Giá gas hôm nay 21/12: Có khả năng về mức thấp nhất như trong tháng 5
Giá gas hôm nay: Vào 5 giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam) giá gas giao dịch ở mức 5,326USD/mmBTU, giảm hơn 8,53% so với phiên trước.
Tuần trước, mặt hàng này đã tăng khá mạnh do có dấu hiệu nhu cầu nước ngoài lớn, sản lượng trong nước giảm, cộng vào đó là trận giá lạnh ở bán cầu Bắc gần đây đã đẩy giá lên cao hơn. Dữ liệu gần đây cho thấy, khí đốt tự nhiên chảy tới các kho cảng LNG của Mỹ đã tăng lên 13 BCF mỗi ngày vào thứ Năm, mức cao nhất kể từ tháng 6.
Giá gas có khả năng về mức thấp nhất như trong tháng 5
Tuy nhiên từ cuối tuần trước, khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ đã giảm thêm, xuống còn 5,4 USD/mmBTU trong tuần thứ 3 của tháng 12, hướng tới mức thấp nhất trong 5 tháng, khi mà thời tiết được dự báo sẽ ôn hòa hơn, nhu cầu sưởi ấm thấp hơn vào cuối tháng 12.
ông Jamie Maddock – Nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại Quilter Cheviot – chia sẻ: Giá có thể sẽ giảm trong thời gian tới do sự phá hủy nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp đang diễn ra, đặc biệt nếu thời tiết ấm hơn ở EU như dự đoán.
Song cũng có phán đoán, ở châu Âu, nhiệt độ dưới mức trung bình dự kiến sẽ quay trở lại trên khắp lục địa trước cuối tháng 12, cùng với việc sản xuất năng lượng mặt trời và gió thấp. Bởi vậy, ông Edmund Siau – Nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn FGE – cho rằng, sẽ cần tiếp tục nỗ lực giảm tiêu thụ, tăng nguồn cung LNG trong suốt mùa Đông và sau đó nữa.
Video đang HOT
Ở diễn biến khác, EU chính thức thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 Euro/MWh, áp dụng từ giữa tháng 2/2023.
Phản ứng trước đông thái trên, Điện Kremlin tuyên bố mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên mà EU đã nhất trí là sự vi phạm quy luât thị trường quyêt định giá cả và không thể chấp nhận được.
Khi trần giá khí đốt được thông qua, mọi giao dịch ở trên mức này đều không được chấp nhận. Ủy ban châu Âu có thể lập tức ngừng áp giá trần nếu nó gây ra hậu quả tiêu cực, như đe dọa nguồn cung khí đốt của lục địa. Tuy nhiên, mức trần giá khí đốt sẽ không ảnh hưởng tới hợp đồng tư nhân ngoài các sàn giao dịch năng lượng.
Châu Âu đã đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng vì giá khí đốt tăng vọt và nguồn cung hạn chế sau xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 2. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo châu Âu có thể thiếu khoảng 30 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2023, khiến EU phải tìm cách chuẩn bị tốt nhất cho mùa Đông năm nay và cả những năm sau.
Giá năng lượng cao kéo theo lạm phát, tăng hóa đơn của các hộ gia đình và buộc một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí đốt phải đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất.
Tại thị trường trong nước, giá gas vẫn ổn định. Từ ngày 1/12 giá gas tăng từ 7.000 – 58.000 đồng/bình tùy từng loại. Cụ thể, tại Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) từ ngày 1/12 giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 438.000 đồng/bình 12kg.
Tương tự, gas City Petro tăng 7.000 đồng/bình 6kg, 14.000 đồng/bình 12kg, 52.500 đồng/bình 45kg và 58.500 đồng/bình 50kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ gas City Petro không vượt quá mức 259.500 đồng/bình 6kg, 461.500 đồng/bình 12kg, 496.500 đồng/bình nhựa VIP, 1.730.500 đồng/bình 45kg và 1.922.000 đồng/bình 50kg.
Đồng USD yếu tiếp tục đẩy giá dầu châu Á đi lên phiên 20/12
Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 20/12, nhờ đồng USD suy yếu và việc Mỹ có kế hoạch lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kiềm chế bởi không chắc chắn về tác động của các ca nhiễm COVID-19 mới đối với Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 15 xu Mỹ (0,2%), lên 79,95 USD/thùng, sau khi tăng 76 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 32 xu Mỹ (0,4%), lên 75,51 USD/thùng, sau khi cộng thêm 90 xu Mỹ ở phiên trước đó.
Đầu phiên này, cả hai loại dầu chủ chốt đều tăng hơn 1 USD.
Giá dầu đã được hỗ trợ bởi kế hoạch của Mỹ được công bố vào tuần trước nhằm mua tới 3 triệu thùng dầu cho Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược sau khi nước này giải phóng lượng dầu kỷ lục 180 triệu thùng từ kho dự trữ này kể từ đầu năm nay.
Đồng USD yếu hơn cũng đã hỗ trợ giá dầu, bởi nó khiến dầu rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, cần có những dấu hiệu rõ ràng về nhu cầu ngày càng tăng để giá dầu có thể tăng cao hơn nữa.
Edward Moya, nhà phân tích của OANDA cho biết: "Triển vọng nhu cầu dầu sẽ là chìa khóa cho diễn biến của giá dầu thô trong tương lai và điều đó khó có thể rõ nhận thấy khi chúng ta vẫn đang chứng kiến các tín hiệu hỗn hợp với việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế".
Nhà phân tích Tina Teng tại CMC Markets cho biết, mặc dù Trung Quốc nới lỏng các hạn chế liên quan tới đại dịch, sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 đã gây ra tác động tiêu cực đối với thị trường dầu mỏ do sự không chắc chắn về khả năng phục hồi kinh tế của nước này.
Vandana Hari, người sáng lập công ty Vanda Insights tại Singapore, cho biết: "Mức tăng của dầu thô, mặc dù vừa phải, nhưng mang tính thăm dò. Tôi cho rằng áp lực giảm từ những lo ngại về kinh tế toàn cầu sẽ thắng thế".
Theo khảo sát của Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến giảm khoảng 200.000 thùng trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất tăng cao.
Giá xăng dầu hôm nay 20/12: Giá dầu tích cực nhờ tín hiệu lạc quan về kinh tế toàn cầu Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thị trường thế giới ghi nhận dầu WTI ổn định và dầu Brent tăng nhẹ nhờ sự lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 20/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 74,74 USD/thùng,...