Giá gạo xuất khẩu tăng thúc đẩy giá gạo nguyên liệu trong nước ổn định
Giá gạo nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang khá ổn định, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ với mức tăng 2 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu tăng thúc đẩy giá gạo nguyên liệu trong nước ổn định
Giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 8.800 đồng/kg; tấm IR 504 ở mức 8.350-8.450 đồng/kg.
Tại thị trường An Giang, giá gạo thơm Jasmine giảm 1000 đồng/kg xuống 14.000-15.000 đồng/kg. Các loại lúa gạo khác ổn định. Lúa OM 18 6.000-6.100 đồng/kg; Lúa OM 5451 5.700-5.800 đồng/kg; lúa OM 380 5.500-5.600 đồng/kg; nàng hoa 9 5.800-5.900 đồng/kg; gạo thường 11.000 – 12 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo không có biến động. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 – 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu hôm nay tăng 2 USD/tấn với gạo 5% tấm. Theo đó, gạo 5% tấm 415 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo 25% tấm 395 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo Jasmine ổn định ở mức 513 – 517 USD/tấn; gạo 100% tấm 338 USD/tấn.
Video đang HOT
Giá gạo xuất khẩu tăng thúc đẩy giá gạo nguyên liệu trong nước ổn định. Ảnh: CTV
Bộ Công Thương dự báo trong thời gian ngắn vài tuần tới, việc xuất khẩu gạo sẽ nhộn nhịp hơn do nhu cầu lương thực của thế giới cao. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu cũng được dự báo sẽ tăng trở lại, và ở mức tốt hơn khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua vào.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính sản lượng lúa năm 2021 của Trung Quốc đạt 212,843 triệu tấn, tăng khoảng 0,5% so với ước tính 211,857 triệu tấn của năm 2020. Lúa vụ mùa năm 2021 đã kết thúc vào tháng 11 năm ngoái. Việc gieo trồng cho lúa đôi vụ sớm 2022 cũng đã bắt đầu vào đầu tháng 3, và lúa vụ sớm và lúa đôi vụ muộn sẽ bắt đầu lần lượt vào khoảng đầu tháng 4 và đầu tháng 6. Giá gạo Indica và Japonica của Trung Quốc nhìn chung ổn định trong suốt năm 2021, điều này phản ánh thị trường vẫn tốt kể từ vụ thu hoạch năm 2021. FAO dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 4,5 triệu tấn gạo vào năm 2022, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Còn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh tăng dự báo về nhập khẩu gạo của Philippines năm 2022 lên 2,9 triệu tấn, cao hơn so với dự báo trước đó là 2,5 triệu tấn. USDA cho biết lý do điều chỉnh tăng là bởi “tốc độ nhập khẩu tiếp tục mạnh mẽ từ Việt Nam”. Tương tự, USDA cũng điều chỉnh tăng dự báo về sản lượng gạo (quy xay) của Philippines lên 12,4 triệu tấn so với dự báo trước đó là 12,3 triệu tấn. Dự báo về tiêu thụ cũng được nâng lên 14,95 triệu tấn, từ mức 14,85 triệu tấn dự báo trước đây. Trong bối cảnh nhập khẩu gạo vào Philippnes đang gia tăng, Liên đoàn Nông dân Tự do (FFF) đã cảnh báo về khả năng giảm giá gạo trong vụ thu hoạch mùa khô tới, với lý do nhập khẩu gạo năm 2021 đã đạt 2,98 triệu tấn.
USDA dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm dương lịch 2022 đạt 49,5 triệu tấn (xay xát), tăng gần 0,7 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng giảm 2% so với mức kỷ lục của năm trước. Phần lớn sự suy giảm trong thương mại toàn cầu so với năm trước là do Bangladesh và Việt Nam giảm nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm 1,8 triệu tấn, từ mức kỷ lục 20,5 triệu tấn của năm 2021 xuống 18,8 triệu tấn trong năm 2022 nhưng vẫn là mức cao thứ hai trong lịch sử của nước này. Xuất khẩu gạo của Campuchia dự kiến giảm 0,5 triệu tấn từ kỷ lục của năm 2021 xuống 1,4 triệu tấn, và xuất khẩu của Trung Quốc được sẽ giảm 0,2 triệu tấn xuống còn 2,2 triệu tấn. Xuất khẩu của Mỹ dự báo giảm gần 0,1 triệu tấn xuống 2,9 triệu tấn do nguồn cung thắt chặt dẫn đến giá cao hơn.
