Giá gas hôm nay 16/11: Nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường khí đốt
Giá gas hôm nay 16/11, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 1,26% lên 6,1 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2022.
Mặc dù giá gas trong phiên giao dịch đầu tuần có tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, nhưng nhìn chung mức giá này đã giảm mạnh so với mức cao nhất trong tháng 8/2022 (trên 9 USD/mmBTU).
Giá khí đốt giao sau trên sàn TTF ở Hà Lan – giá tiêu chuẩn của thị trường khí đốt khu vực – gần đây dao động quanh ngưỡng 100 Euro/megawatt giờ, bằng khoảng 1/3 so với mức kỷ lục mọi thời đại gần 350 Euro/megawatt giờ thiết lập hồi cuối tháng 8.
Trạm tiếp nhận khí đốt thuộc đường ống Nord Stream ở Mecklenburg, Đức
Đáng chú ý, Đức – quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga, phải chạy đua tìm nguồn cung thay thế và tăng cường dự trữ, trong bối cảnh lưu lượng khí đốt từ Nga giảm mạnh sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2.
Tuy nhiên, mới đây, nền kinh tế lớn nhất châu Âu này cho biết, các cơ sở lưu trữ khí đốt hiện đã đầy hoàn toàn nhờ thời tiết ấm áp bất thường trong khi nước này sẵn sàng cho một mùa đông thiếu năng lượng của Nga.
“Tổng mức dự trữ khí đốt ở Đức đang là 100%” – cơ quan quản lý năng lượng Đức Bundesnetzagentur thông tin. Bên cạnh đó, lượng khí đốt tiêu thụ gần đây “thấp hơn mức trung bình trong 4 năm qua” do nhiệt độ ấm hơn 1,9 độ C so với những năm trước.
Đặc biệt, Đức đã khánh thành cảng LNG nổi đầu tiên ở thành phố cảng miền bắc Wilhelmshaven. Đây được coi là bước đi quan trọng để giảm phụ thuộc vào Nga. Cảng dự kiến tiếp nhận các lô hàng đầu tiên trong tháng 12.
Video đang HOT
Ngoài ra, mỏ khí đốt ở Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đà đi vào hoạt động vào năm 2023 như đã cam kết. Các hoạt động đang được đẩy nhanh để kết nối mỏ khí đốt này với cơ sở hạ tầng quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra khí đốt ngoài khơi bờ biển phía bắc đất nước vào năm 2020. Khối lượng ước tính của mỏ khí đốt này là 540 tỉ mét khối (bcm). Như vậy, một trung tâm khí đốt tự nhiên có thể được thiết lập nhanh chóng ở Thổ Nhĩ Kỳ, với dự báo nhiều khách hàng châu Âu sẽ xuất hiện tại đây.
Mặc dù, dự trữ khí đốt của châu Âu đã gần đầy và nhiệt độ gần đây ấm hơn bình thường đã thúc đẩy giá khí đốt giảm. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại rằng các quốc gia trong khu vực sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tích trữ khí đốt cho mùa đông năm 2023 nếu không được Nga nối lại dòng chảy khí đốt.
Tại thị trường trong nước, sau 6 tháng liên tiếp giảm giá, giá gas đã đảo chiều tăng từ ngày 1/11 với mức tăng 20.000 – 21.000 đồng mỗi bình 12kg.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương mức tăng 20.000 đồng bình gas 12kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg thương hiệu này là 425.000 đồng.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam – PV Gas LPG miền Nam cho hay, giá bán PetroVietnam Gas sẽ tăng 1.750 đồng/kg, tương đương mức tăng 21.000 đồng bình 12kg và 78.750 đồng với bình 45kg so với tháng 10.
Các sản phẩm gas bán lẻ của thương hiệu City Petro cũng tăng 21.000 đồng bình 12kg và bình 45kg tăng thêm 79.000 đồng.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 11 là 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.
Giá gas hôm nay 15/11: Tăng mạnh sau nhiều ngày giảm nhiệt
Giá gas hôm nay 15/11 đã tăng tới 5,82% so với phiên trước. Vào rạng sáng ngày 15/11, giá gas giao dịch quanh mức 6,221 USD/mmBTU.
