“Giá gas cao thế này, người tiêu dùng phải quay về dùng củi!”
Đại diện Bộ Công thương cho biết, giá gas tăng sốc không chỉ gây bức xúc cho hộ gia đình mà còn tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện..
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Ảnh: Dantri.com.vn
Xung quanh quyết định tăng giá gas lên khoảng 475.000 – 485.000 đồng/bình 12kg bắt đầu từ tháng 12 này (cao nhất kể từ tháng 2/2012), ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có những chia sẻ với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ vào chiều 2/12/2013.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 0%
Theo đó, ông Chiến đánh giá, diễn biến giá gas đã gây bức xúc lớn trong dư luận, không chỉ với các hộ gia đình sử dụng gas mà cả với những tổ chức sản xuất kinh doanh tiêu dùng gas. Người tiêu dùng ai cũng cảm thấy rất bất ngờ khi giá gas đã tăng lên từ 70.000- 80.000 đồng/kg.
“Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh cũng cảm thấy rất khó khăn. Nếu với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện…”, ông Chiến phân tích.
Tuy nhiên, theo ông, giá gas tăng chủ yếu là do giá gas thế giới. Giá gas thế giới đã tăng 267,5 USD/tấn so với đầu tháng 10/2013, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Để giảm được giá gas trong thời gian tới, Bộ Công thương cũng đồng tình với ý kiến của Hiệp hội gas, đề nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 0%. Ngoài ra, về góc độ quản lý Nhà nước phải có những biện pháp để hạn việc chế lợi dụng thực hiện theo cơ chế thị trường để thao túng giá, nâng giá tùy tiện.
Video đang HOT
Theo ông Chiến, có những giải pháp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với mặt hàng này. Cụ thể, Bộ Công thương có thể đề nghị và phối hợp với Bộ tài chính tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh gas. Các doanh nghiệp được quyền quyết định giá gas phải kê khai giá theo quy định của Luật giá và cơ quan quản lý sẽ kiểm tra các yếu tố hình thành giá, nếu kết luận cho thấy có sai phạm thì phải có biện pháp xử lý.
Cùng với đó, cơ quan quản lý thị trường sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm.
Ngoài ra, ông Chiến cho biết, có một công cụ sắp tới sẽ được áp dụng đó là Nghị định 107 của Chính phủ, hướng dẫn chi tiết thị hành Luật Giá. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu hướng dẫn cụ thể, quy định cụ thể. Bộ Công thương cũng đã tiến hành rà soát đánh giá việc thực hiện Nghị định 107 về kinh doanh gas để phát hiện những vấn đề không còn phù hợp và đề nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn năm 2014.
Không để doanh nghiệp muốn làm gì cũng được!
Về nghi vấn mà dư luận đặt ra, liệu PVGas với thị phần lớn liệu có lợi dụng độc quyền hay không, ông Chiến khẳng định, doanh nghiệp mặc dù chiếm thị phần lớn nhưng không vi phạm bất cứ quy định nào trong Luật cạnh tranh, không lợi dụng vị trí thống lĩnh để thao túng thị trường thì cũng không vi phạm Luật cạnh tranh.
Hơn nữa, tuy rằng gas là mặt hàng do doanh nghiệp tự định giá và chỉ việc kê khai giá, nhưng không phải các doanh nghiệp gas kể cả những doanh nghiệp lớn, muốn quyết định giá thế nào cũng được mà phải tuân theo những định của Luật giá và Nghị định 107 – đại diện Bộ Công thương cho hay. “Tôi muốn nói đến tầm quan trọng của cơ quan kiểm tra Bộ Tài chính và Bộ Công thương trong việc kiểm tra cơ cấu giá, xem có phù hợp hay không. Không phải là doanh nghiệp muốn làm gì cũng được mà phải chịu sự giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng”.
Cũng theo ông Chiến, về mặt hàng gas, Việt Nam hiện không thể tự túc được khi sản xuất gas trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, trên 50% là phải nhập khẩu. Lực lượng sản xuất trong nước cứ 6 tháng 1 lần tổ chức đấu giá giữa các doanh nghiệp có quyền sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu gas theo quy định Bộ Tài chính, do vậy, theo ông Chiến, cũng không thể có lợi ích nhóm ở đây.
Trên thị trường chứng khoán, sau 5 phiên giao dịch lình xinh (2 phiên giảm và 3 phiên đứng giá tham chiếu), đóng cửa phiên 2/12, cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt nam đã tăng điểm 1.000 đồng tương ứng 1,6% lên 65.000 đồng/cp. GAS đang là một trong những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán với 123.175 tỷ đồng.
