Trí Lực) ngao ngán: “Tuy giá mua là 3.000 đồng/kg nhưng trừ công mướn nhổ khoảng 1.000 đồng/kg, bà con chỉ còn lại 2.000 đồng/kg, còn nếu mua xô ngang thì chỉ được 2.000 đồng/kg. Tôi vừa bán 7 tấn gừng, lỗ đến gần 40 triệu đồng”.
“Nếu bán gừng lúc này thì chắc chắn ND sẽ lỗ nặng. Gia đình tôi có 4,5 công (khoảng 1.300m2) gừng với sản lượng khoảng 30 tấn, nếu bán với giá hiện tại thì lỗ ít nhất 30 triệu đồng, nên tôi đành “ngâm” lại chờ giá lên” – ông Bùi Văn Lớn (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) bộc bạch.
Video đang HOT
Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Tranh (ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), chia sẻ: “Chưa bao giờ giá gừng lại thấp như năm nay. Hiện tôi còn hơn 0,5 công gừng đã đến lứa thu hoạch nhưng vẫn còn “ngâm” đó chờ giá, vì nếu bán chỉ thu được khoảng 1,5 triệu đồng, trong khi chi phí hơn như vậy rất nhiều, chưa kể tiền thuê nhân công nhổ gừng cũng gần 1 triệu đồng”.
Đối diện cái tết buồn
Thông thường, thời điểm gần tết, thương lái từ khắp nơi đến các vùng để hỏi mua gừng thương phẩm, nhưng năm nay lại vắng bóng. Khảo sát một số khu vực có diện tích gừng lớn ở miền Tây như Thới Bình (Cà Mau), Phụng Hiệp (Hậu Giang)… hiện nhiều diện tích gừng của bà con đã đến kỳ thu hoạch những vẫn chưa tìm được người mua.
Mặc dù thương lái không mua hoặc mua rất kén chọn, nhưng một số hộ lo sợ gừng để lâu sẽ bị hỏng, lại mong có chút tiền để ăn tết nên giá rẻ cũng đành bấm bụng bán. Bên cạnh đó, nhiều diện tích gừng bị nhiễm bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến ND đã khổ lại càng khổ hơn.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Phạm Thị Bé Sáu (ngụ xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp) cho biết: “Năm rồi thấy gừng giống rẻ nên gia đình tôi đầu tư trồng hơn 10 công gừng, nhưng rồi vụ này gừng bị nhiễm bệnh nặng, cây bị héo rồi thối củ, năng suất giảm mạnh. Nếu năm trước thu được khoảng 37 tấn thì nay chỉ còn 200-300kg, cộng với giá quá thấp nên gia đình tôi bỏ luôn, không thu hoạch. Trước mắt chưa tính công chăm sóc thì cũng đã lỗ đến 80 triệu đồng, năm nay ND trồng gừng xem như mất tết”.
Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp, diện tích gừng ở địa phương khoảng 55ha. Ông Nguyễn Thế Tự – Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp thông tin: Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa hết trễ khiến cho một số diện tích gừng vụ tết bị ảnh hưởng, đa số bị vi khuẩn tấn công gây thối củ, năng suất giảm đáng kể. Hơn nữa, hiện nay ở An Giang và các tỉnh Đông Nam Bộ, diện tích gừng cũng khá lớn, củ lại to và cay hơn nên thương lái chuộng mua”.
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, hiện ngành chức năng không khuyến cáo người dân trồng gừng do chưa tìm được đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, ND cần phải cảnh giác với dịch bệnh, không nên trồng lại gừng trên nền đất cũ, nên trồng trên liếp cao để tránh ngập ứ nước vào mùa mưa. Trước khi xuống giống phải làm đất thật kỹ, xử lý giống và đất cho tốt, đồng thời có thời gian cách ly trước khi xuống giống vụ mới để hạn chế mầm bệnh.