Mặc dù giá gas trong phiên giao dịch đầu tuần tăng mạnh sau nhiều ngày giảm nhiệt ở cuối tuần trước, song so với mức cao nhất trong tháng 8/2022 (trên 9 USD/mmBTU) thì mức giá này khá ổn định.
Vào rạng sáng ngày 15/11, giá gas giao dịch quanh mức 6,221 USD/mmBTU
Có nguồn tin cho hay, hơn 30 tàu chở khí hóa lỏng (LNG) đang trôi nổi ngoài khơi châu Âu, khi các nhà buôn năng lượng đặt cược rằng xu hướng giảm giá vào mua thu nhờ vào nguồn cung dồi dào và thời tiết ấm áp sẽ sớm kết thúc.
Các thương nhân kiểm soát tàu chở dầu đang chờ giá cao hơn trong những tháng tới, khi nhiệt độ lạnh hơn vào mùa Đông và trữ lượng khí đốt trong kho chứa châu Âu giảm dần.
Na Uy hiện là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất sang Liên minh châu Âu, chiếm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu và vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho Anh, thúc đẩy thu nhập của các công ty năng lượng Na Uy cũng như các kho bạc của quốc gia này.
Liên minh châu Âu và Na Uy đã đồng ý thành lập một nhóm làm việc để thảo luận về cách thức ổn định giá khí đốt, nhưng việc mua bán cuối cùng vẫn là giao dịch giữa các công ty chứ không phải chính phủ.
Nhiệt độ cao hơn bình thường vào thời điểm này trong năm đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm, giúp các kho chứa đầy ắp khí đốt và hạ giá cả.
Mặc dù giá khí đốt trên thị trường châu Âu có giảm đi, song giới quan sát vẫn tỏ ra rất thận trọng, bởi thỏa thuận vừa được thông qua cùng chỉ là một lộ trình không có gì kém chắc chắn hơn.
Sau những nỗ lực vượt bậc, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc về một "hành lang giá" để hạn chế sự biến động giá khí đốt.
Nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới hôm 11/11 cũng thông báo sẽ rút ngắn thời gian cách ly đối với khách du lịch đến và tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh; đồng thời xóa bỏ hình phạt đối với các hãng hàng không vì đã đưa những người nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
Ông Alex Froley - Nhà phân tích của ICIS LNG - cho biết: Thời tiết ôn hòa tiếp tục ở châu Âu đang làm giảm nhu cầu, khiến việc bảo quản kho trên bờ và đồng nghĩa với việc tiếp tục tồn đọng các tàu lưu trữ nổi đang chờ ngoài lục địa.
Ông Froley cho biết thêm, trong khi giá trong ngắn hạn dự kiến sẽ mềm, thị trường có thể quay đầu nếu thời tiết mùa Đông trong quý đầu tiên năm sau trở nên lạnh hơn.
S&P Global Commodity Insights cũng đã có đánh giá, giá LNG trên cơ sở giao hàng xuất xưởng (DES) đến Tây Bắc châu Âu ở mức 21,646 USD/mmBTU vào ngày 10/11, mức chiết khấu 11 USD/mmBTU so với giá khí đốt tháng 12 của Hà Lan, giám đốc toàn cầu của LNG Ciaran Roe, do mức lưu trữ cao và thời tiết ôn hòa làm giảm giá ở châu Âu.
Còn tại thị trường trong nước, từ ngày 1/11 giá gas đảo chiều tăng tới 20.000 đồng mỗi bình 12kg. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương mức tăng 20.000 đồng bình gas 12kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg thương hiệu này là 425.000 đồng.
Trong khi đó, Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ tăng 1.750 đồng/kg, tương đương mức tăng 21.000 đồng bình 12kg và 78.750 đồng với bình 45kg so với tháng 10.
Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của thương hiệu City Petro cũng tăng 21.000 đồng bình 12kg và bình 45kg tăng thêm 79.000 đồng.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 11 là 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.
Giá gas hôm nay 14/11: Xanh sàn, có tăng tiếp? Giá gas hôm nay 14/11, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 2,19% lên 6 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2022. Mặc dù giá gas trong phiên giao dịch đầu tuần có tăng nhẹ so với thời điểm cuối tuần trước, nhưng nhìn chung mức giá này đã giảm mạnh so với mức cao nhất trong...