Giá gas tăng, bếp từ đắt khách
Những ngày gần đây, để đối phó với giá gas tăng cao, nhiều gia đình đã tìm mua bếp từ về sử dụng. Tuy vậy, nếu không thận trọng, người tiêu dùng sẽ mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
Bếp từ ngày càng được nhiều người dân lựa chọn và sử dụng
Có cầu ắt có cung
So với bếp gas, bếp từ có nhiều ưu điểm nổi trội: Gọn nhẹ, dễ sử dụng và hiệu suất sử dụng cao, tiết kiệm năng lượng. Nguồn năng lượng được tạo ra từ bếp từ do không tác động trực tiếp lên mặt bếp nên sản phẩm này khá an toàn với người sử dụng. Trước nhu cầu về bếp từ ngày càng tăng của người dân, các siêu thị, cửa hàng kinh doanh mặt hàng này đã tung ra nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn như “Giảm giá từ 30-50%”, “Mua bếp nhận quà”… Tại một điểm kinh doanh bếp điện, bếp từ trên đường Xuân Thủy, chị Lê Thanh Vân ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy chia sẻ, do nhà đông người nên trung bình một tháng, gia đình chị sử dụng hết 1 bình gas loại 12kg. Nay giá gas tăng cao và còn dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới, thu nhập lại giảm nên chị Vân dự định chuyển sang dùng bếp từ. “Nếu dùng bếp từ, chi phí hàng tháng của gia đình tôi chỉ còn khoảng 250.000 đồng, giảm một nửa so với bếp gas, thời gian nấu nướng cũng tiết kiệm khá nhiều. Bên cạnh đó, khi dùng bếp từ, nguy cơ cháy nổ giảm đáng kể. Dù chi phí ban đầu khá cao, tôi vẫn quyết định đầu tư cho lâu dài” – chị Vân cho biết.
Hiện nay, trên thị trường, giá các loại bếp từ khá đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và xuất xứ khác nhau, gồm hàng nhập ngoại, hàng sản xuất trong nước và cả hàng đã qua sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc. Với sản phẩm bếp từ nhập ngoại (Đức, Ý, Nhật…) thiết kế 3 đến 4 mâm từ, có xuất xứ rõ ràng, giá dao động từ 20 triệu đến hơn 40 triệu đồng/bếp. Còn với loại bếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… với giá từ 400.000 đồng – 2 triệu đồng/bếp đơn.
Loại bếp từ phổ thông giá từ 300.000 – 700.000 đồng/bếp đơn hiện được nhiều gia đình có thu nhập trung bình lựa chọn. Loại bếp này gồm hai dòng sản phẩm: Sản phẩm ít tên tuổi, do các công ty nhỏ lẻ tự nhập nguồn linh kiện về lắp ráp, chất lượng không đồng đều và dòng sản phẩm có thương hiệu, nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc được lắp ráp trong nước. Các loại bếp từ này thường có công suất thấp, từ 800 – 1.800W, sử dụng loại kính chịu nhiệt kém, phần điều khiển gia nhiệt dùng IC điều khiển chất lượng thấp…
Nguy cơ cháy nổ
Video đang HOT
Theo ông Trần Nam, kỹ sư điện dân dụng – Công ty Xây dựng Bạch Đằng, bếp từ vốn rất an toàn, song với bếp giá rẻ, bày bán trôi nổi trên thị trường thì nguy cơ xảy ra cháy nổ là khá cao. Nguyên nhân là do hầu hết các sản phẩm này đều không đảm bảo chất lượng, lắp ráp không đúng yêu cầu kỹ thuật, linh kiện rẻ tiền nên dễ hư hỏng, nguy cơ rò rỉ điện rất lớn. Trong quá trình sử dụng, do dây dẫn điện không đạt chuẩn nên dễ xảy ra quá tải, nóng chảy, dẫn đến chập cháy. Bên cạnh đó, để hạ giá thành sản phẩm, các loại bếp giá rẻ thường sử dụng loại kính chịu nhiệt kém, IC điều khiển chất lượng thấp, có công suất nhỏ dưới 1.800W. Còn với những loại bếp đã qua sử dụng, khách mua rất hay gặp trục trặc, hỏng hóc.
Việc sử dụng bếp từ cần tuân thủ các nguyên tắc: Sử dụng đúng điện thế và chỉ cắm bếp vào các ổ cắm chắc chắn; Không để lên bếp các vật dụng không liên quan khi đang nấu, vì nhiệt độ tăng rất nhanh; Khi dùng chỉ cần nhấn nhẹ vào các nút trên mặt điều khiển do các nút này khá nhạy; Đặt bếp từ nơi ngay ngắn vững chắc, không đặt bếp quá sát góc tường hoặc bị che chắn phần giải nhiệt phía đáy bếp. Đặc biệt, do bếp từ có công suất lớn nên các gia đình không nên cắm hai bếp từ chung một ổ cắm, nhất là ổ cắm cũ vì có thể gây quá tải dòng điện, gây cháy cầu chì. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng, người dùng cần xem điện áp chuẩn của bếp, so sánh và kiểm tra hệ thống điện trong gia đình.
Để sử dụng bếp từ đảm bảo an toàn, ông Trần Nam khuyến cáo, với những loại bếp từ giá rẻ, người dùng phải chú ý điều chỉnh gia nhiệt từ từ theo từng cấp, không nên vặn mức tối đa rồi tắt bếp ngay hoặc tắt mở bếp liên tục. Việc làm này sẽ khiến IC điều khiển dễ cháy, các mạch điều khiển nhiệt nhanh hỏng. Bên cạnh đó, trước khi quyết định mua bếp từ, khách hàng nên cân nhắc kỹ, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của nhà sản xuất uy tín, có chế độ bảo hành, được kiểm định chất lượng.
Huệ Linh
Theo ANTD
Chủ tịch xã phá mạ của dân để vận động... trồng giống lúa mới
Sau một buổi sáng cho lực lượng phá mạ của một hộ dân tại xóm Bắc Tân Dân, chủ tịch xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc) tiếp tục huy động hơn 30 người dùng nông cụ phá ruộng mạ của dân ở xóm Đông Vinh vì gieo mạ "sai giống cơ cấu".
Cán bộ xã phá mạ của dân
Bà con xóm Bắc Tân Dân kể lại, khoảng 7h30 sáng ngày 27/11, chính quyền xã Tùng Lộc huy động gần 40 người và 19 xe máy cùng các ngư cụ như cào, máy cào... đi thẳng xuống khóm ruộng mạ của ông Nguyễn Chỉ Dụ, cày xới hơn 20kg thóc mạ vừa gieo của ông Dụ. Nhiều bà con nông dân đã bức xúc cản trở cán bộ xã phá mạ, thậm chí dùng bùn ném trả lại một số cán bộ.
Đám ruộng mạ vừa mới gieo của hộ ông Nguyễn Đức Điềm bị phá trong chiều 27/11
Chưa dừng lại, đến chiều 15h chiều ngày 27/11, lực lượng cán bộ xã huy động hơn 30 người tiếp tục triển khai hình thức phá mạ đối với hộ dân Nguyễn Đức Điềm tại xóm Đông Vinh khi ông Điềm đang đi vắng. "Tôi đang đi cắt cỏ bên kia sông thì nghe bà con gọi điện. Hai vợ chồng lật đật chạy về thì có chi nữa mô. Hơn 1 yến mạ cũng không còn mà lãnh đạo xã cũng rút đi hết", bà Nguyễn Thị Danh (SN 1959), vợ ông Điềm buồn rầu nói.
Được biết, nguyên nhân khiến hai đám ruộng mạ của ông Dụ và ông Điềm bị phá là do... trồng sai giống lúa cơ cấu theo Nghị quyết 07-NQ/TV của Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2012 - 2013.
Ông Nguyễn Chỉ Dụ (SN 1947) phân trần: "Giống lúa IR 1820 đã nuôi sống người dân chúng tôi nhiều năm nay và đến giờ nó vẫn cho năng suất cao. Chúng tôi kiên quyết gieo trồng giống lúa này vì nó thích hợp nhất với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây... Bình quân mỗi vụ tôi thu được 3,5 tạ/sào, nhưng với giống lúa mới chúng tôi chỉ thu được 1,7 tạ/sào".
Cũng theo nhiều người dân thì giống lúa Ấn Độ được chỉ định trong sản xuất mua tại hợp tác xã có giá khá cao là 80.000 đồng/gói 0,8kg, có thời điểm là 91.000 đồng/gói. Trong khi giá ngoài chợ bán chỉ là 70.000 đồng/gói 0,8 kg.
Phá ruộng để "vận động" dân?
Nghị quyết 07-NQ/TV của Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc (ra ngày 04/11/2011) chủ trương không cơ cấu giống lúa IR 1820, chuyển sang sản xuất các giống lúa mới ngắn ngày và cho năng suất cao hơn. Đây là nghị quyết nhằm giúp người dân nang cao năng suất trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, việc vận động bằng hình thức phá mạ của dân đã gây nên sự bức xúc trong người dân.
Ông Nguyễn Chỉ Dụ (đội mũ) bức xúc kể lại vụ việc
Trao đổi với Chủ tịch kiêm Bí thư xã Tùng Lộc về vụ việc trên, ông Đặng Thọ Liễu thừa nhận vụ việc trên là đúng. Ông Liễu cho biết đây là chủ trương theo nghị quyết của huyện về triển khai giống lúa mới cho năng suất cao. Tuy nhiêu khi được hỏi có văn bản nào triển khai nghị quyết bằng hình thức phá mạ của dân thì vị lãnh đạo này thừa nhận không có. "Chúng tôi đã rất nhiều lần vận động nhưng người dân không nghe. Trước khi bắt đầu mùa vụ chúng tôi đã đi vận động trước đó từ 7 đến 10 ngày mà dân không chịu hiểu. Đợt này chúng tôi cũng chỉ điều động đoàn để đi vận động người dân về triển khai giống lúa mới cho năng suất cao hơn". Chúng tôi đặt câu hỏi tại sao đem nhiều nông cụ sản xuất để đi vận động, vị chủ tịch xã không trả lời. Ông Liễu cũng cho biết sẽ không có chuyện đền bù vì lỗi do dân làm sai quy định đã thông báo trước.
Ông Đặng Thọ Liễu - Chủ tịch kiêm Bí thư xã Tùng Lộc - thừa nhận có vụ việc cưỡng chế ruộng mạ của người dân
Ông Đặng Trần Phong - Phó Chủ tịch huyện Can Lộc - cho biết: "Huyện sẽ tiếp tục kiên quyết thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, giống lúa 1820 sẽ không cơ cấu sản xuất nữa, vì là giống dài ngày, năng suất thấp. Tuy nhiên, chúng tôi không hề có một quyết định hay văn bản nào triển khai giống lúa mới bằng hình thức cưỡng chế hay phá mạ như tại xã Tùng Lộc".
Phượng Vũ
Theo Dantri
TPHCM: Chính thức thông xe cầu Đỏ Sau 3 năm thi công, sáng 27/11, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đã tổ chức thông xe vào đưa vào khai thác cầu Đỏ bắc qua rạch Lăng (quận Bình Thạnh, TPHCM). Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - chủ đầu tư dự án, cầu Đỏ mới dài 68,7m, rộng 26,2m, mỗi nhánh có ba...