Giá gas hôm nay 27/10: Sắc xanh trở lại, nhưng giá vẫn ở mức dễ chịu
Giá gas hôm nay 27/10, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 1,39% lên mức 5,68 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2022.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng đầu năm nay, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Giá mặt hàng năng lượng này tăng lên mức kỷ lục sau khi châu Âu áp đặt loạt lệnh trừng phạt với Moskva và bắt đầu chiến dịch giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga, tăng cường tìm kiếm nguồn cung thay thế khác.
Tuy nhiên, giá khí đốt ở châu Âu đã “hạ nhiệt” trong những ngày qua, xuống gần bằng mức trước chiến sự Nga – Ukraine dù khối này đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung do Nga cắt giảm dòng khí đốt sang phương Tây.
Theo Hãng tin Reuters, mặc dù nguồn cung từ đường ống dẫn khí đốt của Nga hầu như dừng lại, giá khí đốt tiêu chuẩn TTF của Hà Lan đã giảm 67% so với mức giá cao nhất mọi thời đại hồi tháng 8 năm nay.
Giá khí đốt tháng 10/2022 ở châu Âu chỉ cao hơn mức giá cùng kỳ năm ngoái 12,6%. Dù nhu cầu sưởi đã bắt đầu từ đầu tháng 10, năm nay châu Âu có thời tiết ấm hơn bình thường nên nhu cầu sưởi ấm giảm xuống.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt mục tiêu trữ đầy 80% các kho chứa khí đốt trước 1/11 trước thời hạn. Dữ liệu của cơ quan Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy các kho khí đốt ở châu Âu hiện đã đầy đến 93%, cao hơn mức 77% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong các nước châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Đức cho biết dự trữ khí đốt đã đạt 95%, nhanh hơn hai tuần so với mục tiêu chuẩn bị đối phó với mùa đông thiếu khí đốt Nga. Theo Hãng tin AFP, Đức đã chi 1,5 tỉ euro (1,46 tỉ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các nhà cung cấp chính là Qatar và Mỹ.
Nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) và nguồn cung khí đốt từ đường ống của Na Uy cũng dồi dào. Tính đến cuối tuần qua, nhập khẩu LNG vào châu Âu đạt tổng cộng 2,81 triệu tấn, theo Nikoline Bromander, nhà phân tích tại công ty tư vấn Rystad Energy.
Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Tuy nhiên, do các lệnh cấm vận áp đặt lên Moscow trong những tháng gần đây, hiện nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đã giảm đáng kể.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước có phiên giảm giá sâu với mức giảm lên đến 18.000-18.500 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/10. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/10, giá bán gas SP giảm 1.542 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 405.000 đồng.
Tương tự, đại diện thương hiệu City Petro cho hay, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp cũng giảm 1.500 đồng/kg, các loại bình gas 12kg giảm 18.000 đồng, bình 45kg giảm 67.500 đồng và bình 50kg giảm 75.000 đồng.
Do đó, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng không quá 426.500 đồng/bình và loại 50kg không quá 1.776.500 đồng/bình.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam – PV Gas LPG miền Nam cũng cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ giảm 18.000 đồng đối với bình gas 12kg và 67.500 đồng đối với bình gas 45kg so với tháng 9.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 10 là 575 USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm giá mạnh.
Giá gas hôm nay 24/10: Giao dịch dưới 5 USD/mmBTU, liệu đã chạm đáy?
Giá gas hôm nay đã giảm 6,83% so với phiên trước. Vào rạng sáng ngày 24/10 chỉ giao dịch ở mức 4,992 USD/mmBTU.
Với mức 4,992 USD/mmBTU, giá gas hôm nay đã thấp nhất 7 tháng qua, song liệu đây đã là giá chạm đáy?
Vào rạng sáng ngày 24/10, giá gas chỉ giao dịch ở mức 4,992 USD/mmBTU
Giá khí đốt tại châu Âu đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2022, nhờ dự báo về một mùa đông ít lạnh giá hơn và các kho dự trữ gần như được lấp đầy. Đồng thời, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị các giải pháp nhằm kiểm soát tính bất ổn tại thị trường này.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các tiện ích đã bổ sung thêm 111 tỷ mét khối khí (BCF) vào kho trong tuần kết thúc vào ngày 14/10, nhiều hơn so với dự báo của các nhà phân tích xây dựng 105 BCF trong một cuộc thăm dò.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cũng thông tin, sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 99,5 BCF cho đến nay, vào tháng 10 tăng từ mức kỷ lục hàng tháng là 99,4 BCF vào tháng 9.
Nhiều nhận định cho rằng, Hợp đồng khí đốt tương lai của Mỹ tụt xa so với giá toàn cầu vì Mỹ là nhà sản xuất hàng đầu thế giới với tất cả nhiên liệu cần thiết cho mục đích sử dụng trong nước, trong khi hạn chế về công suất và việc ngừng hoạt động tại cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Freeport đã hạn chế xuất khẩu LNG.
Với nhiều nhận định thời tiết ôn hòa sắp tới, Refinitiv dự báo, nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu sẽ giảm từ 100,6 BCF/ngày trong tuần này xuống 95,5 BCF/ngày vào tuần tới.
Ngoài ra, các cơ sở dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đã lấp đầy được khoảng 92%, cao hơn mức trung bình trong 5 năm gần đây. EU cũng đã yêu cầu các nước thành viên tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt.
Trong các nước châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.
Đức cũng cho biết, dự trữ khí đốt đã đạt 95%, nhanh hơn hai tuần so với mục tiêu chuẩn bị đối phó với mùa đông thiếu khí đốt Nga. Có nguồn tin, Đức đã chi 1,5 tỉ euro (1,46 tỉ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các nhà cung cấp chính là Qatar và Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng, Đức đã thoát phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, trong bối cảnh tiếp tục tìm cách giảm lượng tiêu thụ khí đốt nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, oilprice.com đưa tin, các nhà lãnh đạo của EU một lần nữa không đạt được thỏa thuận về đặt mức giá trần khí đốt, kết thúc vòng thảo luận mới nhất diễn ra trong vài giờ vào hôm thứ Sáu (21/10) với quyết định tiếp tục xem xét các lựa chọn để áp giá trần. Do đó, giá nhiên liệu khí đốt này vẫn là một ẩn số khó đoán trong những phiên giao dịch tới.
Tại thị trường trong nước, giá gas hôm nay vẫn ổn định. Từ ngày 1/10, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước tiếp tục giảm 18.000 đồng mỗi bình gas loại 12 kg, loại 45 kg giảm 67.500 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 405.000 đồng bình 12kg.
Tương tự, giá gas City Petro cũng giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg từ ngày 1/10. Giá gas bán lẻ của thương hiệu này đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.500 đồng/bình 12 kg và 1.776.500 đồng/bình 50 kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn cũng cho biết trong tháng 10 giá gas điều chỉnh giảm 18.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh là 411.000 đồng/bình 12kg.
Do giá khí đốt thế giới hạ nhiệt nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm. Giá gas thế giới bình quân tháng 10/2022 chốt hợp đồng ở mức 575USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng 9.
Giá gas hôm nay 4/10: Liệu đã chạm đáy? Vào rạng sáng ngày 4/10, giá gas hôm nay đã giảm tới 5,07% so với phiên trước, chỉ còn giao dịch quanh mức 6,4 USD/mmBTU. Với giá 6,4 USD/mmBTU, liệu giá gas hôm nay đã chạm đáy hay chưa thì không ai có câu trả lời chính xác. Nhưng nhiều nhận định chung, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay...