Giá gas hôm nay 19/10: Phủ sắc đỏ, rơi xuống mức thấp nhất 4 tháng qua
Giá gas hôm nay 19/10, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) giảm 0,3% xuống mức 5,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2022.
Giá khí đốt tại châu Âu đã rơi xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị các giải pháp nhằm kiểm soát tính bất ổn tại thị trường này.
Đường ống khí đốt
Các cơ sở dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đã lấp đầy được khoảng 92%, cao hơn mức trung bình trong 5 năm gần đây. Cùng lúc, thời tiết tại châu Âu ấm lên, lượng khí hóa lỏng nhập tăng cao giúp giảm áp lực về cung-cầu.
EU cũng đã yêu cầu các nước thành viên tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt. Ủy viên EC đặc trách vấn đề năng lượng, bà Kadri Simson, cho biết EC có kế hoạch xem xét đưa mức cắt giảm này là bắt buộc.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 20-21/10, giới nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về giải pháp giúp làm dịu tác động tiêu cực mà các công ty và người tiêu dùng trong khối phải gánh chịu từ việc Nga cắt giảm nguồn cung.
Theo một dự thảo đề xuất từ Ủy ban châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) chưa thể đưa ra một lệnh giới hạn đối với giá khí đốt của Nga ngay lập tức.
Dẫn dự thảo đề xuất của EC, trang mạng Bloomberg đưa tin, dự thảo được cho là sẽ đưa ra các cách thức để thành viên EU sử dụng viện trợ từ quỹ liên kết của khối, với số tiền lên tới 40 tỷ euro, nhằm đối phó với tác động của chi phí năng lượng cao đối với các công ty và gia đình.
Video đang HOT
Các thành viên EU cũng sẽ được cung cấp một nền tảng mua chung để điều phối việc lấp đầy khí đốt dự trữ. Các quốc gia dự kiến cùng nhau mua đủ lượng khí đốt để lấp đầy ít nhất 15% kho dự trữ của mỗi nước. Trong khi đó, các công ty năng lượng sẽ được phép thành lập một tập đoàn châu Âu để đàm phán các hợp đồng dài hạn.
Dự thảo cũng đề xuất đặt giới hạn giá đối với các hoạt động mua bán tại trung tâm giao dịch TTF Hà Lan, nhưng nhấn mạnh áp giá trần là phương án cuối cùng và chỉ được thực hiện khi được chính phủ các nước cho phép.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc – quốc gia vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm 2021, có khả năng mất ngôi vương trong năm nay do tạm ngừng nhập khẩu nhiên liệu siêu lạnh trong bối cảnh giá giao ngay tăng sau cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2 của Nga.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu LNG trong giai đoạn mùa đông bằng cách đấu thầu hàng hóa giao ngay. Quốc gia này cũng áp dụng mức giá bán buôn cố định đối với khí đốt tự nhiên, với giới hạn khoảng 20 USD/mmBTU, Reuters đưa tin.
Còn tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước có phiên giảm giá sâu với mức giảm lên đến 18.000-18.500 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/10. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/10, giá bán gas SP giảm 1.542 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 405.000 đồng.
Tương tự, đại diện thương hiệu City Petro cho hay, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp cũng giảm 1.500 đồng/kg, các loại bình gas 12kg giảm 18.000 đồng, bình 45kg giảm 67.500 đồng và bình 50kg giảm 75.000 đồng.
Do đó, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng không quá 426.500 đồng/bình và loại 50kg không quá 1.776.500 đồng/bình.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam – PV Gas LPG miền Nam cũng cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ giảm 18.000 đồng đối với bình gas 12kg và 67.500 đồng đối với bình gas 45kg so với tháng 9.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 10 là 575 USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm giá mạnh.
Giá gas hôm nay 7/10: Giảm nhẹ, dao động quanh mức 6,84 USD/mmBTU
Giá gas hôm nay giảm 1,69% xuống mức 6,84 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2022 vào đầu giờ sáng 7/10 (giờ Việt Nam).
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) cho biết, châu Âu có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm tới sau khi rút cạn các bể chứa khí đốt tự nhiên của mình để vượt qua cái lạnh của mùa Đông năm nay.
Hệ thống đường ống khí đốt
Mặc dù các nước phương Tây đã lấp đầy các bể chứa đến khoảng 90% công suất sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của châu lục này đối với cuộc xâm lược Ukraine.
Tuy nhiên, chuyên gia Tagliapietra của Bruegel cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu sẽ còn kéo dài. Việc tích trữ khí đốt trong năm 2023 sẽ khó hơn năm nay, xét tới việc dự trữ của năm nay được xây dựng chủ yếu nhờ vào nhập khẩu khí đốt Nga, mà trong năm tới, nguồn này có thể bị cắt hoàn toàn.
Giá khí đốt đã tăng mạnh trong nhiều tháng sau cuộc xung đột hồi tháng 2 thì nay đã giảm xuống rõ rệt. Nhưng điều đó có thể tồn tại trong thời gian ngắn khi các quốc gia châu Âu đang cạnh tranh để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các lựa chọn thay thế khác cho việc cung cấp đường ống của Nga.
Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận áp đặt giá trần đối với dầu Nga khi bán cho các nước thứ ba.
Song, phía Nga tuyên bố sẽ không chấp nhận kế hoạch áp giá trần của EU. Phó Thủ tướng Alexander Novak cảnh báo Nga sẽ từ chối bán nhiên liệu cho các quốc gia tìm cách thực thi hoặc tuân theo quy định này.
Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Gazprom tuyên bố có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova kể từ ngày 20/10 tới. "Gazprom bảo lưu mọi quyền, bao gồm quyền ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt cho Moldova từ ngày 20/10 tới" - hãng tin TASS dẫn thông báo của Gazprom.
Từ đó, Nga có thể bán cho những khách hàng mua dầu nước ngoài khác. Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nhà nhập khẩu lớn nhất ngoài EU đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga. Không nước nào trong số họ có nghĩa vụ phải tuân theo các lệnh trừng phạt mới theo dự kiến của EU.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước có phiên giảm giá sâu với mức giảm lên đến 18.000-18.500 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/10. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/10, giá bán gas SP giảm 1.542 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 405.000 đồng.
Tương tự, đại diện thương hiệu City Petro cho hay, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp cũng giảm 1.500 đồng/kg, các loại bình gas 12kg giảm 18.000 đồng, bình 45kg giảm 67.500 đồng và bình 50kg giảm 75.000 đồng.
Do đó, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng không quá 426.500 đồng/bình và loại 50kg không quá 1.776.500 đồng/bình.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cũng cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ giảm 18.000 đồng đối với bình gas 12kg và 67.500 đồng đối với bình gas 45kg so với tháng 9.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 10 là 575 USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm giá mạnh.
Giá gas hôm nay 18/10: Giảm sâu kỷ lục Giá gas hôm nay giảm tới 6,49% so với hôm trước, giao dịch vào rạng sáng ngày 18/10 ở quanh mức 6,03 USD/mmBTU. Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại châu Á tiếp tục xu hướng giảm trong bối cảnh lượng tồn kho dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn, do người mua sẽ cần tăng lượng dự trữ trước những tháng...