Về nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2022, nhập khẩu gạo của Bangladesh dự kiến sẽ giảm gần 2,1 triệu tấn xuống còn 0,6 triệu do sản lượng thu hoạch lớn hơn dẫn đến nguồn cung tăng. Nhập khẩu của Việt Nam cũng được dự báo giảm 1,2 triệu tấn, xuống còn 0,6 triệu tấn so với khối lượng lớn bất thường 1,8 triệu tấn của năm ngoái. Trước đây phần lớn nhập khẩu gạo của Việt Nam thường là các chuyến hàng qua biên giới từ Campuchia. Tuy nhiên, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn gạo tấm gạo từ Ấn Độ để làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, làm bia và khoảng 1 triệu tấn gạo từ Campuchia – mức cao kỷ lục. Số lượng mua này dự kiến sẽ ít hơn nhiều vào năm 2022.
Nhập khẩu cũng được dự báo sẽ giảm tại Australia, Brazil, Trung Quốc, Guinea, Philippines, Senegal, Nam Phi và Venezuela. Với thị trường Trung Quốc, mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến giảm 0,2 triệu tấn xuống còn 4,6 triệu tấn trong năm 2022, Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Ngược lại, nhập khẩu dự kiến sẽ tăng vào năm 2022 đối với Angola, Cuba, Ai Cập, Ethiopia, EU, Gambia, Haiti, Iran, Jordan, Kenya, Triều Tiên, Kuwait, Liberia, Madagascar, Nepal, Nigeria, Oman, Panama, Peru, Qatar, Nga, Saudi Arabia, Somalia, Sri Lanka, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ai Cập dự báo có mức tăng trưởng nhập khẩu gạo lớn nhất vào năm 2022, tăng khoảng 480.000 tấn lên mức kỷ lục 0,8 triệu do sản lượng trong nước giảm. Còn theo Bộ NN NN&PTNT và Công Thương dự đoán rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng đáng kể từ tháng 4/2022 với các điểm đến truyền thống là Philippines và châu Phi…
Theo Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%). Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 539.200 tấn, tăng mạnh 110,7% về lượng, tăng 81,9% về kim ngạch; chiếm 55,3% trong tổng lượng và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước. Trung Quốc đứng thứ 2 với trên 81.880 tấn, chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Giá lúa gạo hôm nay 26/3: Giá lúa tăng giảm trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều giữa các chủng loại lúa.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ trở lại sau khi giảm liên tiếp trong tuần.
Tại An Giang, giá một số loại lúa biến động trái chiều. Cụ thể, nếp vỏ An Giang (tươi) thương lái và doanh nghiệp mua tăng 150 đồng/kg lên mức 5.650 - 5.750 đồng/kg; lúa Nhật 8.100 - 8.500 đồng/kg, tăng mạnh 400 đồng/kg; trong khi đó nếp Long An (tươi) giảm 100 đồng/kg xuống còn 5.500 - 5.650 đồng/kg.
Các giống lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện lúa IR 504 5.600 - 5.700 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 5.800 - 6.000 đồng/kg; lúa OM18 5.800 - 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.500 - 5.850 đồng/kg; lúa OM5451 5.700 - 5.800 đồng/kg; lúa OM 380 5.500 - 5.600 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 5.800 - 5.900 đồng/kg; lúa Nhật 7.600 - 8.000 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Giá lúa tăng giảm trái chiều
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.000 - 8.100 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 - 8.850 đồng/kg. Giá các mặt hàng phụ phẩm tấm, cám khô cũng đứng ở mức 8.100 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo không có biến động. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 - 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 - 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp, hôm nay nguồn cung gạo nguyên liệu ít hơn, các kho mua nhiều. Giá một số mặt hàng lúa gạo nhích nhẹ, Thị trường giao dịch ổn định.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu hôm nay tăng nhẹ 2 USD/tấn với mặt hàng gạo 5% và gạo 25% tấm. Theo đó, gạo 5% tấm 415 - 418 USD/tấn; gạo 25% tấm 395 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 100% tấm giữ ổn định ở mức 338 USD/tấn; Jasmine 518 - 522 USD/tấn.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, giá xuất khẩu gạo bắt đầu có xu hướng tăng nhưng giá hiện nay so với giá cuối năm 2021 thì vẫn thấp hơn. Lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay chủ yếu đáp ứng hợp đồng đã ký với Philippines. Còn những hợp đồng mới với thị trường này chưa có.
Dự kiến đến cuối tháng 3 các hợp đồng xuất khẩu gạo với thị trường này mới hoàn thành. Do đó lượng gạo xuất khẩu vừa qua tăng chủ yếu do các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng với Philippines.
An Giang, Kiên Giang phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn rộng tới 50.000 ha Sáng 8/2, tại tỉnh An Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long phối hợp với UBND tỉnh An Giang và Kiên Giang tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn 2 tỉnh An Giang, Kiên...