Theo Dantri
Trồng gừng trong bao tải, kỹ sư cơ khí 9X thu 300 triệu/năm
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kĩ sư cơ khí, anh Nguyễn Viết Nghĩa ở thôn 9, xã Tào Sơn huyện Anh Sơn, Nghệ An về quê mở trang trại sản xuất, chăn nuôi. Với những nỗ lực và sự ham học hỏi, sáng tạo vươn lên làm giàu, ở tuổi 26, anh đã gây dựng được cho mình trang trại tổng hợp với thu nhập 300 trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Nguyễn Viết Nghĩa chia sẻ: Năm 2012 sau khi tốt nghiệp đại học mỏ địa chất với tấm bằng kỹ sư cơ khí, Nghĩa được nhận vào làm việc tại một công ty với mức lương khá ổn định, nhưng với ước mơ được lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, Nghĩa đã quyết định bỏ phố về quê làm nông dân.
Trồng gừng trong bao tải, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập trên 120 triệu đồng cho gia đình anh Nghĩa.
Là con cả trong một gia đình có 4 anh em, Nghĩa được bố mẹ trao cho 13 ha đất đồi rừng để lập thân lập nghiệp. Nhận thấy đầu ra của thị trường gỗ nguyên liệu đang thuận lợi, năm 2014, anh thuê người làm đất trồng rừng. Giờ đây sau hơn 2 năm những vườn keo, đồi tràm đã vượt lên sỏi đá để vươn mình xanh tốt, như chính nghị lực của chàng thanh niên này.
Để "nuôi" hơn 10 hécta rừng nguyên liệu, anh Nghĩa (bên phải) tích cực phát triển chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày.
Nghĩa cho biết, nếu chỉ trồng rừng thôi thì chưa đủ, chưa thể tận dụng hết diện tích đất và cũng chưa thể làm giàu. Qua đi tham quan nhiều nơi, thấy mô hình chăn nuôi lợn rừng cho thu nhập cao, vậy là Nghĩa quyết đinh ra tận Hà Nội để mua con giống về nuôi. Để đàn lợn phát triển tốt. Chỉ sau 1 năm với 12 con lợn giống ban bầu, hiện nay đã phát triển lên đến 50 con lợn thịt mỗi lứa. Mỗi năm anh nuôi hai lứa, mỗi lứa 50 con lợn thịt. Tính ra một năm anh xuất chuồng trên 100 con thịt mang lại nguồn thu nhập từ 150-200 triệu đồng.
Anh còn luôn tìm tòi và thử sức với những mô hình kinh tế mới. Anh Nghĩa pha trộn hốn hợp đất cát, trấu, phân rồi bỏ vào trong bao tải để trồng 3.000 gốc gừng. Hiện nay gừng đang phát triển tốt và đã cho củ, ước tính mỗi gốc cho 3 kg củ với giá gừng 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh có thể thu lãi về trên 120 triệu đồng mỗi năm.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ngoài việc phát triển đàn lợn rừng và trồng gừng trong bao tải anh còn nuôi thêm 6 con bò, 300 con gà siêu trứng và đào 5 sào ao để thả cá. Từ mô hình này, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm anh Nghĩa thu về từ 250-300 triệu đồng.
Phát triển trang trại tổng hợp, kỹ sư 9X có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm trên chính quê hương mình.
Ông chủ trẻ 9X Nguyễn Viết Nghĩa chia sẻ: Dù làm bất cứ công việc gì chỉ cần có đam mê, kiến thức, nắm bắt được khoa học kỹ thuật thì nhất định sẽ thành công. Anh Nguyễn Văn Đức - Bí thư đoàn xã Tào Sơn cho biết: Bên cạnh làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Viết Nghĩa còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thanh niên và hiện tại đang là cán bộ của ban chấp hành đoàn xã.
Theo Huyền Trang (Báo Nghệ An)
Một ngày làm nông dân siêu sướng ở trang trại ngoại ô Một ngày làm nông dân siêu sướng là khi bạn được hóa thân thành những nông dân thực thụ, được tự tay chăm sóc, thu hoạch các loại rau xanh, quả sạch, trải nghiệm chăn nuôi lợn, gà, câu và thưởng thức cá sạch... giữa thiên nhiên trong lành vùng ngoại ô. Trải nghiệm một ngày làm nông dân thực thụ bạn sẽ...