Tại phiên họp báo chiều 2/12, liên quan đến vụ phân phối sữa Abbott của Công ty Song Nam được cho là không theo giấy ủy quyền của Abbott và bán sữa Ensure không có nguồn gốc rõ ràng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đỗ Thanh Lam , Cục quản lý thị trường cho hay, ngày 29/11, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã mời công ty Song Nam lên làm việc.
Theo đó, công ty này đã trình bày và cũng đã đưa ra nhiều hồ sơ tài liệu liên quan đến việc bán sản phẩm Ensure tại Việt Nam. Tuy nhiên, để xử lý, cơ quan chức năng vẫn cần thêm những thông tin khác. Trong tuần này, Cục QLTT sẽ có buổi làm việc với Tổng cục Hải quan và Cục An toàn thực phẩm để tiếp tục xử lý những thông đã được phản ánh trên các kênh thông tin đại chúng và những nguồn thông tin mà QLTT đã tiếp cận được từ các cơ quan chức năng. Kết luận của vấn đề này như thế nào sẽ được làm rõ và thông tin trong thời gian sắp tới.
Theo Dân Trí
Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng
Từ ngày 20/12, tất cả các mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ phải có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu an toàn của Bộ Công Thương, mới được phép lưu thông tại Việt Nam.
Bộ Công Thương vừa có quy định mới siết chặt việc nhập khẩu các loại sữa ngoại kém chất lượng. Theo Thông tư 28 quy định về kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương vừa ban hành, các loại sữa chế biến nhập khẩu sẽ thuộc danh sách các loại thực phẩm phải "tiền kiểm" về độ an toàn, chất lượng trước khi thông quan vào Việt Nam. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 20/12/2013.
Cụ thể, tùy từng trường hợp mà các nhà nhập khẩu sữa sẽ chịu nhiều cấp độ kiểm tra khác nhau. Trong đó, mức độ kiểm tra cao nhất là "kiểm tra chặt", sẽ áp dụng đối với tất cả các sữa được nhập khẩu từ khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người.
Các loại sữa nếu ở lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu cũng sẽ phải chịu sự kiểm tra gắt gao này, hoặc các loại sữa có thông báo của Bộ Công thương về mức độ nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người.
Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng (Ảnh minh họa)
Ngoài các trường hợp này, các lô sữa nhập khẩu có thể chỉ cần trải qua kiểm tra thông thường, lấy mẫu ngẫu nhiên đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, an toàn thực phẩm. Đơn giản hơn nữa là các lô hàng sữa có thể chỉ cần "kiểm tra giảm', soát xét trên hồ sơ mà không cần kiểm tra mẫu thực tế.
Tuy nhiên, muốn có được cơ chế thông quan thông thoáng đó, các lô sữa phải có dấu hợp quy, có chất lượng ổn định qua ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp, hoặc chất lượng ổn định trong 1 năm.
Các chủ hàng chỉ được phép thông quan hàng hóa khi có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu của bộ Công Thương. Quy trình này cũng giới hạn, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định và thông báo cho chủ hàng băng văn bản.
Bộ Công Thương cũng cho biết, đối với các trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, các chủ hàng có thể khiếu nại, đề nghị xem xét lại. Các doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí kiểm tra này. Nếu không đạt yêu cầu, các chủ hàng sẽ phải tái chế, sửa nội dung ghi nhãn hoặc tái xuất, tiêu huỷ.
Thời gian qua, chất lượng sữa ngoại là một vấn đề nóng gây bức xúc cho người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như sữa Abbott, Dumex, Similac GainPlus EyeQ... đều từng dính nghi án nhiễm khuẩn.
Hiện nay, sữa nội chỉ đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu trong nước, còn lại, 70% nhu cầu được đáp ứng từ nguồn sữa bột ngoại, đến chủ yếu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan. Trong khi đó, giá sữa ngoại thường đắt gấp 2-5 lần so với sữa nội.
Bên cạnh sữa, các loại thực phẩm khác gồm rượu, bia, nước giải khát, dầu thực vật, sản phẩm chế biên bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các sản phẩm sẽ phải chịu sự kiểm tra của Nhà nước về an toàn thực phẩm trước khi thông quan.
Phạm Huyền (VEF)
Theo NTD
Đóng góp tích cực vào cải cách hành chính, tư pháp của thành phố Những ngày cuối tháng 10 này, có một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với mỗi hội viên Hội Luật gia thành phố; đó là Đại hội đại biểu Hội Luật gia TP. Hà Nội. Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội có nhiệm vụ đánh giá tổng quát những kết quả và...